Bảng 3.1 : Ma trận QSPM của DAB
2009
2.3 Phân tích các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược
kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đơng Á:
2.3.1 Mơi trường kinh tế:
Cuối năm 2008 đầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi “cơn bão” khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn cầu, việc làm giảm, thất nghiệp gia tăng, thị trường chứng khốn ảm đạm, thị trường bất động sản đĩng băng… Tuy nhiên, đến cuối năm 2009 đã cĩ những tín hiệu sáng hơn của nền kinh tế xã hội.
Mặc dù ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, nhưng nền kinh tế Việt Nam năm 2009 đã phục hồi khá tốt trong bối cảnh khĩ khăn chung của kinh tế thế giới và khu vực. Theo số liệu tổng cục thống kê cơng bố tại cuộc họp báo ngày 31/12, kinh tế Việt Nam năm 2009 đạt mức tăng trưởng 5,32%, đứng vào hàng các nền kinh tế cĩ tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Ngồi ra, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với năm 2008, thấp nhất trong vịng sáu năm trở lại đây. Với mức tăng CPI này, tổng cục thống kê nhận định, trong bối cảnh tài chính khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu, nền
kinh tế nước ta đạt được thành cơng kép: vừa tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát khơng cao. Đây là thành cơng lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mơ.
Ngành ngân hàng nĩi chung và DAB nĩi riêng cũng khơng nằm ngồi ảnh hưởng đĩ. Bằng những nỗ lực của mình kết hợp với những chính sách kịp thời và hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước đã giúp cho các ngân hàng thương mại dần dần thốt khỏi thời kỳ khủng hoảng, khĩ khăn và từng bước đạt được những kết quả khả quan.
2.3.2 Mơi trường văn hố, xã hội, địa lý:
Theo thống kê, đến cuối tháng 5/2010, cả nước hiện cĩ trên 11.000 máy giao dịch tự động (ATM), gần 40.000 các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt và 24 triệu thẻ ngân hàng được phát hành với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ. Đồng thời, cũng đã hình thành một số cơng ty chuyển mạch của các liên minh thẻ, kết nối các giao dịch thẻ giữa các ngân hàng thành viên như banknetvn và Smartlink. (Nguồn: Ngân hàng phát triển Việt Nam).
Đặc biệt là ngành viễn thơng, cơng nghệ thơng tin đã thiết lập được hệ thống hạ tầng kỹ thuật rộng khắp, đáp ứng tốt các điều kiện cần thiết để triển khai các dịch vụ và phương tiện thanh tốn mới trên tồn quốc.
Nhờ đĩ, tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh tốn đã giảm mạnh qua các năm (giảm từ 31,6% năm 1991 đến nay chỉ cịn khoảng 15%).
Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) đã từng bước được xác lập dựa trên luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật giao dịch điện tử, các Nghị định của Chính phủ điều chỉnh về hoạt động thanh tốn, các Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại và những văn bản pháp lý đã được ban hành để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động thanh tốn.
TTKDTM trong khu vực cơng, doanh nghiệp và dân cư đều cĩ sự chuyển biến. Hoạt động TTKDTM phục vụ cho việc thu, chi ngân sách nhà nước đã được
thuế giữa cơ quan thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính – các NHTM đã được hình thành. Bên cạnh đĩ, dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo thống kê, đến cuối năm 2009 đã cĩ 41,5% đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước với 1,44 triệu cán bộ, cơng chức nhận lương qua tài khoản, chiếm 46% tổng số người hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước. Đây cũng là đội ngũ được đánh giá là hình mẫu trong việc thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam.
Đặc biệt, nhận thức, thĩi quen của các tổ chức, doanh nghiệp và một bộ phận người dân trong xã hội về TTKDTM đã cĩ sự thay đổi tích cực, các giao dịch thanh tốn giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ chức kinh tế đã được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng đã từng bước được triển khai phục vụ nhu cầu thanh tốn của xã hội.
Thời gian vừa qua, sự phát triển của một số phương tiện và dịch vụ thanh tốn mới, tiện ích như Mobile banking, Internet banking, Ví điện tử,...đã xuất hiện và đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh tốn của các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2009, đã cĩ khoảng 70.000 Ví điện tử được mở, trong đĩ Cơng ty VietUnion cĩ số lượng Ví nhiều nhất đạt hơn 32.000 Ví.Các Cơng ty cung cấp các dịch vụ thanh tốn này cũng đã chủ động và tích cực hợp tác với các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử.
2.3.3 Mơi trường chính trị, pháp luật:
Nhìn chung, tình hình chính trị xã hội của Việt Nam ổn định và Việt Nam được các tổ chức quốc tế thừa nhận là cĩ nền chính trị ổn định nhất khu vực châu Á. Các văn bản pháp luật, các nguyên tắc chuẩn mực kế tốn liên quan đến hoạt động tài chính – tiền tệ - ngân hàng tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung, ban hành phù hợp với thực tế của Việt Nam và thơng lệ quốc tế.
