CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1. Kết quả khảo sát hộ nông dân trồng cà phê GiaLai
3.1.2. Kết quả khảo sát
3.1.2.1. Nguồn lao động.
Bình quân chung tuổi chủ hộ trồng cà phê tại các huyện điều tra là 43 tuổi, đây là tuổi lao động còn khá trẻ nhưng kinh nghiệm trồng cà phê trung bình đều trên 14 năm. Tuy nhiên, trình độ học vấn người dân cịn tương đối hạn chế, trung bình mới chỉ học hết lớp 6, trong đó chủ hộ của huyện Ia Grai có học vấn thấp nhất, sau đó là Chư Prong, Chư Sê và Pleiku.
Nhân khẩu bình quân trong mỗi gia đình là 5,3 người, số người trong mỗi hộ khá cao nhưng tỷ lệ lao động trong gia đình lại thấp (2,5 lao động). Như vậy, tỷ lệ người chưa đến và qua độ tuổi lao động sống phụ thuộc trong gia đình là 50%. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu lao động trong hoạt động sản xuất cà phê của nhiều hộ trong tỉnh. Các hộ phải th lao động ngồi với chi phí khá cao.
Bảng 3.2: Thơng tin chung về hộ trồng cà phê tại các huyện khảo sát trong địa bàn tỉnh Gia Lai. Các chỉ tiêu Huyện Độ tuổi lao động của chủ hộ (Năm) Trình độ học vấn của chủ hộ (Năm đi học) Nhân khẩu bình quân (Người) Số khẩu tham gia lao động của hộ (Người) Số lao động tham gia trồng cà phê của hộ (Người) Kinh nghiệm trồng cà phê của hộ (Năm) TP. Pleiku 38,4 8,8 4,7 2,2 1,8 14,5 H. Chư Sê 41,5 6,9 5,3 2,5 1,8 15,3 H. Chư Prong 45,7 5,6 5,2 2,6 2,2 16,6 H. Iacrai 48,3 4,6 5,8 2,8 2,5 16,4
(Nguồn: Khảo sát của tác giả).
Các chủ hộ trồng cà phê đều có nhiều năm kinh nghiệm. Kết quả khảo sát cho thấy huyện ít năm kinh nghiệm trồng nhất là thành phố Pleiku (14,5 năm). Tiếp theo sau là Chư Sê, Chư Prong và Ia Grai lần lượt là 15,3 năm, 16,6 năm và 16,4 năm. Như vậy có thể khẳng định cây cà phê đóng vai trị quan trọng trong kinh tế hộ gia đình, đây là cây cơng nghiệp chủ lực và gắn bó lâu dài với người dân Gia Lai.
3.1.2.2. Nguồn và chất lượng cây giống.
Trước năm 2000, hầu hết các hộ nông dân tự ươm giống hoặc mua của hộ ươm giống khác trong tỉnh. Hạt giống để ươm do hộ tự chọn cảm quan mà không được bất cứ cơ sở uy tín nào chứng nhận đủ tiêu chuẩn. Chính vì vậy mà chất lượng cây giống rất thấp, vườn cây cho năng suất kém.
Từ năm 2000 trở lại đây, các hộ nông dân mới bắt đầu quan tâm, chú ý hơn đến việc lựa chọn cây giống cho việc trồng mới hoặc thay thế một số diện tích cà phê khơng thể cho thu hoạch. Hiện nay, khoảng 30% hộ chọn mua cây giống từ các công ty, chi nhánh công ty giống cây trồng cà phê Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai. Các công ty này mua hạt giống từ trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Eakmat và ươm trồng. Tuy nhiên vẫn còn trên 70% hộ tự ươm giống hoặc mua của cơ sở, hộ ươm giống khác trong tỉnh. Một số cơ sở và hộ ươm giống mua hạt giống của viện Eakmat, nhưng cơ sở lại khơng trang bị tốt máy móc và kỹ thuật ươm giống. Vì vậy chất lượng cây giống chưa được đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
Tính đến hết năm 2012, dự án giống cà phê năng suất, chất lượng cao giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Gia Lai đã tiến hành tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và kỹ thuật ghép được 18 lớp. Tuy nhiên dự án mới chỉ cấp được 60.000 cây giống cà phê đa dịng cho tồn tỉnh [29].
Biểu đồ 3.1: Nguồn cây giống của hộ.
