6. Kết cấu của luận văn:
2.2 Những rủi ro đối với nhà đầu tư khi đầu tư trên thị trường chứng khoán
2.2.2 Rủi ro từ phía tổ chức phát hành:
Nhìn chung các cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn hiện nay cịn chưa đáp ứng yêu cầu trong việc cơng bố thơng tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Chính vì vậy, khi bỏ vốn để đầu tư trên TTCK, nhà đầu tư chịu rất nhiều rủi ro. Báo cáo tài chính là một nguồn cung cấp thơng tin quan trọng cho các nhà đầu tư nhằm hỗ trợ họ đưa ra các quyết định tối ưu khi đầu tư trên thị trường. Vì vậy, ngày 18 tháng 04 năm 2007, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 38/2007/TT-BTC quy định về việc công bố thông tin trên TTCK. Nội dung chính quy định, cơng bố thơng tin phải do phải do Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hay người được ủy quyền thực hiện, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cơng bố, thơng tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp Luật, việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo UBCKNN cũng như TTGDCK. Tuy nhiên, do không yêu cầu đăng tải toàn văn Báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài chính năm, chính điều này khi đem áp dụng vào thực tiễn đã gây ra nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư, việc thiếu văn bản báo cáo kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng báo cáo tài chính, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Do đó, ngày 15 tháng 01 năm 2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư
số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK, Thơng tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2010. Nội dung chính là các quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng và tổ chức niêm yết nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư. Thông tư 09 bổ sung thêm việc cơng bố báo cáo bán niên và kèm theo tồn bộ báo cáo kết quả cơng tác sốt xét báo cáo tài chính bán niên, bắt buộc các cơng ty niêm yết phải đăng tải toàn văn báo cáo kiểm tốn tài chính năm. Ngồi ra, Thơng tư cũng bổ sung các trường hợp tổ chức niêm yết phải công bố thông tin bất thường đối với một số sự kiện như: nghị quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị liên quan đến vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ; góp vốn có giá trị từ mười phần trăm trở lên tổng tài sản của tổ chức niêm yết vào một tổ chức khác; góp vốn có giá trị từ năm mươi phần trăm trở lên tổng vốn của cơng ty nhận vốn góp…
Mặc dù với quy định về việc cơng bố thơng tin ngày càng hồn thiện hơn, đặt biệt quy định về thời hạn công bố là rất rõ ràng, như thời hạn hồn thành báo cáo tài chính q trước là ngày thứ hai mươi của tháng đầu quý tiếp theo, thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính năm chậm nhất là chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Tuy vậy, tính đến ngày 25 tháng 01 năm 2011, trên các website của HOSE và HNX, chỉ có một số ít công ty niêm yết công bố thông tin báo cáo tài chính quý 04 năm 2010, phần lớn cịn lại là các thơng báo xin gia hạn nộp báo cáo quý. Cụ thể tại TP.HCM, theo Bà Trần Thị Anh Đào, Giám đốc Phòng Quản lý niêm yết HOSE cho biết, tính đến thời điểm ngày 25 tháng 01 năm 2011, Sở mới nhận được thông tin báo cáo quý 04 năm 2010 của khoảng 30 công ty niêm yết. Các công ty niêm yết đưa ra rất nhiều lý do nhằm giải trình cho việc chậm nộp báo cáo tài chính quý, nhưng nhìn chung nguyên nhân chủ yếu là phải kiểm tra đối chiếu số liệu và tập hợp các chứng từ để thanh quyết toán trong năm. Cụ thể như trường hợp Công ty cổ phần Pin ắc quy Miền Nam (PAC) đưa ra lý do cho việc xin gia hạn nộp báo cáo tài chính quý 04 năm 2010 với nguyên nhân Công ty phải tập hợp báo cáo từ các đơn vị trực thuộc; mặt khác, trong năm 2010, Công ty đang thi công dự án đầu tư nhà máy ắc quy mới nên cơng việc cần có thời gian để đối chiếu, so sánh số liệu; Công ty cổ
phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) thì lý giải do một số công ty con và công ty thành viên của công ty đang tiến hành kiểm tốn báo cáo tài chính q 04 năm 2010 và cả năm 2010, nên việc tổng hợp báo cáo tài chính quý 04 năm 2010 của công ty mẹ gặp nhiều khó khăn. Đối với báo cáo tài chính năm, tính đến ngày 07 tháng 04 năm 2011, mới có 219 trong số hơn 290 cơng ty niêm yết có báo cáo tài chính kiểm tốn đã được cơng bố trên website của HOSE. Về báo cáo tài chính quý 01 năm 2011, tính đến hết tháng 05 năm 2011 vẫn cịn 14 cơng ty chưa cơng bố báo cáo tài chính q 1 năm 20211. Cơng ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) cho biết, hiện công ty đang chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin cũ sang mới nên cần thêm thời gian hoàn thiện để đưa vào hoạt động. Do đó ảnh hưởng đến thời gian hồn thành báo cáo tài chính q 01, cơng ty xin gia hạn nộp báo cáo tài chính quý riêng lẻ và hợp nhất chậm nhất đến ngày 05 tháng 07 năm 2011. Chưa kể trường hợp doanh nghiệp gia hạn nộp báo cáo tài chính nhưng đến thời hạn vẫn khơng có, đơn cử như công ty cổ phần Gạch Men Chang Yih (CYC) xin gia hạn nộp báo cáo tài chính quý 01 năm 2011, nhưng đến ngày 03 tháng 06 năm 2011 vẫn chưa thấy công ty cơng bố, bên cạnh đó thậm chí cịn khơng ít cơng ty niêm yết không công bố thông tin xin gia hạn nộp báo cáo, điều này cho thấy nhiều công ty niêm yết rất coi thường các quy định của pháp luật.
Với việc chậm trễ trong công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn trong thời gian vừa qua, đã làm cho các nhà đầu tư thiếu cơ sở đánh giá thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này. Chính vì vậy, nhà đầu tư không thể đánh giá được giá trị của cổ phiếu mà mình mua-bán, từ đó làm gia tăng hơn rủi ro cho họ khi tham gia đầu tư trên TTCK, bởi kết quả đầu tư gần như chỉ đơn giản là mua thấp và bán cao.
2.2.3 Rủi ro từ phía bản thân nhà đầu tư:
Tâm lý đám đông vẫn chi phối mạnh mẽ trong thời gian qua, mặc dù TTCKVN đã trãi qua trên 10 năm hình thành và phát triển, số lượng các cơng ty niêm yết và giá trị vốn hóa thị trường đã tăng rất lớn so với lúc ban đầu. Bên cạnh sự phát triển của thị trường là sự gia tăng không ngừng của các nhà đầu tư, theo thống kê của
UBCKNN, kết thúc năm 2010, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng mạnh với tổng số trên 01 triệu tài khoản, tăng 1,2 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, chiếm tỷ lệ áp đảo của số tài khoản nói trên vẫn là của các nhà đầu tư cá nhân, tỷ trọng giá trị giao dịch hằng ngày của nhà đầu tư tổ chức chỉ chiếm khoảng 20% tồn thị trường, cịn lại 80% thuộc về nhà đầu tư cá nhân. Chính điểm này, cho thấy phần lớn nhà đầu tư trên TTCKVN chưa mang tính chun nghiệp, cịn nhiều mặt hạn chế về kiến thức tài chính - chứng khốn, thời gian thu thập và nghiên cứu thông tin, khơng am hiểu thị trường, vốn đầu tư ít..., hành vi mua bán của nhà đầu tư cá nhân thường theo đám đơng, thích "lướt sóng" ngắn hạn, bất chấp cảnh báo thua lỗ là hệ quả điển hình khiến thị trường khi tăng thì lên q nóng, khi giảm cũng rất nhanh. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý đám đông phát triển mạnh mẽ, từ đó đã làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường.
Việc sử dụng địn bẩy tài chính của nhà đầu tư khá đa dạng, nhiều hình thức hợp tác đầu tư, dịch vụ tài chính cũng đang được sử dụng, nhất là việc sử dụng giao dịch ký quỹ đã làm cho khơng ít nhà đầu tư trắng tay. Với số tiền cố định ban đầu, nhà đầu tư có thể vay mượn từ chính CTCK, việc sử dụng giao dịch ký quỹ đã làm cho số tiền của nhà đầu tư tăng lên gấp mấy lần để kinh doanh cổ phiếu. Tuy nhiên khi TTCK đi xuống, giá các cổ phiếu giảm sâu sẽ làm cho nhà đầu tư thua lỗ nhanh chóng, thậm chí có trường hợp thị giá cổ phiếu đang nắm giữ thấp hơn số tiền nợ phải trả cho CTCK. Trên thực tế nếu áp dụng giao dịch ký quỹ đúng thời điểm là rất có lợi vì nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận lớn khi số vốn đầu tư ban đầu có hạn, nhưng ngược lại khi thị trường xấu, hình thức đầu tư này rất nguy hiểm, càng sử dụng nhiều thì số tiền thua lỗ càng lớn.
Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thông tin và tự đánh bóng, thổi giá hoặc thậm chí lừa đảo và thơng đồng có tổ chức của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ sức gây biến động thị trường, việc này gây thiệt hại lớn đến lợi ích của các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK. Vụ bộ 03 cá nhân gồm ông Nguyễn Văn Vinh, bà Thái Thụy Tuyết Ngân và bà Đỗ Thị Thanh Thủy đã dùng 23 tài khoản
giao dịch để thông đồng với nhau thực hiện mua và bán cổ phiếu MKV, cụ thể trong thời điểm từ ngày 01 tháng 04 năm 2010 đến ngày 24 tháng 12 năm 2010, giá cổ phiếu đã tăng từ 11.800 đồng/cổ phiếu lên 79.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 18 tháng 08 năm 2010, trong suốt thời gian này, hầu như MKV tăng giá liên tục, chỉ xuất hiện vài đợt điều chỉnh ngắn và nhẹ, sau đó từ tháng 11 năm 2010 đến giữa tháng 12 năm 2010, cổ phiếu MKV giảm sàn liên tục và trở về mức thấp nhất 19.900 đồng/cổ phiếu. Với sự việc trên, phần nào đã cho thấy tâm lý đám đông, khiến nhiều người đầu tư theo phong trào, theo tin đồn là chính, với số lượng hàng vạn nhà đầu tư khơng biết có bao nhiêu phần trăm đầu tư vì có thơng tin do tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về doanh nghiệp. Chính vì vậy, với việc đầu tư khơng dựa vào tình hình của doanh nghiệp cũng như bị tác động bởi tâm lý đám đông trên TTCK càng làm gia tăng rủi ro cho các nhà đầu tư.
2.2.4 Rủi ro do tính thanh khoản thấp của chứng khốn:
Tính thanh khoản của chứng khốn là khái niệm thể hiện khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại, thị trường thanh khoản cao là ở đó ln sẵn có nhiều người mua và bán trong cùng một thời gian. Khi chọn chứng khoán đầu tư, nhà đầu tư phải xem xét đến khả năng bán lại để tái tạo nguồn vốn đầu tư, nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó chuyển nhượng hoặc phải chịu lỗ khi bán, nếu nhà đầu tư mua chứng khốn kém tính thanh khoản, khi bán lại chứng khốn đó thì phải chịu lỗ vốn so với ban đầu hoặc bắt buộc tiếp tục nắm giữ vì rất khó có thể bán với mức giá khi mua vào để thu hồi lại tồn bộ vốn đã bỏ ra. Vì vậy, tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, một khi thị trường càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của chứng khốn giao dịch càng tăng lên.
Quá trình khảo sát thực tế từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2011, đo lường thanh khoản cả về giá trị tuyệt đối và tương đối của các cổ phiếu trên cả hai sàn cho thấy sự phân hóa rõ nét về yếu tố thanh khoản, thanh khoản tương đối của hầu hết các cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất lại ở mức thấp nhất thị trường.
Tính thanh khoản tuyệt đối của cổ phiếu thể hiện qua khối lượng giao dịch hằng ngày của cổ phiếu đó trên thị trường, nhà đầu tư khi tham gia thị trường thường chú
ý xem các cổ phiếu đang được giao dịch với khối lượng bao nhiêu vì đó là cái nhìn sơ bộ để có thể đánh giá được tính thanh khoản của cổ phiếu và đó cũng là một yếu tố có tính chất quyết định trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Khi xem xét Top 50 mã cổ phiếu có tỷ trọng giao dịch lớn nhất so với giao dịch của tồn thị trường, chỉ có 01 mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng trên 5% là KLS (5,16%); từ trên 3% đến 5% là VND (4,02%), PVX (3,67%), STB (3,66%); từ 2% đến 3% chỉ có SSI (2,81%); tỷ trọng từ 1% đến 2% có 11 mã cổ phiếu là VCG(1,93%), SHN(1,84%), SHB(1,79%), HBB(1,61%), THV(1,54%), BVS(1,39%), REE(1,38%), ITA(1,31%), EIB(1,24%), SCR(1,12%), ITC(1,01%), các mã cổ phiếu cịn lại đều có tỷ trọng khối lượng giao dịch dưới mức 1% so với toàn thị trường. Số lượng cổ phiếu có thanh khoản bình quân trên 1 triệu đơn vị/ngày chỉ có 10 mã, chiếm tỷ lệ 1,45% rất nhỏ so với 688 mã khảo sát. Số lượng cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân một ngày dưới 50 ngàn đơn vị có 472 mã chiếm trọng 68,6%, trong đó tại HOSE là 173 mã, HNX là 299 mã.
