Các chỉ số và chứng khoán được phép giao dịch quyền chọn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại việt nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư (Trang 28)

6. Kết cấu của luận văn:

1.6 Đặc điểm sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán ở một số nước:

1.6.2.1 Các chỉ số và chứng khoán được phép giao dịch quyền chọn:

Hiện NSE có 09 chỉ số quyền chọn chứng khoán và 226 chứng khoán được phép giao dịch quyền chọn. Riêng chỉ số S&P CNX Nifty được giao dịch theo hai quy mô khác nhau cho mỗi hợp đồng quyền chọn, lô lớn gồm 50 chứng khoán cơ sở, lơ nhỏ gồm 20 chứng khốn cơ sở cho mỗi hợp đồng quyền chọn.

Chỉ số S&P CNX Nifty: bao gồm 50 cổ phiếu của 50 công ty được chọn từ 23

lĩnh vực của nền kinh tế Ấn Độ, chỉ số này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và được xem như là một danh mục đầu tư vốn chuẩn. S&P CNX Nifty được quản lý bởi công ty dịch vụ và sản phẩm chỉ số Ấn Độ (IISL). Tổng giá trị giao dịch

(Năm)

usd

(Triệu)

Hình 1.4: Số lượng hợp đồng và doanh thu hoạt động của quyền chọn trên CBOE

khoảng 48,16% giá trị giao dịch của tất cả các cổ phiếu trên NSE tương ứng với 64,38% mức vốn hóa thị trường tự do vào ngày 31 tháng 03 năm 2011.

Chỉ số CNX IT: được tạo thành bởi các chỉ số cổ phiếu của các công ty lớn hoạt

động trong ngành công nghệ thông tin và có doanh thu trong lĩnh vực cơng nghệ thông tin đạt hơn 50% trong tổng doanh thu của công ty.

Chỉ số CNX Bank: được tạo lập từ những cổ phiếu ngân hàng có tính thanh

khoản cao và mức vốn hóa lớn, chỉ số này đại diện cho khoảng 84,4% mức độ vốn hóa của khu vực ngân hàng trên thị trường tự do vào ngày 31 tháng 03 năm 2011.

1.6.2.2 Cơng ty thanh tốn bù trừ (NSCCL):

NSCCL thực hiện thanh toán và bù trừ các giao dịch trong phạm vi các tài sản và sản phẩm phái sinh của NSE, nó có 13 ngân hàng đóng vai trị là thành viên chuyên thực hiện thanh toán bù trừ (Axis Bank Ltd., Bank of India, Canara Bank, Citibank N.A, HDFC Bank…), các thành viên này tham gia thanh thanh toán bù trừ và bắt buộc phải cung cấp tối thiểu một số dịch vụ nhất định cho các thành viên giao dịch của NSCCL, cụ thể ở đây là các CTCK. Các thành viên có thể mở tài khoản thanh toán bù trừ với một trong 13 ngân hàng trên để thanh tốn khi có giao dịch phát sinh.

NSCCL có quỹ đảm bảo thanh tốn lớn được đóng góp bởi các thành viên, quỹ này hoạt động như một cơ chế tự bảo hiểm, trong trường hợp có thành viên khơng đáp ứng nghĩa vụ thanh tốn, quỹ sẽ được sử dụng để hồn tất giao dịch. Đối với quỹ đảm bảo thanh toán dành cho các hợp đồng tương lai và quyền chọn ln được duy trì.

1.6.2.3 Một số quy định về giao dịch quyền chọn chứng khoán tại NSE:

- Thời gian đáo hạn: giao dịch quyền chọn của các chứng khoán riêng lẻ và chỉ

số chứng khốn có thời gian đáo hạn là 3 tháng (đáo hạn hằng tháng), riêng quyền chọn chỉ số dài hạn S&P CNX Nifty có thời gian đáo hạn dài hơn (đáo hạn vào tháng 03, tháng 06, tháng 09 và tháng 12).

- Giới hạn vị thế:

+ Đối với thành viên: giới hạn giao dịch toàn thị trường cho mỗi thành viên là

dưới 80% cho mỗi chứng khoán cơ sở trong một ngày, nếu vượt quá ngưỡng 95% thành viên phải giảm lượng giao dịch để trở về mức yêu cầu, khi giao dịch của thành viên vượt mức 60% hệ thống giao dịch của NSE sẽ cảnh báo sau mỗi 10 phút. NSE yêu cầu thành viên giao dịch phải có số hợp đồng quyền chọn chỉ số cao hơn 5 tỷ Rupees hoặc 15% giá trị trong tất cả các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khốn cụ thể cịn hiệu lực giao dịch, dựa trên điều kiện nào thấp hơn. Ngoài ra với các hợp đồng quyền chọn đơn lẻ quy định giới hạn có sự kết hợp giữa vị thế trên hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.