25,83% 19,87%
54,30%
0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% Các cơng ty cung cấp giống cây trồng uy tín trong
tỉnh
Tự ươm giống Các cơ sở nhỏ lẻ, hộ ươm giống khác
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
Chất lượng cây giống thấp ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng cà phê của hộ: năng suất giảm, quả nhỏ, cây lão hóa sớm. Cây giống khơng đạt chất lượng sẽ tốn nhiều cơng chăm sóc, cây dễ mắc sâu bệnh, sức chịu đựng kém. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí trồng cà phê của hộ trong thời gian qua.
Biểu đồ 3.2: Đánh giá chất lượng cây giống của hộ. 9,93% 9,93% 19,87% 35% 19,87% 15,23% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% Rất tốt Tốt Bình thường xấu rất xấu
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
3.1.2.3. Nguồn vốn đầu tư cho trồng cà phê.
Có đến 60,3% số hộ được khảo sát sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư cho trồng cà phê, nhưng nguồn vốn này khơng đủ trang trải nên nhiều hộ cịn phải huy động thêm các nguồn vốn khác. 40,3% số hộ đã vay được vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng để trồng cà phê sẽ tạo ra những rủi ro nhất định cho hộ. Đặc biệt là hiện nay, khi mà nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, hệ thống ngân hàng gặp khủng hoảng và hàng loạt công ty, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đang gặp khó khăn, trên bờ vực phá sản. Chính sách tín dụng ngân hàng khơng ổn định, các ngân hàng ngày càng siết chặt hơn qui định vay vốn đối với mọi đối tượng nói chung và hộ trồng cà phê nói riêng.
Nhiều hộ nơng dân khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng nên đã chuyển sang vay tư nhân (35%). Do đó các hộ này phải chịu lãi suất vay cao, không nhận được ưu đãi.
Hiện tại chỉ có 15,23% số hộ nơng dân được các doanh nghiệp cà phê hỗ trợ vốn. Các hộ này có liên kết với các doanh nghiệp, sản xuất ra nguồn cà phê nguyên liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Biểu đồ 3.3: Nguồn vốn đầu tư trong sản xuất cà phê. 40,40% 40,40% 35,10% 60,30% 15,23% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% Vay ngân hàng Vay tư nhân Vốn tích lũy Doanh nghiệp hỗ trợ
vốn
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
3.1.2.4. Phân bón, thuốc và hóa chất.
Phân bón, thuốc và hóa chất chiếm đến 80% chi phí trồng cà phê và là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cà phê.
Bón phân phải đảm bảo sự cân đối, cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất [13]. Ngồi ra, bón phân phải dựa vào năng suất cà phê nhân của vụ trước và tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định lượng phân bón cho cả năm. Theo nhận xét của nhiều hộ nông dân, hộ ngày càng tốn chi phí hơn cho phân bón. Chi phí phân bón ngày càng cao bắt nguồn từ chất lượng cây giống thấp, vườn cây sinh trưởng kém, cho năng suất thấp. Mặt khác, nhiều hộ chưa bón phân đúng cách, gây lãng phí mà hiệu quả lại khơng cao. Thêm vào đó, hiện tại giá phân bón đang ở mức khá cao. Giá liên tục tăng qua các năm khiến chi phí trồng cà phê cũng ngày càng tăng.
Vấn đề sử dụng thuốc và hóa chất cũng rất quan trọng và cần thiết trong việc bảo vệ cây cà phê. Dùng thuốc và hóa chất hiệu quả, đúng nhu cầu và mục đích sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cà phê. Các loại thuốc và hóa chất chủ yếu được sử dụng để phòng và trị bệnh cho cây cà phê như: bệnh rệp vảy xanh, bệnh gỉ sắt, khô cành khô quả, nấm hồng. Theo khảo sát thực tế, mới chỉ có 35% số
hộ đã thực hiện đúng kỹ thuật, sử dụng hiệu quả phân bón, thuốc, hóa chất cho vườn cà phê của hộ. 65% số hộ cịn lại sử dụng thuốc và hóa chất theo kinh nghiệm của bản thân, cộng với sự hướng dẫn và tư vấn của các cơ sở, đại lý cung cấp thuốc và hóa chất. Hộ phó thác nguồn gốc và chất lượng thuốc, hóa chất cho các cơ sở này, khơng quan tâm đến việc thuốc hay hóa chất đó có bị cấm sử dụng hay khơng. Việc sử dụng thuốc và hóa chất khơng đúng liều lượng khiến cho hạt cà phê bị dư lương hóa chất, ơ nhiễm mơi trường sống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người dân và người tiêu dùng cà phê.
Biểu đồ 3.4: Kiến thức của hộ về cách bón phân, thuốc và hóa chất.
