2.2. Thực trạng lập và trình bày báo cáo bộ phận tại các công ty
2.2.1.4 Mơ hình nghiên cứu
Để tìm hiểu mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến phụ thuộc đã trình bày ở trên, người viết xây dựng phương trình hồi quy và ước lượng các tham số hồi quy bằng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất thơng thường (OLS). Phương trình hồi quy tổng thể có dạng:
SDSi= α + β1SIZEi +β2LEVi+β3AGEi+β4GROWTHi+β5PROFITi+β6AUDITi+β7INDi +
Trong đó
SDSi (i=1,..124): mức độ trình bày BCBP của cơng ty thứ i α : là hệ số tự do
βj(j= 1,....7): là các hệ số hồi quy riêng : là sai số ngẫu nhiên
Bảng 2.2 Bảng dự đoán tương quan của các biến độc lập đến mức độ trình bày BCBP
Biến độc lập Dấu theo dự đoán
SIZE + LEV + AGE + GROWTH - PROFIT + AUDIT + IND + 2.2.2 Kết quả khảo sát thực tế 2.2.2.1 Thống kê mô tả
Mẫu nghiên cứu bao gồm 176 cơng ty được lựa chọn, trong đó số lượng có trình bảy BCBP là 124 cơng ty, cịn lại 52 cơng ty khơng trình bày BCBP.
Hiện tại có nhiều cách phân ngành các công ty niêm yết khác nhau dựa trên các hệ thống phân ngành khác nhau. Ví dụ, trang web Stockbiz (www.stockbiz.vn) sử dụng cấu trúc phân ngành 4 cấp theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) phân ngành cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, đây là hệ thống được Dow Jones và công ty FTSE International Limited phát triển được sử dụng cho sàn NASDAQ, NYSE và một số sàn khác trên thế giới; Vietstock (vietstock.vn) lựa chọn
được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ. Ở Việt Nam hệ thống phân ngành mới nhất là “Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 2007” (VSIC 2007) được ban hành kèm theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/1/2007. Hệ thống này được thiết lập dựa trên việc tham khảo và áp dụng phiên bản mới nhất của Liên hợp quốc về Phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC). Hiện tại Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đang phân ngành dựa trên VSIC 2007. Việc phân ngành cho 1 công ty niêm yết tại sàn chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh vào một ngành cấp 3 duy nhất trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007) dựa trên hoạt động kinh doanh chính của cơng ty đó. Doanh thu là tiêu chí được HOSE xem xét để quyết định hoạt động kinh doanh chính của cơng ty niêm yết. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của 1 công ty niêm yết tại Sở sẽ được xem là hoạt động kinh doanh chính của cơng ty đó. Các công ty trong mẫu nghiên cứu được phân loại ngành dựa theo danh sách phân ngành của HOSE năm ban hành năm 2012.
Thống kê số lượng trình bày BCBP của các công ty trong mẫu nghiên cứu theo nghề kinh doanh được thể hiện trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Thống kê số lượng cơng ty trình bày BCBP Ngành kinh tế Ngành kinh tế Tổng số lượng Có trình bày BCBP Khơng trình bày BCBP Tỷ lệ trình bày BCBP theo ngành
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ơ tơ, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác
27 22 5 18%
CC nước; HĐ Quản lý và xử lý rác
thải, nước thải 2 2 0 2%
Công nghiệp, Chế biến, Chế tạo 60 36 24 29%
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 1 1 1%
Dịch vụ vui chơi giải trí 2 1 1 1%
Hoạt động kinh doanh bất động sản 23 19 4 15%
Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ 2 0 2 0%
Khai khoáng 5 3 2 2%
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy
sản 6 3 3 2%
SX và PP điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và ĐHKK 6 4 2 3%
Thông tin và truyền thông 3 3 0 2%
Vận tải kho bãi 16 14 2 11%
Xây dựng 22 16 6 13%
Theo kết quả thống kê, có 70% số lượng các cơng ty trong mẫu nghiên cứu có trình bày BCBP (124/ 176 cơng ty), trong đó ngành “công nghiệp chế biến chế tạo” chiếm 29% trong tổng số các cơng ty có trình bày BCBP và kế tiếp là “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác” chiếm 18%. Đa số các cơng ty trình bày báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh, chiếm tỷ lệ 82%. Trong các cơng ty có trình bày BCBP thì có 20 cơng ty trình bày cả hai bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh và cả khu vực địa lý, 14 công ty chọn bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh là bộ phận chính yếu và 6 cơng ty lựa chọn bộ phận theo khu vực địa lý là chính yếu.
