Xác định CODM
Bộ phận tạo ra doanh thu và phát sinh chi phí từ hoạt động BP?
Kết quả hoạt động BP được CODM xem xét để phân bổ nguồn lực và đánh giá KQHĐ?
BP có các thơng tin tài chính riêng lẻ?
Bộ phận hoạt động đủ điều kiện là BPBC?
Không phải là bộ phận hoạt động Không Không Không Không Kết hợp các bộ phận hoạt động (nếu muốn) Bộ phận vượt qua giới hạn số lượng10%
Các BP có đặc điểm kinh tế tương tự và đủ điều kiện kết hợp Không Tổng doanh thu các BPBC > 75% tổng doanh thu? Không Kết hợp các bộ cịn lại thành nhóm “Bộ phận khác” Có Xác định thêm các BPHĐ khác để đạt mức 75% tổng doanh thu Không Bộ phận báo cáo được trình bày trong BCBP Có Kết hợp các BP HĐ Có Có Có Có
3.2.2 Các kiến nghị cần thiết để tiếp cận các quy định mới
- Nâng cao trình độ chun mơn của nguồn nhân lực kế toán.
Kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia khác khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho thấy có những khó khăn phát sinh do thiếu nhân lực chuyên nghiệp có chun mơn về kế tốn. Do đó để tiếp cận với các vấn đề của kế tốn quốc tế và hồn thiện kế tốn Việt Nam rất cần phải đào tạo, và phát triển có nguồn nhân lực đủ về số lượng với chất lượng tốt, chuyên nghiệp nắm bắt được những vấn đề của kế toán quốc tế và có khả năng áp dụng được vào thực tế tại Việt Nam khi bắt đầu triển khai áp dụng. Muốn làm được vấn đề này công tác đào tạo ngay từ trường đại học, cao đẳng cần có sự tiếp cận với kế tốn quốc tế, đồng thời có các chương trình đào tạo nâng cao, cập nhật kiến thức thường xuyên cho những người làm kế tốn. Ngồi ra cần phát triển mạnh vai trị của các hội nghề nghiệp, tạo điều kiện cho người làm kế toán được tham gia vào để trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và học hỏi lẫn nhau để phát triển bản thân.
- Tổ chức các hoạt động và đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp; khảo sát, thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp về thực trạng trình bày BCBP.
Quan điểm của Ban giám đốc doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến việc lập và trình bày BCBP của cơng ty. Các buổi đối thoại trực tiếp của những người làm chuẩn mực và hội nghề nghiệp với các doanh nghiệp sẽ giúp Ban giám đốc hiểu được tầm quan trọng của việc trình bày BCBP, ngồi ra thơng qua các buổi đối thoại và kết quả từ các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến, những người làm chuẩn mực cũng có thể lắng nghe được phản hồi của các doanh nghiệp về những khó khăn và những mong muốn của doanh nghiệp khi trình bày BCBP để có sự điều chỉnh các quy định cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc giải thích và giúp cho doanh nghiệp xử lý vấn đề đúng hơn khi gặp phải.
3.3 Các giải pháp cụ thể
3.3.1 Các giải pháp về mặt chính sách
- Nâng cao trình độ chun mơn, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên
Cơng ty kiểm tốn và các kiểm toán viên cũng có ảnh hưởng đến việc trình bày BCBP của các doanh nghiệp được kiểm toán và kết quả khảo sát thực trạng các nhân tố có ảnh hưởng đến việc trình bày BCBP của các công ty niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam đã được trình bày tại chương 2 của luận văn cũng đã chứng minh điều này. Do đó, việc đào tạo kiểm toán viên (KTV) cần được chú trọng hơn nữa, KTV cần được cập nhật và nâng cao kiến thức thường xuyên để đảm bảo trình độ chun mơn đạt yêu cầu. Việc kiểm tra chất lượng kiểm toán cần phải được hội nghề nghiệp thực hiện thường xuyên để đảm bảo các cơng ty kiểm tốn, KTV tuân thủ đúng các quy định, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, duy trì đạo đức nghề nghiệp. Ngồi ra, KTV cịn đóng vai trị trong việc giải thích và thuyết phục Ban giám đốc cơng ty về tầm quan trọng và sự cần thiết của trình bày BCBP trong trường hợp họ không muốn công bố các thơng tin này ra bên ngồi, và tư vấn, hướng dẫn để các doanh nghiệp thực hiện theo dõi, quản lý thông tin phù hợp nhằm phục vụ cho mục đích trình bày BCBP.