+ Đối với khách hàng: NSE quy định các giao dịch đối với mỗi khách hàng

khơng vượt q 1% giá trị vốn hóa thị trường của chứng khốn cơ sở hoặc 5% giá trị các hợp đồng phái sinh cịn hiệu lực giao dịch trên cùng một chứng khốn cơ sở, dựa trên điều kiện nào cao hơn.

- Giá làm cơ sở xác định mức thanh toán: căn cứ vào giá đóng cửa của chứng

khốn cơ sở hay chỉ số chứng khoán vào ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng quyền chọn.

- Ngày thanh toán: T+1 sau khi khớp lệnh mua bán quyền chọn và kể từ ngày

hợp đồng đáo hạn.

- Điều chỉnh giá thực hiện và số lượng quyền chọn: thực hiện điều chỉnh đối với

trường hợp chia tách cổ phiếu, gộp cổ phiếu hoặc khi tỷ lệ chi trả cổ tức trên 10% giá trị thị trường của cổ phiếu đó.

- Quy mơ cho mỗi hợp đồng quyền chọn: thay đổi tùy theo loại chứng khoán,

chỉ số chứng khốn cơ sở và được cơng bố bởi NSE.

- Khoảng cách phí quyền chọn: khoảng cách là 0,05 Rupees.

- Khoảng cách giá thực hiện: đối với quyền chọn chứng khoán riêng lẻ áp dụng

mức 2,5 Rupees khi giá chứng khoán từ 50 Rupees trở xuống; 5 Rupees khi với giá chứng khoán trên 50 đến 100 Rupees; 10 Rupees với giá chứng khoán trên 100 đến 250 Rupees; 20 Rupess khi giá chứng khoán trên 250 đến 1.000 Rupees và 50

Rupees khi giá chứng khoán trên 1.000 Rupees. Đối với quyền chọn chỉ số chứng khốn có thời gian đáo hạn là 3 tháng áp dụng như sau: 50 Rupees nếu chỉ số chứng khoán nhỏ hơn 2.000 điểm và 100 Rupees nếu chỉ số lớn hơn 2.000 điểm.

- Điều kiện để tự động thực hiện quyền chọn: vào ngày đáo hạn, các hợp đồng

quyền chọn chứng khoán đơn lẻ có giá trị nội tại từ 5 Rupees trở lên ứng với giá chứng khoán từ 500 Rupees trở xuống và giá trị nội tại từ 10 Rupees trở lên ứng với giá chứng khoán trên 500 Rupees mới được thực hiện. Đối với quyền chọn chỉ số chứng khốn phải có giá trị nội tại dao động từ các mức 6, 8, 12, 16, 18 và 24 điểm (tùy theo loại chỉ số chứng khoán) trở lên ứng với các mức điểm khác nhau của các chỉ số chứng khốn vào ngày đáo hạn thì quyền chọn mới được tự động thực hiện.

- Cơ chế thành viên: các cơng ty và cá nhân có thể trở thành thành viên nếu đáp

ứng đầy đủ các điều kiện của NSE và SEBI, thành viên giao dịch chỉ được thực hiện chức năng giao dịch và phải ký hợp đồng thanh toán với thành viên thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, thành viên thanh toán bù trừ cũng đồng thời là một thành viên giao dịch của NSE, chịu trách nhiệm thanh toán và bù trừ cho tất cả các hoạt động giao dịch của bản thân và của các thành viên khác. Một thành viên thanh toán bù trừ tự doanh khơng được thanh tốn và bù trừ cho các thành viên khác. Thành viên thanh toán bù trừ chuyên biệt khơng là thành viên giao dịch, điển hình ở đây là các ngân hàng chỉ chuyên phụ trách thanh toán và bù trừ cho tất cả các thành viên của NSE. Các thành viên bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về tiền đặt cọc và duy trì một khối lượng tài sản thanh khoản ròng với NSE theo quy định dành cho thành viên để được quyền tham gia giao dịch và thanh toán. Trong trường hợp thành viên thanh tốn bù trừ khơng đáp ứng yêu cầu về tài sản thanh khoản ròng, NSCCL sẽ kiến nghị với NSE xem xét rút quyền của thành viên đó.

