Khó khăn và trở ngại của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 58 - 61)

2.2. Thực trạng lập và trình bày báo cáo bộ phận tại các công ty

2.2.3 Khó khăn và trở ngại của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc

báo cáo bộ phận

Chuẩn mực kế toán Việt Nam về báo cáo bộ phận chỉ mới ra đời từ năm 2005. Trong gần 8 năm áp dụng, do vẫn còn những hạn chế về nhiều mặt nên việc lập và trình bày báo cáo bộ phận tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn gặp phải nhiều khó khăn. Theo tác giả thì dưới đây là một số các khó khăn nổi cộm mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi thực hiện:

Việc lập và trình bày báo cáo bộ phận cần rất nhiều thơng tin do kế toán quản trị cung cấp. Đặc biệt sau khi IFRS 8 được ban hành thay thế cho IAS 14, phương pháp lập báo cáo bộ phận đã được chuyển sang phương pháp quản trị thì kế tốn quản trị càng có ảnh hưởng quan trọng đối với các thơng tin trình bày trên báo cáo bộ phận. Nếu như ở các quốc gia như Canada, Mỹ, Anh,... kế toán quản trị đã có lịch sử phát triển từ rất lâu đời thì ở Việt Nam thuật ngữ “Kế tốn quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế tốn ban hành vào ngày 17/06/2003. Với thời gian phát triển rất ngắn so với thế giới, kế

toán quản trị tại Việ ập trung nhiề ản

trị ồ ựng hệ

thống kế toán quản trị cho mình. Do sự hạn chế của hệ thống thơng tin kế toán quản trị các doanh nghiệp chưa cung cấp thông tin đầy đủ phục vụ tốt cho quá

trình ra quyết định của ban lãnh đạo công ty và cho việc lập các báo cáo bộ phận theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán.

Các văn bản pháp quy về các chuẩn mực kế tốn cịn chưa hồn thiện và nhiều chỗ cịn chung chung, chưa rõ ràng và khó áp dụng. Các văn bản này ít được cập nhật và thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Một số các tập đồn có quy mơ lớn với cơ cấu tổ chức phức tạp, phạm vi hoạt động phân bố rộng tại nhiều khu vực và trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chính vì vậy việc thu thập, theo dõi, quản lý, và tổng hợp các thơng tin của các tập đồn này sẽ mất thời gian và phức tạp.

Đội ngũ kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế về trình độ chun mơn, năng lực và kinh nghiệm thực tế cịn chưa đáp ứng được nhu cầu của cơng việc. Các kế tốn viên thường ít được tạo điều kiện để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hay cập nhật thơng tin mới về sự phát triển của kế tốn. Trình độ của các kế tốn trong các tập đồn vẫn cịn chưa đồng nhất và công tác tổ chức kế tốn cịn thiếu tính đồng bộ, chun mơn hóa chưa cao.

Mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào doanh nghiệp nói chung và hệ thống kế tốn nói riêng cịn hạn chế do đó việc thu thập, tổng hợp, xử lý thơng tin kế tốn cịn thủ cơng nên sẽ mất nhiều thời gian, không hiệu quả về mặt kinh tế và kết quả lại khơng chính xác.

Quan điểm của ban lãnh đạo cơng ty khơng muốn trình bày các thơng tin bộ phận vì e ngại việc cơng bố các thơng tin vốn dĩ chỉ sử dụng trong nội bộ này sẽ làm ảnh hưởng đến cạnh tranh của công ty. Mặt khác nếu kết quả kinh doanh khơng thuận lợi thì việc cơng bố sẽ ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng của công ty cũng như hiệu quả làm việc của ban lãnh đạo cấp cao, gây ra áp lực từ phía cổ đơng đối với những người điều hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kết quả khảo sát và nghiên cứu trong chương 2 đã phần nào thể hiện những vấn đề còn tồn tại về thực trạng lập và trình bày BCBP của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam, trong đó nổi lên những vấn đề chính như sau:

Về mặt số lượng cơng ty trình bày, vẫn cịn nhiều cơng ty khơng trình bày báo cáo bộ phận trong BCTC đã kiểm toán;

Về mặt chất lượng nội dung trình bày, nhiều cơng ty lập BCBP chỉ nhằm mục đích tuân thủ yêu cầu của CMKTVN. Số lượng thơng tin trình bày rất hạn chế chủ yếu là các thông tin quy định bắt buộc trình bày và rất ít thơng tin tự nguyện trình bày, các BCBP chưa đem lại thơng tin thật sự cần thiết, và hữu ích cho người sử dụng; Mức độ trình bày BCBP của các cơng ty niêm yết chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời gian hoạt động, cơng ty kiểm tốn, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo, khả năng sinh lời và quy mô công ty;

Người cần sử dụng thông tin BCBP, là động lực chính thúc đẩy sự ra đời của BCBP trên thế giới (nhà đầu tư, chuyên gia phân tích tài chính, ngân hàng,…) chưa có sự quan tâm thích đáng đến nội dung BCBP trình bày, chưa tạo ra áp lực đòi hỏi các cơng ty phải trình bày các thơng tin BCBP chi tiết hơn, cụ thể hơn đem lại hữu ích nhiều hơn cho người sử dụng;

Các cơ quan quản lý về chứng khốn và thị trường chứng khốn chưa có bộ phận đánh giá chất lượng của các thơng tin trình bày trong BCBP;

Các cơng ty cịn nhiều khó khăn trong trình bày BCBP bao gồm cả các nguyên nhân chủ quan tại các doanh nghiệp (thiếu năng lực chun mơn, trình độ kỹ thuật, quan điểm chưa phù hợp,..) và nguyên nhân khách quan (văn bản quy định làm cơ sở thực hiện chưa hoàn chỉnh).

Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong chương 2, người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện hơn việc lập và trình bày BCBP của các công ty niêm yết tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TỐN QUỐC TẾ ĐỂ HỒN THIỆN VIỆC TRÌNH BÀY BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CÁC CƠNG TY

NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

3.1 Sự cần thiết của các giải pháp hồn thiện việc trình bày BCBP của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Trong xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng sâu và rộng hiện nay, nền kinh tế nước ta đang khơng ngừng phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khơng chỉ bó hẹp hoạt động trong một ngành nghề, một địa phương mà đang ngày càng mở rộng kinh doanh đa ngành nghề, với địa bàn hoạt động trên cả nước và cả quốc tế. Với các mơ hình cơng ty hoạt động đa ngành nghề và đa quốc gia thì vai trị của BCBP trở nên vô cùng cần thiết và quan trọng đối với người đọc BCTC để có cái nhìn đúng hơn về thực trạng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các dịng vốn đầu tư nước ngồi đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ngày càng tăng lên chứng tỏ sự quan tâm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy mà trình bày thơng tin tài chính cần phải phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế để dễ dàng cho các nhà đầu tư nước ngồi phân tích và so sánh khi ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, kết quả khảo sát và phân tích ở trên đây cho thấy hiện trạng trình bày BCBP của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và có nhiều khác biệt so với các quốc gia trên thế giới đang áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế. Do đó cần thiết phải có các giải pháp nhằm thúc đẩy hồn thiện việc trình bày BCBP của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam để các thông tin được cơng bố trên BCTC ngày càng hữu ích và đáng tin cậy hơn đối với người sử dụng BCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)