- Nâng cao khả năng sử dụng các thơng tin để phân tích và dự báo của người sử dụng báo cáo tài chính
Trong lịch sử hình thành của BCBP, các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là các chun gia phân tích tài chính đóng vai trị quan trọng thể hiện thơng qua các nhu cầu cần thiết về thơng tin bộ phận. Chính những áp lực địi hỏi phải có thơng tin từ phía người sử dụng đã tạo tiền đề cho sự ra đời của BCBP. Do đó những người sử dụng BCTC phải là những người đầu tiên ý thức được tầm quan trọng của BCBP phục vụ cho lợi ích của họ. Khả năng sử dụng các thông tin được cơng bố trong BCTC để phân tích và dự báo tài chính tại Việt Nam hiện nay vẫn cịn nhiều hạn chế, nhiều nhà đầu tư chủ yếu vẫn còn quyết định dựa theo kinh nghiệm và theo hiệu ứng bầy đàn hơn là phân tích kỹ lưỡng các thơng tin tài chính dẫn đến các khoản đầu tư sẽ có nhiều rủi ro và thị
trường dễ biến động khi có các tin đồn khơng chính xác. Đặc biệt kết quả khảo sát thực trạng hiện nay tại chương 2 cho thấy biến địn bẩy tài chính khơng có ảnh hưởng đến việc trình bày BCBP, điều này có nghĩa là các ngân hàng và người cho vay hiện nay chưa có sự chú trọng đến phân tích dựa trên BCBP. Do đó, việc nâng cao trình độ của người sử dụng BCTC sẽ giúp họ ý thức được sự cần thiết của các thông tin bộ phận và đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin hơn. Những áp lực từ phía người sử dụng BCTC sẽ buộc các doanh nghiệp phải trình bày thông tin BCBP đầy đủ và tuân thủ chuẩn mực kế toán. Trong những đối tượng sử dụng thơng tin BCTC thì các chun gia phân tích tài chính đóng vai trị quan trọng, họ là người đưa ra tư vấn cho người đi đầu tư và là cầu nối giữa các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Nâng cao trình độ của người phân tích tài chính sẽ giúp nâng cao khả năng phân tích thơng tin cho các nhà đầu tư và giúp cho các quyết định đầu tư đem lại hiệu quả hơn.
3.3.2 Các giải pháp hoàn thiện tại doanh nghiệp
- Xây dựng hệ thống kế tốn mạnh có đủ khả năng cung cấp thơng tin cho trình bày BCBP
Trình bày BCBP địi hỏi hệ thống kế toán phải cung cấp được các thơng tin tài chính riêng lẻ cho các bộ phận. Các công ty phải xây dựng được hệ thống cấu trúc báo cáo trong đó tổng thể cơng ty hoặc tập đoàn sẽ được chia làm các bộ phận có thể là các trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận hoặc các kiểu bộ phận khác có ý nghĩa cho các phân tích tài chính và đo lường kết quả hoạt động của bộ phận. Hệ thống kế tốn ngồi việc ghi sổ và lập các báo cáo tài chính cịn phải được xây dựng và tổ chức tốt nhằm theo dõi, phân bổ các chỉ tiêu tài chính cho các bộ phận với các phương pháp phù hợp và có ý nghĩa cho việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động, xây dựng hệ thống các báo cáo quản trị nhằm truyền tải thông tin cho nhà quản lý để ra quyết định liên quan đến hoạt động nội bộ và cung cấp các thơng tin cho trình bày BCBP.