Bảng 2.4 Thống kê số lượng các BCBP chính yếu trình bày theo loại
Ngành kinh tế Tổng
số
Lĩnh vực kinh doanh Khu vực địa lý
Số lượng % Số lượng %
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
22 19 86% 3 14%
CC nước; HĐ Quản lý và xử
lý rác thải, nước thải 2 2 100% 0 0%
Công nghiệp Chế biến, Chế
tạo 36 26 72% 10 28%
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1 1 100% 0 0%
Dịch vụ vui chơi giải trí 1 1 100% 0 0%
Hoạt động kinh doanh bất
động sản 19 18 95% 1 5%
Khai khoáng 3 2 67% 1 33%
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và
Thủy sản 3 2 67% 1 33%
SX và PP điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và ĐHKK 4 3 75% 1 25%
Thông tin và truyền thông 3 3 100% 0 0%
Vận tải kho bãi 14 10 71% 4 29%
Xây dựng 16 15 94% 1 6%
Bảng 2.5 Thống kê lập BCBP theo các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu trình bày Số lượng
trình bày Tỷ lệ Doanh thu 124 100% Kết quả lãi/lỗ 118 95% Tài sản 101 81% Nợ phải trả 98 79%
Khấu hao và phân bổ 69 56%
Chi phí phát sinh mua TSCĐ 68 55%
Thu nhập/ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 19 15%
Lợi nhuận sau thuế 22 18%
Qua kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 2.5, chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu được trình bày nhiều nhất với tỷ lệ 100% các cơng ty có lập BCBP đều có thơng tin doanh thu bộ phận,đứng thứ hai là kết quả bộ phận với 95% cơng ty trình bày. Thấp nhất là các chỉ tiêu thu nhập/ chi phí thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế với tỷ lệ trình bày lần lượt là 15% và 18%. Trong đó có 2 cơng ty trình bày đầy đủ các chỉ tiêu trên, 2 công ty chỉ trình bày duy nhất một chỉ tiêu doanh thu bộ phận.
Ngoại trừ chỉ tiêu doanh thu được các cơng ty trình bày đầy đủ thì các chỉ tiêu khác vẫn có cơng ty khơng trình bày, ngay cả kết quả lãi lỗ bộ phận cũng có tới 5% số lượng cơng ty khơng trình bày số liệu này. Các chỉ tiêu khuyến khích hoặc tự nguyện trình bày có tỷ lệ rất thấp. Đa phần các BCBP chỉ trình bày các chỉ tiêu mà CMKTVN 28 yêu cầu phải trình bày, cịn các chỉ tiêu khuyến khích, hoặc các chỉ tiêu tự nguyện cơng ty trình bày rất hạn chế.
Bảng 2.6 Thống kê lập BCBP theo các nhân tố Yếu tố Giá trị Yếu tố Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Khoảng Số lượng BCBP Tỷ lệ AGE 3 21 9,484 <=9 >9 64 60 52% 48% AUDIT 0 1 - Big 4 Khác Big4 25 99 20% 80% GROWTH -0,902 2,416 0,019 <=0 0-0,25 0,25-0,5 >0,5 62 45 12 5 50% 36% 10% 4% IND 0 1 - IND Khác IND 36 88 29% 71% LEV 0,095 0,87 0,499 <=0,5 0,5-0,75 >0,75 56 57 11 45% 46% 9% PROFIT -0,044 0,431 0,096 <0 0-0,1 0,1-0,2 >0,2 1 81 33 9 1% 65% 27% 7% SIZE 25,040 31,855 27,618 <=27 27-28 28-29 >29 43 35 27 19 35% 28% 22% 15% Xét về nhóm tuổi của cơng ty, thời gian hoạt động trung bình của các cơng ty trong mẫu là 9,5 năm. Các cơng ty có sự phân chia theo thời gian hoạt động dưới và trên độ tuổi trung bình là khá đồng đều với tỷ lệ lần lượt là 48% và 52%. Nhóm theo cơng ty kiểm tốn thì thấy các cơng ty kiểm toán Big-4 chỉ kiểm toán cho tỷ lệ nhỏ là 20% số lượng các cơng ty trong mẫu, 80% cịn lại là do các cơng ty kiểm tốn khác thực hiện kiểm toán. Mức độ tăng trưởng của doanh thu các cơng ty khá thấp trung bình chỉ đạt được 1,9%, trong đó chiếm tới 50% số lượng các cơng ty có tỷ lệ tăng trưởng âm tức là doanh thu giảm so với năm trước đó; 36% có tỷ lệ tăng trưởng dưới 25%, 10% tăng trưởng từ 25%-50%, chỉ có 4% tăng trưởng trên 50%. Các công ty trong mẫu nghiên cứu có nợ phải trả chiếm trung bình 50% tổng tài sản. Nhóm các cơng ty có tỷ lệ nợ thấp dưới 50% chiếm khoảng 45%, các cơng ty có tỷ lệ nợ cao từ 50%-75% chiếm tới 46% ,