Bảng 2.1: Thống kê mức độ thanh khoản tuyệt đối theo số lượng mã cổ phiếu
KLGDTB (V) Số lượng mã chứng khoán Tỷ lệ V>=2.000.000 4 0,58% 2.000.000>V>=1.000.000 6 0,87% 1.000.000>V>=500.000 15 2,18% 500.000>V>=300.000 31 4,51% 300.000>V>=200.000 22 3,20% 200.000>V>=100.000 64 9,30% 100.000>V>=50.000 74 10,76% V<50.000 472 68,60% CỘNG: 688 100%
KLGDTB (V): Khối lượng giao dịch trung bình ngày từ ngày 04 tháng 01 đến ngày 30 tháng 09 năm 2011.
Một cổ phiếu có thể được coi là thanh khoản với thị trường khi có khối lượng giao dịch lớn như trong phần khảo sát trên, nhưng có thể lại khơng được coi là thanh khoản với chính những cổ đơng đang sở hữu những cổ phiếu đó do khối lượng giao dịch lại ở mức rất thấp so với khối lượng lưu hành của chính cổ phiếu. Xét Top 50
mã cổ phiếu có tỷ trọng giao dịch lớn nhất so với khối lượng lưu hành của cổ phiếu đó, chỉ duy nhất có 03 mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng trên 3% là SHN (3,90%), LCM (3,49%), PVA(3,19%), tỷ trọng từ 2% đến 3% có 09 mã lần lượt là VND (2,69%), VMD (2,67%), CVN (2,38%), AAA (2,34%), CTI (2,33%), PVG (2,30%), DZM (2,25%),VE9 (2,11%), STP(2,03%); tỷ trọng từ 1% đến dưới 2% có 42 mã cổ phiếu, 634 mã cổ phiếu cịn lại có tỷ trọng giao dịch so với cổ phiếu lưu hành dưới mức 1%. Kết quả thống kê tính thanh khoản tương đối của cổ phiếu cho thấy có sự tập trung rõ nét khi có đến 634 mã cổ phiếu có RLI nằm dưới mức 1%, nói cách khác mỗi ngày chỉ có chưa đầy 1% số lượng lưu hành của cổ phiếu đó được giao dịch. Hầu hết các mã cổ phiếu có tính thanh khoản tương đối thấp tập trung trong khoản dưới 0,5%, RLI dưới 0,1% có thể coi là thanh khoản cực thấp và có đến 255 mã chiếm tỷ trọng 37,06% trong số 688 mã khảo sát.
Bảng 2.2: Thống kê mức độ thanh khoản tương đối theo số lượng mã cổ phiếu
Chỉ số thanh khoản tương đối (RLI) Số mã chứng khoán Tỷ lệ RLI>=5% 0 0,00% 5%>RLI>=4% 0 0,00% 4%>RLI>=3% 3 0,44% 3%>RLI>=2% 9 1,31% 2%>RLI>=1% 42 6,10% 1%>RLI>=0.5% 71 10,32% 0.5%>RLI>=0.1% 308 44,77% RLI <0.1% 255 37,06% CỘNG: 688 100% Ghi chú : RLI = KLGDTB/KLCPLH (%)
KLCPLH : Khối lượng cổ phiếu lưu hành
Chỉ số RLI có thể được sử dụng để đánh giá khả năng tác động vào giá của một cổ phiếu, cổ phiếu có RLI càng thấp khả năng tác động vào giá chứng khoán càng cao, do dó những mã cổ phiếu có RLI q thấp khơng nên được chọn để giao dịch quyền chọn. Khi xét Top 50 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường tính theo giá đóng cửa ngày 30 tháng 09 năm 2011, chỉ có duy nhất 01 mã có RLI cao hơn 1% là