Hiện nay, tại Việt Nam một số các doanh nghiệp chỉ mới xây dựng được hệ thống kế tốn tài chính dừng lại ở việc ghi sổ và lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đồn. Hệ thống kế tốn quản trị vẫn chưa có hoặc
cịn yếu nên chưa đủ khả năng cung cấp đủ các thông tin cần thiết cho người ra quyết định. Việc phát triển hệ thống kế toán mạnh, đặc biệt là kế tốn quản trị đóng vai trị rất quan trọng và cần thiết không chỉ với việc trình bày BCBP mà cịn giúp cho những quyết định kinh doanh đúng đắn hơn và ít rủi ro hơn. Do đó, trong điều kiện kinh tế phát triển và hội nhập ngày càng cao, cạnh tranh càng khốc liệt, việc kinh doanh không chỉ đơn thuần tập trung vào việc quảng bá và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nữa mà cũng cần phải chú trọng đến các thơng tin tài chính vì thơng qua đó doanh nghiệp thấy được mình nên kinh doanh như thế nào cho phù hợp và kết quả kinh doanh đạt được ra sao. Việc phát triển hệ thống kế toán mạnh đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu khi doanh nghiệp phát triển.
- Ứng dụng công nghệ thơng tin trong kế tốn và quản lý doanh nghiệp
Các phần mềm kế toán đa dạng đã và đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng để hỗ trợ cho những người làm kế toán. Tuy nhiên đa phần các phần mềm này chỉ có chức năng chính là ghi sổ và các báo cáo tài chính, ngồi ra khơng thể xuất được các báo cáo theo yêu cầu quản trị cũng như theo dõi các thông riêng cho bộ phận. Trong trường hợp cần thiết các thông tin quản trị hoặc bộ phận, kế toán hoặc các bộ phận nghiệp vụ có liên quan phải theo dõi riêng bên ngồi bằng excel dẫn đến các thơng tin sẽ có sai sót, khơng chính xác và thơng tin giữa các bộ phận không nhất quán với nhau. Việc phát triển cơng nghệ thơng tin trong kế tốn và quản lý giúp quản lý kho dữ liệu của các hoạt động trong doanh nghiệp và liên kết giữa các bộ pận với nhau. Các hệ thống này có thể theo dõi, xử lý các dữ liệu theo từng bộ phận theo cơ cấu tổ chức của công ty để có thơng tin, báo cáo cần thiết và kịp thời theo yêu cầu của người sử dụng. Vì vậy khi các doanh nghiệp phát triển và mở rộng việc kinh doanh đến mức độ đủ lớn thì việc xem xét áp dụng công nghệ thơng tin vào kế tốn, quản lý là cần thiết, đặc biệt là xây dựng và triển khai hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning)- “hoạch định nguồn lực doanh nghiệp” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, việc xây dựng ERP địi hỏi chi phí rất cao và tốn thời gian để vận hành do đó doanh nghiệp cần phải cân nhắc tương quan giữa lợi ích và chi phí khi thực hiện để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.
- Chú trọng đến việc nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên bộ phận kế toán
Doanh nghiệp nên chú trọng đào tạo chuyên môn chuyên sâu cho đội ngũ nhân viên bộ phận kế tốn để nâng cao chất lượng cơng việc, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học nâng cao, cập nhật kiến thức về chuyên môn. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hợp tác tương trợ lẫn nhau để các nhân viên có thể giúp đỡ trao đổi chuyên môn với nhau trong công việc để cùng phát triển bản thân, tăng tiến độ hồn thành cơng việc với chất lượng cao, và có thể đảm đương các công việc ngày càng phức tạp hơn.
