Giải pháp 7: Quảng bá thương hiệu cho ngành cà phê Gialai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu ngành cà phê gia lai (Trang 113 - 118)

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.2. Các giải pháp xây dựng thương hiệu cho ngành cà phê GiaLai

4.2.7. Giải pháp 7: Quảng bá thương hiệu cho ngành cà phê Gialai

Mục tiêu đề xuất giải pháp.

+ Duy trì trong tâm trí khách hàng hình ảnh thương hiệu.

+ Tăng thêm nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm cũng như hình ảnh thương hiệu.

+ Chiến lược quảng bá thương hiệu chung cho toàn ngành.

 Ngành có thể tổ chức các hoạt động liên quan đến văn hóa cà phê. Nội dung các hoạt động này nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hóa cà phê Gia Lai.

 Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm cà phê trong nước và quốc tế với gian hàng chung của cà phê Gia Lai cho tất cả các thương hiệu riêng của các doanh nghiệp cà phê Gia lai.

 Quảng cáo qua internet: thiết kế website chung cho toàn ngành cà phê Gia Lai để giới thiệu chung về ngành cà phê Gia Lai và các doanh nghiệp cùng các hình ảnh liên quan đến quy trình trồng, sản xuất, chế biến, minh chứng cụ thể về chất lượng sản phẩm bằng các thông số kỹ thuật. Danh sách sản phẩm và các doanh nghiệp cà phê Gia Lai được cập nhật thường xun với đầy đủ thơng tin, hình ảnh, cách thức liên hệ, đặt hàng.

 Tổ chức các chiến dịch truyền thông tại thị trường trong nước và quốc tế về sản phẩm cà phê Gia Lai. Thực hiện các đoạn phim quảng cáo, bài viết giới thiệu về sản phẩm và quy trình thu hái, sản xuất thơng qua truyền hình, báo chí. Những hình ảnh này giúp người tiêu dùng hiểu rằng, các hạt cà phê Gia Lai được trồng và hái bởi những người rất chuyên nghiệp, cần mẫn trong các điều kiên khí hậu tuyệt vời, nhiều mưa, nắng và đất đỏ bazan màu mỡ trên độ cao lý tưởng.

 Đóng góp cho quảng bá hình ảnh thương hiệu ngành.

Lập quỹ xây dựng thương hiệu chung cho ngành cà phê Gia Lai từ các đối tượng là các doanh nghiệp cà phê Gia Lai, chính quyền địa phương.

Đối với doanh nghiệp, có thể đóng góp quỹ bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Việc đóng góp này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với thương hiệu chung của ngành và ngăn chặn các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, phá hủy nỗ lực chung của tồn ngành.

Bên cạnh đó, cần kêu gọi sự hỗ trợ, đầu tư từ Nhà Nước, Hiệp Hội cà phê ca cao Việt Nam thông qua đề án xây dựng thương hiệu cho ngành cà phê Gia Lai. Thuyết phục các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, các tổ chức thế giới như Ngân

hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB),…cho vấn đề phát triển ngành cà phê Gia Lai một cách bền vững.

+ Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp cà phê Gia Lai.  Quảng cáo qua phương tiện truyền thông.

Các doanh nghiệp cần lựa chọn các kênh có phủ sóng ở các khu vực tiêu thụ để quảng cáo như VTV, GRT, HTV,… tùy theo ngân sách cho marketing cũng như quy mô doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên đăng ký giờ phát sóng quảng cáo vào buổi tối trong tuần, sau chương trình thời sự, hoặc giữa các giờ chiếu phim, vì khoảng thời gian này có nhiều người theo dõi nhất. Vào cuối tuần, có thể chọn giờ phát sóng cả ban ngày và ban đêm. Doanh nghiệp có thể thường xuyên cập nhật lịch chương trình truyền hình để nắm bắt những chương trình hay, đang thu hút nhiều người xem để đăng ký quảng cáo như “The Voice Kids”, “Bước Nhảy Hồn Vũ”, “Ai thơng minh hơn học sinh lớp năm”,…

Mỗi chiến dịch quảng cáo truyền hình nên được thực hiện trong thời gian ba tháng và tần suất quảng cáo đạt hiệu quả khi khán giả mục tiêu nhìn thấy mẫu quảng cáo ít nhất ba lần.

Quảng cáo qua đài phát thanh chủ yếu quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam (VOV), đài FM, Đài tiếng nói TP. Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp nên chọn giờ quảng cáo từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, 17 giờ đến 19 giờ tối các ngày trong tuần vì đây là khoảng giờ giao thơng cao điểm, các phương tiện lưu thông bằng ô tô, xe bus, taxi khá nhiều và các tài xế thường mở đài để nghe, phục vụ khách hàng. Vào cuối tuần, doanh nghiệp có thể lựa chọn khung giờ phát sóng những chương trình hay, nhiều người nghe như Xone FM, “Âm nhạc Châu Á – VOV Asean”, “Quick and Snow Show”.

