Hoạt động truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu ngành cà phê gia lai (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU KẾT QUẢ KHẢO SÁT

3.2. Kết quả khảo sát doanh nghiệp cà phê GiaLai

3.2.2.9. Hoạt động truyền thông

 Đầu tư ngân sách cho chiến lược truyền thơng.

Có đến 55% số doanh nghiệp đầu tư dưới 4%/năm trên tổng doanh thu cho hoạt động marketing thương hiệu. Chỉ có 16% số doanh nghiệp đầu tư ngân sách trên 7%/năm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này còn đè nặng tư tưởng bán hàng, xem nhẹ tầm quan trọng của marketing. Một số doanh nghiệp khác có quy mơ nhỏ lẻ nên khơng đủ kinh phí cho hoạt động marketing thương hiệu.

Biểu đồ 3.16: Ngân sách đầu tư cho hoạt động marketing thương hiệu.

54,55% 29,55%

15,91%

0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%

Dưới 4%/năm trên tổng doanh thu Từ 4%/năm đến 7%/năm

trên tổng doanh thu Trên 7%/năm trên tổng

doanh thu

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

 Hoạt động quảng cáo.

Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đầu tư nhiều hơn cho hoạt động quảng cáo. Một số doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức quảng cáo đa dạng như cà phê Thu Hà, Thanh Thủy. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp cà phê Gia Lai còn nhỏ lẻ và chưa có đủ tiềm lực để tham gia các chương trình quảng cáo lớn, mang tính quy mơ tồn quốc. Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp chọn hình thức quảng cáo đơn giản, ít tốn kém. Cách thức thực hiện các hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp này chưa hiệu quả, chưa tạo được sự chú ý đối với người tiêu dùng.

Biểu đồ 3.17: Hình thức quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. 25,00% 25,00% 40,91% 6,82% 29,55% 40,91% 50% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% Sách báo, tạp chí Bảng hiệu, Pano, Aphich

quảng cáo Phương tiện truyền thơng

đại chúng Hội chợ, triển lãm Các hoạt động xúc tiến

thương mại Internet

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Một số doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất cà phê nhân tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại để chủ động gặp gỡ, đề xuất cơ hội kinh doanh, cập nhật tình hình kinh doanh hàng năm và tìm cơ hội mới với khách hàng của mình. Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một số khách hàng quen thuộc nhất định.

Chi phí quảng cáo qua các phương tiện truyền thơng, báo chí tồn quốc hiện nay khá cao. Hiện nay phí quảng cáo trên 1 trang báo tuổi trẻ là từ 50.000.000 VND đến 65.000.000 VND cho một kỳ đăng, báo Doanh nhân Sài Gòn từ 28.000.000 VND đến 40.000.000 VND cho 1 kỳ đăng. Việc quảng cáo qua tivi cũng rất cao. Phí quảng cáo qua kênh VTV3 từ 60.000.000 VND/30s đến 70.000.000/30s cho giờ vàng quảng cáo và từ 100.000.000 VND đến 200.000.000 cho các giờ quảng cáo khi phát sóng trực tiếp các chương trình giải trí lớn như The Voice (200.000.000 VND/30s), Đồ rê mí (100.000.000 VND) (phụ lục 4). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cịn phải chi trả cho thiết kế, dựng phim và các dịch vụ khác.

Quảng cáo qua các kênh truyền thơng và báo chí nước ngồi rất tốn kém. Phí quảng cáo qua kênh CNN hiện có giá từ 200.000 USD trở lên cho một lần phát sóng.

 Hoạt động quan hệ cơng chúng.

Các doanh nghiệp chưa quan tâm đến hoạt động quan hệ cơng chúng. Có đến 40.91% doanh nghiệp chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ hoạt động nào. 59.1% doanh nghiệp đã từng tham gia nhưng không thường xuyên. Hầu hết các chương trình này có quy mơ địa phương như chương trình “Vui tết cùng đồng bào vùng sâu”, “Học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó tình Gia Lai”,…

Bảng 3.8: Tình hình tham gia vào hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp.

Tần suất Tỷ lệ (%)

Thường xuyên tham gia 0 0

Có tham gia nhưng khơng nhiều 26 59,1

Chưa bao giờ tham gia. 18 40,91

Tổng cộng 44 100

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Qua phân tích thực trạng hoạt động truyền thông, cho thấy những hạn chế chủ yếu mà doanh nghiệp gặp phải là: chí phí đầu tư cho quảng bá thương hiệu quá thấp; hình thức quảng cáo cịn q đơn giản, qui mơ nhỏ; các doanh nghiệp chưa quan tâm đến các hoạt động quan hệ công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu ngành cà phê gia lai (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)