3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp lý và chuẩn mực nghề nghiệp
Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng hội nhập và thu hút đầu tư từ nước ngồi ngày càng tăng thì kế tốn Việt Nam cũng đang phải hồn thiện dần theo hướng hội nhập với kế toán quốc tế nhằm giảm khoảng cách hiện nay giữa kế toán trong nước và
các quốc gia khác để giúp nhà đầu tư và người đọc báo cáo có thể dễ dàng hiểu và so sánh với các quốc gia khác. Theo xu thế đó việc lập báo cáo bộ phận ở Việt Nam hiện nay cũng cần phải được hoàn thiện hơn nữa và những thay đổi này cần bắt nguồn trước hết từ sự hoàn thiện dần các quy định về mặt pháp lý và chun mơn. Những hồn thiện về quy định sẽ tạo ra nền tảng cho việc hoàn thiện việc lập báo cáo bộ phận tại các doanh nghiệp hiện nay.
CMKTVN 28 hiện nay cần được sửa đổi theo hướng tiếp cận với IFRS 8 cho phù hợp với thông lệ của quốc tế, đặc biệt là phương pháp quản trị trong xác định bộ phận hoạt động và trình bày báo cáo bộ phận.
Thêm vào đó, khi ban hành chuẩn mực mới, cơ quan ban hành hoặc hội nghề nghiệp nên có các văn bản hướng dẫn cụ thể về những vấn đề trọng tâm cần chú ý trong chuẩn mực, và hướng dẫn trình tự các bước thực hiện để giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và thực hiện. Các hướng dẫn hiện hành về các CMKTVN nói chung đang được Bộ Tài Chính ban hành dưới dạng văn bản pháp quy (Thơng tư hướng dẫn) với khá nhiều câu từ giải thích chi tiết hơn cho chuẩn mực do đó vẫn khiến người đọc có thể khó hiểu, cảm thấy lúng túng sau khi đọc và không biết nên bắt đầu từ đâu để áp dụng trong thực tế vào doanh nghiệp của mình. Chính vì thế bên cạnh các thông tư hướng dẫn thì có thể kết hợp với các cẩm nang hướng dẫn thực hiện, trong đó trình bày cô đọng và làm nổi bật các nội dung chính của chuẩn mực và cách thực hiện khi áp dụng chuẩn mực mới ra sao. Đối với chuẩn mực về báo cáo bộ phận thì hướng dẫn có thể nhấn mạnh và trình bày rõ về các nội dung như sau:
Những điểm khác nhau về cơ bản của chuẩn mực mới dẫn đến những thay đổi trong cách thực hiện. Tương tự như những điểm khác nhau cơ bản của IFRS 8 so với IAS 14, khi chuẩn mực mới ban hành thì nên chỉ rõ ra các điểm khác biệt chính với chuẩn mực cũ để người đọc nắm bắt được nhanh chóng.
Những việc doanh nghiệp cần quan tâm và thực hiện khi lần đầu áp dụng chuẩn mực mới:
- Cân nhắc các ảnh hưởng của việc cơng bố thơng tin vì các thông tin nhạy cảm sử dụng trong nội bộ sẽ được trình bày cho bên ngồi.
- Xem xét lại toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ cho các dữ liệu, báo cáo kế tốn quản trị phải khơng cùng hệ thống với các dữ liệu báo cáo tài chính hợp nhất. Các cơng ty sẽ phải tốn thời gian và chi phí để có các dữ liệu kế tốn quản trị đầy đủ cung cấp cho kiểm tốn và trình bày trên báo cáo bộ phận. - Điều chỉnh lại số liệu so sánh. Lần đầu áp dụng chuẩn mực mới nên số liệu
báo cáo bộ phận năm trước trình bày sẽ khơng giống cách trình bày của chuẩn mực mới do sự khác nhau về cách xác định bộ phận và chính sách kế tốn sử dụng. Để trình bày trong báo cáo bộ phận mới thì cơng ty phải điều chỉnh lại số liệu so sánh.
Các bước để xác định bộ phận báo cáo: để xác định bộ phận báo cáo (BPBC) thì công ty phải trải qua các bước để lần lượt trả lời các câu hỏi sau
- Ai là người ra quyết định hoạt động ?