Để đảm bảo tình hiệu quả của chi phí phát quảng cáo, các doanh nghiệp nên thuê thực hiện thông qua các đơn vị dịch vụ về truyền thông quảng cáo (đại lý quảng cáo), lý do là các đơn vị này có tính chun nghiệp trong việc lập các kế hoạch quảng cáo và có dữ liệu để đo lường các chỉ số truyền thông (GRP, CPM,…) từ nguồn dữ liệu truyền thông của công ty nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam.

Các loại báo cần được lựa chọn quảng cáo như báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, Báo Sài Gòn tiếp thị, Báo Doanh Nhân. Việc thực hiện đăng quảng cáo qua báo nên đăng vào kỳ phát hành giữa hoặc cuối tuần (đối với nhật báo). Nên kết hợp dưới dạng bài viết, tin ngắn và quảng cáo hình ảnh sản phẩm. Phải đảm bảo tính nhất qn về hình ảnh và thơng điệp giữa quảng cáo báo, quảng cáo trên truyền hình và các hình thức quảng cáo khác.

 Quảng cáo trên internet.

Các doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng website với tên gọi dễ nhớ, thiết kế chuyên nghiệp, hấp dẫn. Website phải chứa đầy đủ thơng tin về hình ảnh sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, đội ngũ lao động, tuyển dụng và cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Website của doanh nghiệp có thể cung cấp tin tức thị trường, chuyên mục sức khỏe và làm đẹp từ cà phê, tư vấn tiêu dùng để thu hút sự chú ý và thích thú của khách hàng.

Website của doanh nghiệp nên được kết hợp quảng cáo trên các website khác có lượng khách hàng truy cập lớn như Yahoo.com.vn, VietNamNet.vn, Vnexpress.net, Dantri.com.vn.

Thông qua internet, doanh nghiệp có thể gắn hình ảnh thương hiệu với những câu chuyện hay và ý nghĩa để khách hàng nhớ đến.

 Thực hiện tài trợ các hoạt động với chi phí thấp.

 Tài trợ các sự kiện với chi phí thấp như cúp bóng đá thiếu nhi của tỉnh, ngày hội truyền thống, lễ hội các dân tộc toàn quốc hoặc các khu vực.

 Tài trợ các hoạt động của học sinh, sinh viên thơng qua các tổ chức đồn, hội của trường. Hình thức tài trợ là tài trợ giải thưởng đối với học sinh; tài trợ giải thưởng và sản phẩm đối với sinh viên. Sinh viên thuộc nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, nằm trong phân khúc đầy tiềm năng của ngành cà phê. Do đó, các doanh nghiệp cần tăng cường cơ hội tiếp cận đối tượng này nhằm tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu và tăng thị phần trong tương lai.

 Thường xuyên tham gia các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, các sự kiện về cà phê như “Tuần lễ văn hóa cà phê”, “Lễ hội cà phê Buôn Mê

Thuột” nhằm giới thiệu sản phẩm, thử sản phẩm, bán hàng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.

 Tổ chức quảng cáo phối hợp với hoạt động bán hàng.

Doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cửa hàng chấp nhận bán sản phẩm, quảng cáo thương hiệu cho doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần tổ chức đội ngũ bán hàng đi giới thiệu, hỗ trợ trưng bày sản phẩm trong cửa hàng bán lẻ, tặng sản phẩm mẫu. Hình thức này giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ tốt đối với nhà phân phối, phủ hàng rộng và tăng cường quảng bá thương hiệu.

 Phân phối trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ.

Doanh nghiệp có thể thành lập các chi nhánh tại các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ để phân phối hàng đến các cửa hàng tại các thành phố và trực tiếp bán hàng đến tay người tiêu dùng, tăng cường sự nhận biết của khách hàng về thương hiệu. Các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo, tiết kiệm chi phí th quảng cáo bên ngồi và giảm phí hoa hồng cho trung gian thông qua hoạt động phân phối trực tiếp. Hệ thống các chi nhánh, cửa hàng giúp doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng dễ dàng hơn.

 Tăng ngân sách đầu tư cho marketing thương hiệu.

Trong hai năm đầu xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp cần chi ngân sách cho hoạt động marketing thương hiệu từ 10% đến 12% doanh thu và duy trì khoảng 7% doanh thu từ năm thứ ba trở đi. Các kiểm sát viên và nhân viên bán hàng của doanh nghiệp cần kết hợp với nhà phân phối, hệ thống chi nhánh, cửa hàng để tiến hành chọn lọc các khu vực có khách hàng mục tiêu, tính số lượng cửa hàng có thể bán sản phẩm và mức tiêu thụ bình quân của mỗi cửa hàng nhằm xác định doanh thu dự kiến cho doanh nghiệp.

Điều kiện thực hiện giải pháp.

+ Sự đồng lòng tham gia, ý thức đóng góp cho các hoạt động quảng bá thương hiệu ngành của các doanh nghiệp; sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, tỉnh và các tổ chức khác.

+ Nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của các chiến lược quảng bá thương hiệu.

+ Doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên bán hàng, marketing kinh nghiệm và chuyên nghiệp.

Lợi ích dự kiến đạt được.

+ Duy trì lượng khách hàng hiện tại.

+ Tăng lượng khách hàng dùng thử và lựa chọn mua thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu ngành cà phê gia lai (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)