Sự hình thành các quy định về báo cáo bộ phận tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 39 - 40)

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, khi Việt Nam đang bước vào công cuộc đổi mới bắt đầu mở cửa nền kinh tế thì hệ thống kế tốn cũng được nghiên cứu đổi mới tiếp cận dần với kế toán quốc tế. Từ năm 1994 hệ thống kế tốn bắt đầu được cải cách mạnh mẽ và tồn diện. Dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành, từ năm 1996 Việt Nam bắt đầu nghiên cứu xây dựng chuẩn mực kế tốn của riêng mình với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài, đồng thời đây cũng là năm mà Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên của Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC) đánh dấu bước phát triển của kế tốn Việt Nam đã có liên kết với sự phát triển chung của quốc tế trong lĩnh vực này. Việc ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam là rất cần thiết để hệ thống kế toán Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường khi đất nước bắt đầu đổi mới kinh tế. Những chuẩn mực kế toán đầu tiên đã được ban hành đợt 1 theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC và từ đó tiếp tục ban hành các đợt tiếp theo. Hiện tại Việt Nam đã có 26 chuẩn mực kế tốn qua 5 đợt ban hành, và chuẩn mực kế toán số 28 về Báo cáo bộ phận đã được ban hành trong đợt 4 theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005. Tiếp đó ngày 20 tháng 3 năm 2006 Bộ Tài Chính đã ban hành thơng tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chi tiết cho Quyết định 12/2005/QĐ-BTC trong đó bao gồm cả hướng dẫn chi tiết cho chuẩn mực 28.

Các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn thường xuyên được thay đổi và cập nhật để hoàn thiện dần cho phù hợp với sự phát triển về kinh tế và xã hội của thế giới. Tuy nhiên các chuẩn mực kế toán của Việt Nam từ khi ban hành cho tới nay vẫn chưa được sửa đổi bổ sung, do đó dẫn đến có sự tồn tại của một khoảng cách khá lớn giữa kế toán Việt Nam và thế giới. Hiện nay, Bộ Tài Chính đang kết hợp với các tổ chức nghề nghiệp, các

doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng như các doanh nghiệp kinh doanh và các tổ chức quốc tế nghiên cứu để cập nhật toàn bộ hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã ban hành và công bố. Việc cập nhật sẽ dự tính hồn thành trong khoảng thời gian sắp tới và mục tiêu là đến năm 2015, Việt Nam sẽ công bố đầy đủ các chuẩn mực liên quan, cần thiết và phù hợp với nền kinh tế thị trường, tiệm cận được các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)