Sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại việt nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư (Trang 36 - 41)

6. Kết cấu của luận văn:

2.1 Sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam:

Trong giai đoạn đầu khi mới ra mắt chỉ số VN-Index tăng liên tục và đạt 571,04 điểm vào ngày 25 tháng 06 năm 2001, việc tăng điểm chủ yếu do cầu về cổ phiếu rất lớn nhưng nguồn cung cổ phiếu lại rất thấp, điều này tạo ra sự mất cân đối về cung- cầu trên thị trường góp phần đẩy giá cổ phiếu tăng cao. Ngoài ra trong thời gian này chính phủ quy định biên độ dao động giá trong phạm vi hẹp nhằm mục đích duy trì sự ổn định của giá cổ phiếu, ban đầu biên độ dao động giá trong phạm vi ±2% cho mỗi phiên. Tuy nhiên sang 06 tháng cuối năm 2001 chỉ số VN-Index có sự điều chỉnh theo xu hướng giảm, nguyên nhân giảm này chủ yếu do sự tăng trưởng trước đây không xuất phát từ sự phát triển thực sự của các công ty niêm yết và một phần do tâm lý hoang mang của nhà đầu tư. Từ năm 2002 đến năm 2005, TTCKVN chứng kiến chỉ số VN-Index có lúc tăng lúc giảm, ngày 08 tháng 03 năm 2005 đánh dấu một sự kiện đặt biệt bằng việc HASTC chính thức đi vào hoạt động, cũng trong năm này TTCKVN đón nhận tín hiệu mới khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được tăng lên từ 30% đến 49% trừ lĩnh vực ngân hàng. Mặc cho những thông tin trên, TTCKVN kết thúc năm 2005 vẫn chưa có bước đột phá nào đáng kể. Theo thống kê của UBCKNN, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị TTCKVN đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% GDP, thị trường lúc này có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái

phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch. Tất cả những số liệu này chứng tỏ dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng.

Năm 2006 chứng kiến sự phát triển đột phá của TTCKVN khi cả hai TTGDCK TP.HCM và Hà Nội đều có hoạt động giao dịch trở nên sôi nổi và nhộn nhịp hơn so với trước đây, quy mơ niêm yết và tính thanh khoản của thị trường đều tăng mạnh. Nếu như năm 2005 bình quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006 con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị tăng gần 3,93 lần. Tính đến cuối năm 2006, TTGDCK TP.HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá trên 72.000 tỷ đồng, tại HASTC số lượng chứng khoán giao dịch tăng nhanh chóng lên 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 29.000 tỷ đồng. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu năm đến giữa năm 2006, TTCKVN trở thành nơi có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất thế giới, tính riêng về mức vốn hóa cổ phiếu đến cuối năm 2006, khối lượng vốn hóa của tồn thị trường đã tăng gấp nhiều lần so với đầu năm. Toàn bộ TTCK tập trung của Việt Nam có 193 cổ phiếu với mức vốn hóa đã đạt tới 220.000 tỷ đồng tương đương với khoảng 13,8 tỷ USD, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khốn trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2007 đánh dấu sự kiện quan trọng khi Luật Chứng khốn có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho TTCKVN phát triển, bên cạnh đó là sự bùng nổ của thị trường, chỉ trong ba tháng đầu năm chỉ số Index ở cả hai sàn đều tăng kỷ lục, cụ thể chỉ số VN-Index đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7 năm hoạt động và Hastc-Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm sau 2 năm hoạt động, tổng giá trị vốn hóa của thị trường trong cuối tháng ba đạt khoảng 398.000 tỷ đồng. Nhân tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong giai đoạn này phải kể đến sức cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên tăng lên rất cao, tại sàn TP.HCM bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, sàn Hà Nội trên 300 tỷ đồng. Sau