25,17% 9,93% 35,00% 30% 0,00% 5,00% 10,00 % 15,00 % 20,00 % 25,00 % 30,00 % 35,00 % 40,00 % Các lớp tập huấn do tỉnh/huyện/thôn/xã tổ chức Các cơng ty phân bón uy tín Người bán của các đại lý, cơ sở nhỏ lẻ Làm theo kinh nghiệm bản thân
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
Nguyên nhân khiến phần lớn các hộ làm theo kinh nghiệm bản thân là do các hộ này chưa được tham gia các lớp tập huấn về trồng và chăm sóc cà phê, chưa nhận được hướng dẫn chính xác từ các cơ sở cung cấp phân bón, thuốc và hóa chất. Một ngun nhân khác là do các hộ khơng có đủ vốn, kinh phí để thực hiện việc chăm sóc, phịng bệnh cho vườn cây đạt hiệu quả. Một số hộ cịn cho rằng chi phí bỏ ra quá lớn, lớn hơn cả doanh thu nên nếu họ thực hiện như cán bộ nông nghiệp hướng dẫn thì sẽ bị lỗ.
3.1.2.5. Quy trình thu hoạch cà phê.
Các hoạt động trong công đoạn thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cà phê cuối cùng. Thu hoạch cà phê đúng kỹ thuật vừa cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao vừa bảo vệ được cây cà phê cho năng suất tốt vụ sau.
Hiện nay tại Gia Lai chỉ có khoảng 37,81% số hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, thu hoạch cà phê do cán bộ nông nghiệp địa phương và hội khuyến nông của tỉnh, huyện, xã, thôn tổ chức. Trên 60 % số hộ là tự làm theo kinh nghiệm hoặc học hỏi từ các hộ khác.
Biểu đồ 3.5: Kiến thức của hộ về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê. cà phê. 37,08% 25,17% 10% 27,81% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00%
Làm theo kinh nghiệm bản thân Học hỏi từ các hộ trồng cà phê khác Nhận được sự hỗ trợ từ cán bộ nông nghiệp Tham gia các lớp học/tập
huấn về sản xuất cà phê
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là phải hái đúng tầm chín, khơng được thu hoạch quả xanh, quả sâu, quả lép, quả rụng, quả chín khơ trên cây. Việc thu hái quả xanh, sâu, rơi rụng sẽ làm thất thu sản lượng vì thể tích và trọng lượng của quả chưa phát triển được đầy đủ. Sản phẩm được chế biến bởi nguyên liệu từ những quả cà phê không đạt chất lượng sẽ cho chất lượng nước cà phê pha ra có mùi hăng, vị ngái, làm giảm hương vị thơm ngon khi uống. Tại Gia Lai, có đến 70% số hộ trộn lẫn quả chín với các loại quả khơng đạt chất lượng. Lý do thứ nhất là do một số hộ cho rằng việc trộn lẫn như vậy là đương nhiên, các hộ này chưa nhận thức được việc làm này sẽ làm chất lượng cà phê giảm rất nhiều. Hầu hết các hộ này là dân tộc thiểu số hoặc vùng sâu vùng xa, trình độ học vấn cịn thấp. Lý do thứ hai, mặc dù đã được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật thu hoạch cà phê, nhưng theo như một số hộ thì việc thu hái như vậy sẽ tốn rất nhiều cơng, chi phí gia tăng trong khi giá cà phê bán ra thì được trả cao hơn “không đáng bao nhiêu”.
Trong một mùa hoạch tốt, số quả chín hoặc vừa chín nhất cần đạt tỷ lệ là 90%- 95%, ngoại trừ đợt thu hoạch lần cuối tỷ lệ có thể thấp hơn. Đợt thu hoạch phải được chia làm 2 đến 3 lần tùy theo đặc điểm từng vườn cây [35]. Thực tế cho thấy 40% hộ trồng cà phê Gia Lai đều thu hoạch cà phê từ 2 đến 3 đợt, khi lượng quả chín đạt trên 80% toàn vườn. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 60% số hộ chỉ thu hoạch 1 lần duy nhất, khi mà lượng quả chín mới chỉ đạt chưa tới 70% tồn vườn. Có một lý do khá quan trọng cần phải nói đến là tệ nạn trộm cắp cà phê đang diễn ra khá phổ biến tại Gia Lai. Khi cà phê chín chỉ mới đạt chưa tới 40% tồn vườn thì các đối tượng trộm cắp đã tranh thủ hái cà phê của hộ. Chính vì khơng có khả năng canh giữ vườn mà nhiều hộ đã quyết định thu hoạch sớm hơn dự định để phịng tình trạng mất cắp.