- Xác định bộ phận có tạo ra doanh thu và phát sinh chi phí từ các hoạt động của mình khơng?
- Kết quả hoạt động của bộ phận có được CODM xem xét thường xuyên để làm cơ sở cho việc phân bổ nguồn lực và đánh giá kết quả hoạt động (KQHĐ) khơng?
- Có các thơng tin tài chính riêng rẽ của bộ phận khơng?
- Xác định bộ phận hoạt động có đủ điều kiện là bộ phận báo cáo không? - Xác định các bộ phận báo cáo trình bày trên báo cáo bộ phận
Đo lường các yếu tố trong báo cáo bộ phận : thể hiện giá trị trình bày trên BCBP là giá trị báo cáo cho CODM.
Các thơng tin u cầu trình bày theo chuẩn mực mới
Các ví dụ mẫu về các báo cáo tài chính và báo cáo bộ phận được trình bày tương ứng với các báo cáo tài chính này.
Sơ đồ 3.1: Các bước xác định bộ phận báo cáo
Xác định CODM
Bộ phận tạo ra doanh thu và phát sinh chi phí từ hoạt động BP?
Kết quả hoạt động BP được CODM xem xét để phân bổ nguồn lực và đánh giá KQHĐ?
BP có các thơng tin tài chính riêng lẻ?
Bộ phận hoạt động đủ điều kiện là BPBC?
Không phải là bộ phận hoạt động Không Không Không Không Kết hợp các bộ phận hoạt động (nếu muốn) Bộ phận vượt qua giới hạn số lượng10%
Các BP có đặc điểm kinh tế tương tự và đủ điều kiện kết hợp Không Tổng doanh thu các BPBC > 75% tổng doanh thu? Không Kết hợp các bộ cịn lại thành nhóm “Bộ phận khác” Có Xác định thêm các BPHĐ khác để đạt mức 75% tổng doanh thu Khơng Bộ phận báo cáo được trình bày trong BCBP Có Kết hợp các BP HĐ Có Có Có Có
3.2.2 Các kiến nghị cần thiết để tiếp cận các quy định mới
- Nâng cao trình độ chun mơn của nguồn nhân lực kế tốn.
Kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia khác khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho thấy có những khó khăn phát sinh do thiếu nhân lực chuyên nghiệp có chun mơn về kế tốn. Do đó để tiếp cận với các vấn đề của kế tốn quốc tế và hồn thiện kế tốn Việt Nam rất cần phải đào tạo, và phát triển có nguồn nhân lực đủ về số lượng với chất lượng tốt, chuyên nghiệp nắm bắt được những vấn đề của kế toán quốc tế và có khả năng áp dụng được vào thực tế tại Việt Nam khi bắt đầu triển khai áp dụng. Muốn làm được vấn đề này công tác đào tạo ngay từ trường đại học, cao đẳng cần có sự tiếp cận với kế tốn quốc tế, đồng thời có các chương trình đào tạo nâng cao, cập nhật kiến thức thường xuyên cho những người làm kế tốn. Ngồi ra cần phát triển mạnh vai trị của các hội nghề nghiệp, tạo điều kiện cho người làm kế tốn được tham gia vào để trao đổi chun mơn nghiệp vụ và học hỏi lẫn nhau để phát triển bản thân.
- Tổ chức các hoạt động và đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp; khảo sát, thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp về thực trạng trình bày BCBP.
Quan điểm của Ban giám đốc doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến việc lập và trình bày BCBP của cơng ty. Các buổi đối thoại trực tiếp của những người làm chuẩn mực và hội nghề nghiệp với các doanh nghiệp sẽ giúp Ban giám đốc hiểu được tầm quan trọng của việc trình bày BCBP, ngồi ra thơng qua các buổi đối thoại và kết quả từ các cuộc khảo sát thăm dị ý kiến, những người làm chuẩn mực cũng có thể lắng nghe được phản hồi của các doanh nghiệp về những khó khăn và những mong muốn của doanh nghiệp khi trình bày BCBP để có sự điều chỉnh các quy định cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc giải thích và giúp cho doanh nghiệp xử lý vấn đề đúng hơn khi gặp phải.