ba tháng tăng trưởng nóng, TTCKVN bước vào giai đoạn điều chỉnh từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2007. VN-Index chỉ trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm vào ngày 24 tháng 04 năm 2007, Hastc-Index trở về mốc 321,44 điểm. Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong 1 thời gian ngắn khiến giá giao dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức giá thiết lập vào đầu năm 2007. Thị trường có một đợt hồi phục vào cuối tháng 5 năm 2007 khi VN-Index quay trở về mốc 1.107,52 điểm vào ngày 23 tháng 05 năm 2007, nhưng do tác động của các chính sách kiềm chế thị trường trước đó như Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập cá nhân,…., TTCK nhanh chóng trở lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh trong đầu tháng 8, thị trường xác lập mức đáy 883,9 điểm của VN-Index vào ngày 06 tháng 08 năm 2007 và 247,37 điểm của Hastc-Index vào ngày 23 tháng 08 năm 2007. Sang đầu tháng 09 đến cuối tháng 10 năm 2007 TTCK có những biểu hiện phục hồi mạnh mẽ đặc biệt khi các cổ phiếu Blue-chip trên cả 2 sàn đều tăng và đạt gần với thời điểm tháng 06, VN-Index đã có những phiên giao dịch đạt 1.106,6 điểm vào ngày 03 tháng 10 năm 2007, Hastc–Index đạt 393,59 điểm vào ngày 01 tháng 10 năm 2007. Hai tháng cuối năm chứng kiến sự điều chỉnh của thị trường khi VN-Index giảm xuống dưới mức 1.000 điểm và chỉ xoay quanh mức 900 điểm, sự suy giảm này bắt nguồn từ các nguyên nhân bao gồm việc thực hiện chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước khống chế cho vay đầu tư chứng khoán ở các ngân hàng, trong năm 2007 các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ồ ạt bên cạnh hai đợt IPO của hai doanh nghiệp lớn là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã làm tăng đáng kể nguồn cung hàng hóa, gây lỗng thị trường và làm giá cổ phiếu giảm. Kết thúc năm 2007, mặc dù bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trên nhưng tổng giá trị vốn hóa TTCKVN vẫn đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007.

Năm 2008 VN-Index lại mất tới 66%, đầu năm ở mức 921 điểm nhưng kết thúc ngày 31 tháng 12 chỉ còn hơn 315 điểm, HaSTC-Index cũng mất đi 67,5%. Đây là mức độ sụt giảm cao trong khi hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới chỉ giảm từ 35%-45% do tình hình khủng hoảng chung trên toàn cầu. Nhà đầu tư mất

niềm tin vào thị trường, các ngân hàng bán cổ phiếu giải chấp… các yếu tố này đã làm thị trường giảm sâu hơn. Trong quý I, VN-Index đã giảm từ trên 900 điểm xuống còn 500 điểm, ngay sau khi thị trường đang lao dốc mạnh nhiều giải pháp đã được đưa ra như UBCKNN đã thu hẹp biên độ giao dịch, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước mua cổ phiếu nhằm bình ổn thị trường, Ngân hàng thương mại được vận động ngừng giải chấp, kêu gọi và tạo điều kiện cho tổ chức niêm yết được mua vào cổ phiếu quỹ…, Tuy nhiên phần lớn các biện pháp này, chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn và thị trường sau đó vẫn tiếp tục trên đà sụt giảm. Trong thời gian từ tháng 07 đến cuối tháng 08 năm 2008 thị trường có biểu hiện phục hồi trong ngắn hạn khi VN-Index đã dần lấy lại được đà tăng và vượt qua mức 560 điểm vào cuối tháng 08. Tuy nhiên từ thời điển này, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến TTCKVN, các nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức đều muốn bán ra để cắt lỗ khiến giá cổ phiếu ngày một giảm mạnh. Ngồi ra trong năm 2008 có nhiều tin đồn xảy ra trên lĩnh vực chứng khốn như như ơng Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch hội đồng quản trị SSI, bà Phạm Minh Hương Chủ tịch hội đồng quản trị Cơng ty Chứng khốn VNDirect bị bắt, ơng Đoàn Nguyên Đức Chủ tịch hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai bị cấm xuất ngoại vì liên quan đến một số khoản nợ ngân hàng, Cơng ty chứng khốn VnDirect nộp đơn xin phá sản…, Mặc dù các thông tin này nhanh chóng được xác minh nhưng chúng cũng làm ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như tới sự biến động của giá cổ phiếu trên TTCK.