và tỷ lệ nợ rất cao trên 75% chiếm 9%. Nền kinh tế cả nước trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn tăng trưởng kinh tế của cả nước năm 2012 chỉ đạt mức thấp 5,03% (Tổng cục Thống kê, 2012), điều này đã làm ảnh hưởng chung đến hoạt động kinh doanh của toàn bộ các doanh nghiệp do đó tỷ lệ lợi nhuận trung bình của các cơng ty đạt được ở mức thấp chỉ khoảng 9,6%. Trong đó, 65% các cơng ty đều có tỷ lệ lợi nhuận giao động từ 0 đến 10% tức là nằm ở mức dưới trung bình, 27% nằm trong khoảng từ 10% đến 20%, các cơng ty có tỷ lệ lợi nhuận trên 20% chỉ có 7%. Xét về quy mô công ty 35% các công ty trong mẫu nghiên cứu có quy mơ dưới mức trung bình là 27 tương đương với quy mô doanh thu dưới 532 tỷ, đa số các cơng ty có quy mơ trong khoảng từ 27-29, trong đó mức quy mơ từ 27-28 (tương đương với quy mô doanh thu từ 532 tỷ đến 1.446 tỷ) chiếm tỷ lệ 28%, từ mức 28-29 (tương đương với quy mô doanh thu từ 1.446 tỷ đến 3.931 tỷ) chiếm tỷ lệ 22%, cịn lại 15% là có quy mơ trên 29 ( mức doanh thu trên 3.931 tỷ).
Tương quan giữa các biến độc lập
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập được phản ánh trong Bảng 4.2 của phần Phụ lục cho thấy các hệ số tương quan giữa các biến độc lập khá thấp chỉ nằm trong khoảng từ 0,0002 cho đến 0,5095. Hệ số cao nhất 0,5095 thể hiện cho mối liên hệ giữa quy mô công ty và công ty kiểm tốn. Điều này là hợp lý vì các cơng ty có quy mơ lớn sẽ có đủ khả năng tài chính và ban lãnh đạo các công ty này thường mong muốn th các cơng ty kiểm tốn lớn để kiểm tốn cho cơng ty mình. Các hệ số tương quan giữa các biến độc lập thấp (nhỏ hơn 0,8) cho thấy ít có mối liên hệ chặt chẽ giữa các biến độc lập và cũng xác nhận cho sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu khi khơng bị ảnh hưởng của hiện tượng đa cộng tuyến khi chạy mơ hình hồi quy.
2.2.2.2 Kết quả nghiên cứu
Kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính được thể hiện trong phụ lục 3 cho thấy mơ hình có R2 điều chỉnh là 12% với mức ý nghĩa cao 1%, như vậy các yếu tố thuộc về đặc trưng của doanh nghiệp được nghiên cứu trong luận văn này giải thích được 12% sự biến động của mức độ trình bày BCBP.
Biến quy mơ của doanh nghiệp (SIZE) thể hiện mối liên hệ cùng chiều với mức độ trình bày BCBP với hệ số tương quan thấp là 0,014 tuy nhiên khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Do vậy kết quả hồi quy không khẳng định cho giả thiết H1. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Manuela Lucchesevà Ferdinando Di Carlo tại Italia.
Trái ngược với giả thiết H2, kết quả hồi quy cho thấy biến địn bẩy tài chính (LEV) lại có mối liên hệ ngược chiều với mức độ trình bày BCBP và cũng khơng có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó kết quả này cũng khơng hỗ trợ cho giả thiết H2. Kết quả này phù hợp với kết quả các nghiên cứu của Manuela Lucchese và Ferdinando Di Carlo tại Italia, Pedro Nuno Pardal và Ana Isabel Morais tại Tây Ban Nha.