- Thay đổi quan điểm của Ban giám đốc về trình bày BCBP
Do báo cáo bộ phận trình bày chi tiết các thơng tin tài chính nội bộ, vốn là những thông tin rất nhạy cảm nên Ban giám đốc nhiều công ty không muốn công bố ra bên ngồi. Nhiều doanh nghiệp có quy mơ lớn và có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như kỹ năng thực hiện để trình bày nhưng vẫn khơng trình bày BCBP do quan điểm của Ban giám đốc khơng muốn trình bày các thơng tin bộ phận. Đó là ngun nhân dẫn đến kết quả khảo sát tại chương 2 cho thấy biến quy mơ cơng ty khơng có ảnh hưởng đến việc trình bày BCBP. Đây là một rào cản lớn đối với việc áp dụng các chuẩn mực về BCBP, vì vậy muốn hồn thiện việc trình bày BCBP thì phải có sự thay đổi quan điểm, cách suy nghĩ của Ban giám đốc về BCBP. Ban giám đốc cần thấy được sự quan trọng của thông tin mà BCBP đem lại cho các phân tích tài chính và cơng ty cũng có được lợi ích từ việc cơng bố các thông tin này khi mà mọi thơng tin rõ ràng minh bạch thì sẽ tạo được niềm tin với các nhà đầu tư tài chính và ngân hàng, cơng ty sẽ thuận lợi hơn khi huy động vốn đầu tư và vốn vay cho các dự án phát triển kinh doanh. Để có thể thay đổi được cần phải có sự tác động từ nhiều phía bao gồm các cơ quan ban hành chuẩn mực, các hội nghề nghiệp, Ủy ban chứng khốn cũng như các cơng ty kiểm tốn, dịch vụ kế tốn. Ngồi ra những áp lực và yêu cầu minh bạch các thơng tin tài chính từ các cổ đơng, nhà đầu tư, chun gia phân tích tài chính cũng góp phần để Ban giám đốc công ty phải thay đổi quan điểm của họ về việc trình bày BCBP.
- Tăng cường vai trị giám sát của cổ đơng
Theo lý thuyết người đại diện sự khác nhau giữa chủ sở hữu và người điều hành tạo ra chênh lệch thông tin giữa hai đối tượng này, làm gia tăng các chi phí và rủi ro cho các cổ đơng. Do đó để bảo vệ các quyền lợi của bản thân mình thì các cổ đơng phải ý thức và tích cực thể hiện vai trị giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của công ty. Các cổ đơng nhỏ cần phải có sự liên kết với nhau và thể hiện tiếng nói chung của mình với Ban giám đốc, yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động của cơng ty nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính qua đó biết rõ hơn về hoạt động hiện tại của công ty, đánh giá được năng lực điều hành của Ban giám đốc và ra quyết định phù hợp đối với khoản đầu tư của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những mục tiêu, căn cứ và các giải pháp đã được đưa ra, người viết nhận thấy rằng việc thực hiện các biện pháp để hồn thiện trình bày BCBP của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay. Việc hoàn thiện phải được tiến hành dần dần theo lộ trình bao gồm các thay đổi nhằm hồn thiện quy định, quan điểm, chuyên môn, kỹ thuật, ý thức đạo đức và trách nhiệm từ các đối tượng có liên quan. Để thực hiện được các giải pháp này cần phải có sự nỗ lực và hợp tác của tất cả các bên bao gồm những người sử dụng, đến những người làm quy định, chuẩn mực và cả các doanh nghiệp thực hiện để nâng cao chất lượng thông tin BCBP của các công ty ở Việt Nam và tiến gần hơn với thực tiễn của các nước thế giới. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng cửa hơn thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hội nhập với quốc tế.
PHỤ LỤC Bảng 4.1: Thống kê mơ tả các biến độc lập
(Trích từ kết quả thống kê của Eview 6)
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập
(Trích từ kết quả hồi quy của Eview 6)
SDS AGE AUDIT GROWTH IND LEV PROFIT SIZE
Mean 4,991935 9,483871 0,201613 0,018824 0,290323 0,499492 0,096080 27,61821 Median 5,000000 9,000000 0,000000 -0,000805 0,000000 0,546606 0,081220 27,49120 Maximum 8,000000 21,00000 1,000000 2,416319 1,000000 0,870081 0,431178 31,85495 Minimum 1,000000 3,000000 0,000000 -0,902447 0,000000 0,094817 -0,044329 25,04099 Std. Dev. 1,489781 3,490950 0,402832 0,380916 0,455753 0,199949 0,073100 1,365900 Skewness -0,445360 0,668888 1,487456 2,265352 0,923870 -0,258167 1,658372 0,655754 Kurtosis 2,660668 3,313227 3,212525 15,73021 1,853535 2,014532 6,916236 3,467995 Jarque-Bera 4,694065 9,753416 45,95888 943,3588 24,43070 6,395032 136,0781 10,01853 Probability 0,095653 0,007622 0,000000 0,000000 0,000005 0,040864 0,000000 0,006676 Sum 619,0000 1176,000 25,00000 2,334132 36,00000 61,93698 11,91396 3424,658