Rủi ro từ cơ chế chính sách quản lý thị trường:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại việt nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư (Trang 42 - 45)

6. Kết cấu của luận văn:

2.2 Những rủi ro đối với nhà đầu tư khi đầu tư trên thị trường chứng khoán

2.2.1 Rủi ro từ cơ chế chính sách quản lý thị trường:

Đây là rủi ro mang tính hệ thống nên có tác động đến toàn bộ hoạt động của TTCK. Đầu tiên, Ngân hàng Nhà Nước ban hành chỉ thị 03 vào ngày 28 tháng 05 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 07 năm 2007. Nội dung chính là khống chế dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán phải dưới 3% tổng dư nợ của các ngân hàng, đồng thời với đó có văn bản hướng dẫn và quy định tỷ lệ này phải được giảm xuống với thời hạn cuối cùng là ngày 31 tháng 12 năm 2007. Hầu hết ngân hàng quốc doanh không mặn mà với việc cho vay để kinh doanh cổ phiếu. Ngân hàng thương mại cổ phần thì quan tâm hơn, nhưng dư nợ cho vay lại nhỏ, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều có tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khốn vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Chỉ thị 03. Cửa vay tại các ngân hàng cổ phần đã khó, nhiều nhà đầu tư hy vọng vào các ngân hàng quốc doanh vì hầu hết đều đang dưới mức 2%. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng quốc doanh đều đề cập đến khả năng sẽ giảm dư nợ loại này, thay vì tiếp cận mức cho phép. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư mất đi nguồn hỗ trợ tài chính từ ngân hàng nên đã chủ động tìm kiếm vốn từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả nguồn tiền tiết kiệm, tiền của người thân ở nước ngoài chuyển về, tiền từ kinh doanh bất động sản… cũng được chuyển sang đầu tư chứng khốn. Mặt khác cũng có nhiều nhà đầu tư phải bán cổ phiếu nhằm thu hồi lại một phần tiền để trả nợ cho ngân hàng. Khi luồng tiền tài trợ cho kênh đầu tư chứng khoán bị giới hạn đã làm cho thị trường trở nên ảm đạm và giao dịch trầm lắng.

Ngày 01 tháng 02 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN, điểm chính của Quyết định 03 là hạn mức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán là 20% vốn điều lệ thay vì 3% tổng dư nợ, mặt khác các khoản vay để đầu tư chứng khốn thuộc nhóm tài sản có

TTCK. Đầu năm 2008, có khoảng 10 ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ trên 2.000 tỷ đồng, một số đạt trên 3.000 tỷ đồng, với hạn mức 20% vốn điều lệ, một ngân hàng có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng chỉ được cấp tối đa 400 tỷ đồng cho vay đầu tư chứng khoán. Nếu theo hạn mức 3% tổng dư nợ của chỉ thị 03, một ngân hàng với quy mô vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, tổng dư nợ thường ở mức 20.000 tỷ đồng, lượng tín dụng có thể lên đến 600 tỷ đồng cho vay chứng khoán. Việc quy định hạn mức cho vay bằng 20% vốn điều lệ, nâng hệ số rủi ro lên đã làm chi phí vốn cho các khoản vay đầu tư chứng khoán tăng cao so với chi phí vốn của các khoản cho vay khác. Do đó đã làm cho lãi vay đầu tư chứng khốn tăng và có tác động trực tiếp làm giảm tổng cầu về vay đầu tư chứng khoán.

Ngày 20 tháng 05 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thơng tư 13/2010/ TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2010, thay thế các Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN, Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN, khoản 1 và khoản 2 điều 4 Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thơng tư này đã gây tác động ngay đến các ngân hàng, khiến họ phải lên kế hoạch thu xếp lại nguồn vốn tự có qua việc thối bớt vốn hay quyết định rút lui khơng rót thêm vốn cho các đợt phát hành cổ phiếu tăng thêm tại các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó, khi thơng tư sắp đến ngày có hiệu lực thi hành đã phần nào tạo áp lực tâm lý cho các nhà đầu tư chứng khoán khiến họ bán bớt cổ phiếu đang nắm giữ để thu hồi vốn trước dự đoán thị trường sẽ giảm khi thơng tư 13 có hiệu lực.

Ngày 27 tháng 09 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 19/2010/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, điểm thay đổi chính trong thơng tư 19 so với thông tư 13 là tăng thêm nguồn vốn cho vay cho hệ thống ngân hàng, cụ thể Ngân hàng thương mại được phép dùng các khoản tiền gửi sau làm nguồn vốn huy động để cho vay: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, 25% tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức trong nước và vốn vay các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên hiện có tại ngân hàng. Theo đánh giá của một số chuyên gia, Thơng tư 19 sửa đổi đã có một số điều chỉnh

kỹ thuật “thoáng” hơn nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn. Mặc dù đã được điều chỉnh theo hướng tích cực, thơng tư 19 vẫn được xem là tác nhân gây ra sự lo lắng về khả năng thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng, khi các ngân hàng đồng loạt giảm hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản... nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp theo quy định.

Ngày 01 tháng 03 năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát. Trong đó, bắt buộc các ngân hàng kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tăng tổng phương tiện thanh tốn khoảng 15%-16%; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, cơ cấu lại dư nợ, ưu tiên cho sản xuất kinh doanh. Bắt buộc các tổ chức tín dụng giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, cụ thể đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22%; đến 31 tháng 12 năm 2011, tỷ trọng này tối đa là 16%. Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 06 tháng cuối năm 2011 và năm 2012. Các quy định này đã làm cho TTCK mất đi bớt một phần nguồn vốn hỗ trợ và thị trường có xu hướng đi xuống.

Trong thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 06 năm 2011, có 05 nội dung mới được các nhà đầu tư và cũng như các cơng ty chứng khốn đặc biệt quan tâm: điểm đầu tiên, cho phép mỗi nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản tại nhiều cơng ty chứng khốn khác nhau, thay vì chỉ cho phép mở một tài khoản ở một công ty chứng khoán; điểm thứ hai, nhà đầu tư mua và bán cùng một loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch nhưng không được mua-bán cùng lúc mà chỉ được thực hiện lệnh mua/bán khi lệnh bán/mua trước đã hoàn tất, mặt khác phải đảm bảo giao dịch là tài sản thực (nhà đầu tư đứng tên sở hữu); điểm thứ ba, tài khoản giao dịch ủy quyền, cho phép cá nhân ủy quyền cho cơng ty chứng khốn, mà khơng được ủy quyền cho nhân viên môi giới; điểm thứ tư, tổ chức niêm yết được mua lại cổ phiếu lô lẻ để

làm cổ phiếu quỹ và số cổ phiếu này không bị ràng buộc nắm giữ trong vòng 6 tháng như trước đây; điểm cuối cùng là chính thức cho phép thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ, tuy nhiên nhà đầu tư phải đáp ứng tỷ lệ ký quỹ theo quy định. Thực tế trong thời gian vừa qua, việc nhà đầu tư cầm cố tài sản tại cơng ty chứng khốn khi giao dịch ký quỹ bị thua lỗ là khá phổ biến. Vì vậy, hoạt động này thực tế cũng gây ra nhiều tranh chấp do chưa có quy định pháp luật và trong những trường hợp như vậy, nhà đầu tư hầu như phải gánh chịu thiệt thịi. Tuy nhiên, việc thơng tư ban hành rất chậm so với thực tế đã diễn ra trong thời gian dài vừa qua, làm gia tăng rủi ro cho các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch trên TTCK, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân với trình độ và kiến thức cịn hạn chế sẽ là đối tượng hứng chịu nhiều rủi ro nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại việt nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)