Kết quả hồi quy thể hiện mối liên hệ ngược chiều của biến mức độ tăng trưởng (GROWTH) với mức độ trình bày BCBP giống như dự đoán trong giả thiết H4 với hệ số tương quan là 0,09. Tuy nhiên thì kết quả này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê cho nên giả thiết H4 cũng không phù hợp trong trường hợp này. Nghiên cứu của Mishari M. Alfaraih và Faisal S. Alanezi tại Kuwait cũng cho kết quả khơng có mối liên hệ giữa mức độ trình bày BCBP và mức tăng trưởng của cơng ty.
Biến thời gian hoạt động (AGE) của công ty thể hiện sự liên hệ cùng chiều và hệ số tương quan với biến phụ thuộc là 0,072, kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này khẳng định cho giả thiết H3.
Kết quả thống kê cho hệ số tương quan của biến tỷ suất sinh lời (PROFIT) với biến phụ thuộc ở mức cao là 5,23 nghĩa là tỷ suất sinh lời của cơng ty có mối liên hệ cùng chiều trọng yếu với mức độ trình bày BCBP, và có ý nghĩa thống kê ở mức cao 1%. Do đó giả thiết H5 được chấp nhận và điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây tại nhiều quốc gia.
Cả hai biến giả công ty kiểm tốn (AUDIT) và lĩnh vực kinh doanh cơng nghiệp, chế biến, chế tạo (IND) đều cho kết quả có liên quan thuận chiều với biến phụ thuộc với các hệ số tương quan lần lượt là 0,771 và 0,665. Các kết quả này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và cùng khẳng định cho hai giả thiết H6, H7.
2.2.2.3 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty niêm yết trên sàn chứng khốn tại Việt Nam vẫn chưa có sự tn thủ đầy đủ các yêu cầu của CMKTVN 28.
Trong tổng số các công ty được chọn nghiên cứu chỉ có 70% lập BCBP, và trong đó 82% lập theo bộ phận kinh doanh, chỉ có 16% trình bày cả BCBP chính yếu và thứ yếu. Kết quả này chứng tỏ các cơng ty chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc trình bày BCBP tuân thủ theo quy định, các BCBP ít quan tâm đến việc trình bày theo khu vực địa lý và trình bày đầy đủ cả bộ phận chính yếu lẫn thứ yếu. Các lý do được đưa ra chủ yếu là do các cơng ty chỉ có một bộ phận và chỉ có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp ngày càng mở rộng giao dịch với các quốc gia khác, việc mở rộng hoạt động ra các thị trường quốc tế đã đem lại một phần trọng yếu doanh thu của các doanh nghiệp chính vì vậy BCBP vẫn chưa phản ánh đúng đắn tình hình hoạt động kinh doanh của các cơng ty.
Đối với các chỉ tiêu mà chuẩn mực u cầu trình bày, ngồi chỉ tiêu doanh thu bộ phận thì các chỉ tiêu khác vẫn khơng được trình bày đầy đủ. Đặc biệt là các chỉ tiêu về tài sản hoặc nợ phải trả bộ phận, khấu hao, chi phí mua sắm tài sản cố định là các chỉ tiêu u cầu phải trình bày vẫn ít được thể hiện trên các BCBP. Nhiều doanh nghiệp lý giải nguyên nhân là do không theo dõi các chỉ tiêu này theo bộ phận riêng rẽ, lý do này cho thấy hai vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: thứ nhất, hệ thống kế toán chưa được quan tâm xây dựng và hoàn chỉnh để theo dõi chi tiết và quản lý các đối tượng; thứ hai việc ra quyết định phân bổ nguồn lực cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận đang gặp khó khăn và chưa hiệu quả do chưa được hỗ trợ bằng các thông tin riêng rẽ và hợp lý của từng bộ phận. Chất lượng các thơng tin trình bày trên BCBP cịn thấp do trình bày sơ sài cho thấy rằng hiện nay UBCKNN chỉ mới giám sát việc có lập BCBP hay khơng nhưng chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến số lượng và chất lượng nội dung của các thông tin mà các doanh nghiệp trình bày trong BCBP của các cơng ty niêm yết.
Yếu tố địn bẩy tài chính hệ số tương quan mang giá trị âm phản ánh mối quan hệ