- Đại lý giao dịch: đại diện và xử lý các giao dịch với nhà đầu tư cho thành viên

giao dịch, các đại lý giao dịch bắt buộc phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận bởi SEBI, thành viên giao dịch phải chịu trách nhiệm cho đại lý giao dịch của mình nếu đại lý giao dịch không đăng ký kinh doanh với SEBI.

- Cơ chế giao dịch: để tham gia giao dịch, nhà đầu tư phải mở một tài khoản tại

thành viên giao dịch của NSE, khi đặt lệnh nhà đầu tư phải có tiền trong tài khoản để đáp ứng yêu cầu thanh toán, các lệnh được thực hiện trên cơ sở giao dịch trực tuyến, kết nối giữa nhà đầu tư, thành viên giao dịch và NSE theo phương thức khớp lệnh liên tục, các lệnh sau khi khớp sẽ được bù trừ và thanh toán giữa NSCCL và các thành viên thanh toán bù trừ của NSE. Vào ngày đáo hạn các hợp đồng quyền chọn sẽ bị hủy bỏ nếu không được thực hiện.

1.6.2.4 Số lượng hợp đồng giao dịch quyền chọn trên NSE:

(Năm tài chính từ ngày 01 tháng 04 đến hết 31 tháng 03 năm sau).

NSE bắt đầu có giao dịch quyền chọn chỉ số chứng khốn từ tháng 06 năm 2001 với số lượng tháng đầu tiên chỉ đạt 8.661 hợp đồng và đến hết ngày 31 tháng 03 năm 2002 đạt mức 175.900 hợp đồng, số lượng hợp đồng quyền chọn chỉ số tăng kỷ lục từ năm 2003-2004 và đạt mức 650.638.557 hợp đồng trong năm tài chính 2010- 2011. Quyền chọn cổ phiếu bắt đầu vào tháng 07 năm 2001 với số lượng tháng đầu tiên chỉ đạt 17.828 hợp đồng và đến hết ngày 31 tháng 03 năm 2002 đạt mức

(Năm) S ố lư ợng h ợp đồ ng ( ngà n)

Hình 1.5: Số lượng hợp đồng giao dịch quyền chọn trên NSE:

1.037.529 hợp đồng, số lượng hợp đồng tăng nhẹ trong các năm tài chính 2004- 2005, 2005-2006 và 2006-2007, từ năm 2007 tăng nhanh chóng và đạt mức 32.508.393 hợp đồng vào năm tài chính 2010-2011.

Qua đồ thị cho ta thấy, ban đầu quyền chọn chỉ số có số lượng hợp đồng giao dịch rất thấp nhưng sau đó tăng mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng khoảng 95% tổng số các giao dịch quyền chọn trong năm tài chính 2010-2011.

1.6 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

- Lựa chọn chứng khoán giao dịch quyền chọn:

CBOE lúc đầu chỉ thực hiện giao dịch quyền chọn mua đối với 16 chứng khoán cơ sở và sau 04 năm hoạt động mới áp dụng quyền chọn bán, sau 10 năm mới áp dụng quyền chọn chỉ số chứng khoán. NSE áp dụng duy nhất quyền chọn kiểu Châu Âu cho tất cả giao dịch quyền chọn chứng khoán, thực hiện giao dịch gần như đồng thời quyền chọn chỉ số chứng khoán và quyền chọn cổ phiếu, trong đó giao dịch quyền chọn chỉ số vào tháng 06 năm 2001 và quyền chọn đối với 224 cổ phiếu vào tháng 07 năm 2001. Trong giai đoạn đầu, giao dịch quyền chọn cổ phiếu có số lượng hợp đồng cao hơn hẳn quyền chọn chỉ số nhưng chỉ sau vài năm quyền chọn chỉ số đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng vượt qua số lượng hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, năm tài chính 2010-2011 quyền chọn chỉ số chiếm tới 95% với 650.638.557 hợp đồng trong tổng số 683.146.950 hợp đồng quyền chọn chứng khốn. Do đó, đối với Việt Nam khi áp dụng quyền chọn vào TTCK không nhất thiết phải trãi qua từng giai đoạn mà có thể áp dụng được ngay quyền chọn mua bán cổ phiếu và quyền chọn chỉ số chứng khoán.

- Những quy định về giao dịch quyền chọn chứng khoán:

+ Quy định điều kiện dành cho các thành viên giao dịch, thành viên thanh toán bù trừ như về tiền đặt cọc, duy trì một khối lượng tài sản thanh khoản rịng với Trung tâm thanh tốn bù trừ của sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán.