Năm 2009 cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đã phục hồi mạnh mẽ. Số lượng công ty mới niêm yết tăng vọt, trong đó nhiều doanh nghiệp lớn được niêm yết trên sàn, thành lập thêm sàn UPCoM cho những công ty đại chúng đăng ký giao dịch. Chỉ số VN-Index đã tăng 57% trong năm 2009 từ mức 315,62 điểm vào ngày 31 tháng 12 năm 2008 lên mức 494,77 điểm vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, so với mức đáy 235,5 điểm được thiết lập ngày 24 tháng 02 năm 2009 VN-Index đã tăng 110%. Tính thanh khoản của thị trường được cải thiện mạnh mẽ, khối lượng cổ phiếu khớp lệnh từ mức 7,8 triệu đơn vị/phiên vào 02 tháng đầu năm đã tăng lên

mức 17,58 triệu đơn vị/phiên vào tháng 3, mức 35,86 triệu đơn vị/phiên vào tháng 4 và 51,75 triệu đơn vị/phiên vào tháng 6. Đỉnh điểm của tính thanh khoản của thị trường là vào tháng 10 khi khối lượng khớp lệnh phiên cao nhất lên tới 133,48 triệu đơn vị/phiên, giao dịch có giá trị trên 5.000 tỷ đồng, cùng khối lượng lên tới hơn 130 triệu chứng khoán, chỉ số của 2 sàn cũng liên tiếp lên xuống theo tín hiệu kích cầu, bởi những kỳ vọng về chính sách tiền tệ nới lỏng, cũng như nguồn vốn dồi dào bơm qua hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng và công ty chứng khốn khuyến khích nhà đầu tư thực hiện các nghiệp vụ repo và thế chấp chứng khốn. Địn bẩy tài chính được tận dụng một cách tối đa đã đẩy giá cổ phiếu lên cao đồng thời tính thanh khoản trên thị trường cũng tăng lên mạnh mẽ. Tuy nhiên khi Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra các biện pháp hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, kiểm soát chặt đối tượng cho vay tiêu dùng và hạn chế cung tiền qua thị trường mở đã làm cho TTCK đi xuống, tính thanh khoản giảm hơn so với trước.

Năm 2010, TTCK khốn diễn biến khó khăn, cổ phiếu của hầu hết các công ty đều giảm điểm, kết thúc năm VN-Index đóng cửa ở mức 484,66 điểm giảm 2% ; HNX-Index đóng cửa ở mức 114,24 điểm giảm 32,3% so với đầu năm. Trên thị trường có thêm 81 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCOM. Năm 2010 cũng là năm đạt mức kỷ lục của doanh nghiệp huy động vốn qua TTCK với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008.

Trong ba tháng đầu năm 2011, TTCK gần như đi ngang, Áp lực giải chấp cộng với sự thận trọng của nhà đầu tư cá nhân khiến thị trường gần như bão hòa với các thơng tin kinh tế dù tích cực hay tiêu cực. Điều này làm dòng tiền đi vào thị trường khá yếu, dẫn đến giá trị giao dịch trên cả 2 sàn luôn ở mức thấp. Mỗi khi VN-Index có dấu hiệu khởi sắc, gần như ngay lập tức xuất hiện lượng cung khá lớn khiến lực mua chuyển dần sang trạng thái thận trọng và đặt mua ở mức giá thấp. Từ tháng 04 đến tháng 11 năm 2011, chứng kiến sự sụt giảm mạnh của thị trường, chỉ số VN- Index đạt 380 điểm và HNX-Index đạt mức 60 điểm vào ngày 30 tháng 11, giá của

các cổ phiếu niêm yết giao dịch trên cả hai sàn đều giảm mạnh, rất nhiều cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá.

(Nguồn: http://www.stockbiz.vn)

(Nguồn: http://www.stockbiz.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán tại việt nam để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư (Trang 36 - 41)