Biểu đồ 3.6: Thời điểm thu hoạch cà phê.
39,74% 50,33% 10%
0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%
Lượng quả chín đạt trên 80% tồn vườn Lượng quả chín đạt từ 50% đến 80% toàn vườn
Dưới 50% toàn vườn
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
3.1.2.6. Bảo quản cà phê sau thu hoạch.
Cà phê hái xong phải sơ chế ngay trong vòng 24 giờ. Sau khi rời khỏi cây, chất lượng trái cà phê bắt đầu suy thoái. Để cà phê có chất lượng cao, cần phải chuẩn bị sân phơi thật tốt và phơi cà phê phải tuân theo kỹ thuật. Thiếu sân phơi cũng là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng cà phê. Nhiều hộ trồng cà phê ở Gia Lai có tập quán lưu giữ trong bao sau khi thu hái từ 5-7 ngày để rút ngắn thời gian phơi. Việc lưu giữ quả trong bao thúc đẩy quá trình phát sinh nấm mốc, chuyển hóa màu sắc của nhân, làm giảm chất lượng, mùi vị một cách đáng kể.
Bảng 3.3: Thời gian phơi cà phê sau thu hoạch.
Tần suất Tỷ lệ (%)
Trong vòng 24 tiếng 94 62,25
Sau đó 2,3 ngày hoặc lâu hơn tuỳ theo hồn cảnh 57 37,75
Tổng 151 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
Mặc dù có 62,25% số hộ được khảo sát đảm bảo phơi cà phê 24 tiếng sau thu hoạch, tuy nhiên chỉ có 23,18% hộ có sân phơi xi-măng đủ lớn. 76,82% số hộ cịn lại khơng có đủ sân phơi nên phải phơi dày hoặc phơi ngay trên bề mặt đất, mặt đường, phơi trên bạt. Việc phơi như vậy khiến quả bị ẩm mốc, đen hạt, hấp mùi của đất và lẫn nhiều tạp chất làm biến đổi thành phần dinh dưỡng trong hạt.
Biểu đồ 3.7: Điều kiện phơi cà phê.
23,18% 27,81% 29,80% 19,21% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% Hộ có sân xi-măng đủ lớn Sân nhỏ nên phơi dày Sử dụng bạt để phơi trên
mặt đất Phơi ngay trên mặt đất
hoặc mặt đường
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
Có đến 70 % hộ trồng cà phê khơng có kho riêng, đảm bảo chất lượng để bảo quản cà phê. Hầu hết các hộ này đều bảo quản cà phê chung với các vật dụng trong nhà, điều kiện bảo quản không đảm bảo.
Bảng 3.4: Bảo quản cà phê sau thu hoạch.
Tần suất Tỷ lệ (%)
Có kho riêng 45 29,8
Bảo quản ngay trong nhà 106 70,2
Tổng 151 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
Yêu cầu về bao bì đựng sản phẩm cà phê và phương tiện vận chuyển phải sạch, khơng có mùi phân bón, mùi hố chất. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ cà phê Gia Lai đã thực hiện khá tốt cơng đoạn này. Có 61,58% số hộ sử dụng bao bì mua mới. Tuy nhiên vẫn cịn khơng ít hộ chưa ý thức được sự nguy hiểm của việc sử dụng bao vật tư phân bón để đựng cà phê. Các hạt cà phê sẽ bị nhiễm khuẩn và hóa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Biểu đồ 3.8: Bao bì được sử dụng.
61,58% 25,17%
13,25%
0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%
Mua mới hồn tồn bao bì Tái sử dụng bao vật tư phân
bón đã qua xử lý Tái sử dụng bao vật tư phân
bón chưa qua xử lý
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
3.1.2.7. Tái canh cà phê.
Hiện tại ở Gia Lai có trên 11.295 ha cà phê có độ tuổi 18-20 năm được xếp vào danh sách già cỗi, hơn 16.000 ha cà phê có độ tuổi 8-18 năm cần cải tạo vì chất lượng vườn cây hiện tại quá xấu [30]. Như vậy có khoảng 35% diện tích cà phê ở Gia Lai đang cần tái canh. Nếu khơng có những biện pháp kịp thời để tái canh thì trong vịng 10 năm nữa sẽ có khoảng 50% diện tích cà phê Gia Lai già cỗi. Tuy nhiên, việc tái canh cây cà phê tại Gia Lai đang diễn ra rất chậm, diện tích cà phê được trồng ở các huyện bằng các giống mới có chứng nhận vẫn cịn rất ít. Trên 80%