+ Quy định số lượng tài sản cơ sở cho mỗi hợp đồng quyền chọn chứng khoán, ngày tháng bắt đầu và đáo hạn cụ thể, ngày giao dịch cuối cùng, giá thực hiện và số

lượng hợp đồng quyền chọn khi có sự điều chỉnh về cổ tức hoặc chia tách hay gộp cổ phiếu của chứng khoán.

+ Lựa chọn kiểu giao dịch quyền chọn Mỹ hay Châu Âu sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

+ Quy định điều kiện để tự động thực hiện quyền chọn, dựa trên giá thực hiện và giá thị trường của chứng khoán cơ sở, biên độ giao động giá cho các giao dịch quyền chọn chứng khoán, các loại lệnh giao dịch trực tuyến sao cho phù hợp với thực tế.

+ Quy định về giới hạn vị thế toàn thị trường cho thành viên giao dịch và nhà đầu tư nhằm mục đích bình ổn thị trường quyền chọn, đề phòng các hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia giao dịch.

- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với hoạt động của Sàn giao dịch quyền chọn:

Quyền chọn chứng khốn có cách thức giao dịch tương đối phức tạp với sự tham gia của nhiều bên: người mua, người bán, người môi giới quyền chọn, công ty chứng khốn, Cơng ty niêm yết, cơng ty thanh tốn, cơng ty lưu ký quyền chọn,… do đó cần xây dựng hệ thống cơng nghệ thông tin phù hợp với hoạt động và sự phát triển của Sàn giao dịch quyền chọn. Xu hướng chun mơn hóa và ứng dụng cơng nghệ thơng tin là tất yếu trong q trình phát triển của thị trường quyền chọn.

- Xây dựng hệ thống giám sát quản lý:

Các sàn giao dịch quyền chọn chứng khốn trên thế giới đều có Ủy bản giám sát, thực hiện giám sát về điều kiện giao dịch, giới hạn vị thế cũng như các hoạt động liên quan đến giao dịch quyền chọn. Do đó, khi ứng dụng chứng khốn phái sinh trên TTCKVN cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn

- Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin:

Tất cả giao dịch quyền chọn đều dựa trên sự biến động giá chứng khoán cơ sở, mà sự biến động giá chứng khoán cơ sở một phần dựa trên kỳ vọng của nhà đầu tư trên thị trường thông qua những thông tin mà họ nhận được. Do đó, minh bạch

thơng tin là điều kiện để nhà đầu tư có cơ sở rõ ràng để thực hiện các quyết định đầu tư.

Cần tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với các thông tin được công bố của các cơng ty niêm yết nhằm tăng tính minh bạch, cơng bằng và độ tin cậy của các thông tin được cơng bố từ đó gia tăng thêm niềm tin cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần có chế tài xử lý hình sự đối với những hành vi cố tình cơng bố thơng tin sai lệch và thiếu trung thực nhằm trục lợi để bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhà đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết về quyền chọn chứng khốn, vai trị của hợp đồng quyền chọn đối với các nhà đầu tư, phân tích những rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp mua hay bán quyền chọn, các yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn, làm sáng tỏ vai trị và lợi ích của cơng cụ quyền chọn trong việc phịng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư. Từ những phân tích đó, giúp đưa ra các chiến lược phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường, để các nhà đầu tư có thể vận dụng khi giao dịch trên thị trường quyền chọn.

Tìm hiểu các quy định và quy trình hoạt động của sàn giao dịch quyền chọn CBOE tại Mỹ và NSE tại Ấn Độ, từ đó rút ra những nhận định đánh giá cần thiết từ thực tế của cả hai sàn giao dịch để có những bước đi phù hợp trong q trình triển khai ứng dụng công cụ quyền chọn vào TTCKVN trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN

TẠI VIỆT NAM

Sự ra đời của TTCKVN được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK TP.HCM vào ngày 20 tháng 07 năm 2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28 tháng 07 năm 2000 với chỉ 02 loại cổ phiếu được niêm yết, tổng giá trị vốn niêm yết của hai loại cổ phiếu này vào khoảng 270 tỷ đồng. Lúc này, trên TTCKVN VN-Index là chỉ số duy nhất đại diện cho các cổ phiếu được niêm yết trên TTGDCK TP.HCM và nó là chỉ số phản ánh mức giá trên TTCK trong một ngày cụ thể so sánh với mức giá cả tại thời điểm gốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại việt nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)