Cơ chế quản lý của Ngân hàng Nhà nước sẽ cĩ nhiều thay đổi, việc quản lý các ngân hàng thương mại bằng các cơng cụ trực tiếp chuyển sang các cơng cụ gián tiếp.
Các ngân hàng đã liên kết cùng nhau phát triển trong Hiệp hội Ngân hàng. Hiệp hội sẽ phát huy đầy đủ vai trị của mình vì sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Dự thảo về việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng (M&A) cĩ kế thừa trên cơ sở tuân thủ Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản về sáp nhập, hợp nhất khác, theo đĩ dự thảo đưa ra hai khái niệm sáp nhập, hợp nhất, đồng thời bỏ khái niệm mua lại tổ chức tín dụng theo quy định tại Quyết định số 241. Điều này gĩp phần đảm bảo hoạt động M&A ngân hàng khơng chỉ tuân thủ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng mà cịn bám sát và tuân thủ Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh. Một trong những nội dung khá mới lần này là việc dự thảo đưa ra phạm vi, đối tượng các tổ chức tín dụng được M&A khá rộng, khơng cịn bĩ hẹp chỉ đối với các tổ chức tín dụng cổ phần như Quyết định 241. Ngồi ra, cĩ cả hai hình thức M&A: tự nguyện và chỉ định.
2.3.4 Mơi trường cơng nghệ:
Cơng nghệ thơng tin tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh. Các ứng dụng của cơng nghệ thơng tin trong đời sống và kinh doanh ngày càng phổ biến như: các trang web giới thiệu sản phẩm, mua bán hàng qua mạng , gửi hình ảnh qua đường truyền internet tốc độ cao ADSL…
Hiện nay, các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới cơng nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng như: hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng cho phép thanh tốn tiền cho người nhận trong thời gian vài giây, hệ thống máy ATM cho phép phục vụ tự động 24/24, hệ thống SWIFT thanh tốn tồn cầu,… Cĩ thể nĩi, trình độ cơng nghệ của ngành ngân hàng thuộc nhĩm cao cấp và hiện đại nhất của nền kinh tế, tuy nhiên vẫn cịn nhiều bất cập: quy mơ vốn của một số ngân hàng thương mại nhỏ, chi phí đầu tư hiện đại hĩa cơng nghệ cao, khả năng ứng dụng cơng nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng cịn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác khơng hết tính năng của cơng nghệ mới.
2.3.5 Mơi trường cạnh tranh:
Tình hình cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng khắc nghiệt hơn nhưng hiện nay chủ yếu vẫn là cạnh tranh bằng lãi suất và mạng lưới. Tương quan lợi thế giữa khối ngân hàng thương mại quốc doanh và ngồi quốc doanh đang dần được rút ngắn, thể hiện qua sự vươn lên của một số ngân hàng cổ phần và sự cĩ mặt ngày càng nhiều của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam. Hệ thống ngân hàng cịn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các định chế tài chính khác như: cơng ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, cơng ty bảo hiểm …
Căn cứ theo tính chất sở hữu, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được chia ra bốn nhĩm, bao gồm: các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam; các ngân hàng liên doanh giữa Việt nam và nước ngồi; các ngân hàng quốc doanh; và các ngân hàng cổ phần.
Trước hết phải nĩi đến qui mơ của năm ngân hàng quốc doanh cĩ tổng tài sản hàng trăm tỷ đồng, cĩ cơ sở vật chất, mạng lưới rộng. Đây là những đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất trong giai đoạn thực hiện chiến lược. Tính đến 31/12/2009, tổng số vốn điều lệ của: ngân hàng chính sách phát triển – nhà nước là 56.447 tỷ đồng, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 1.112 tỷ đồng, ngân hàng 100% vốn nước ngồi là 15.000 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại cổ phần 136.004 tỷ đồng (Đính kèm phụ lục 3: Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam).
Điều này cho thấy với vốn điều 3.400 tỷ đồng, DAB tuy cĩ thuộc nhĩm cao trong hệ thống NHTMCP nhưng vẫn cịn khá thấp so với các ngân hàng quốc doanh (Vốn điều lệ DAB chỉ chiếm 2% tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng và chiếm 5,16% tổng vốn điều lệ của các NHTMCP).
Dựa trên qui mơ tổng tài sản, hệ thống ngân hàng cổ phần lại được chia ra 3 phân nhĩm (Đính kèm phụ lục 4: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của một số NH
TMCP năm 2008-2009). Nhĩm thứ nhất, nhĩm các ngân hàng cĩ quy mơ tổng tài sản trên 40.000 tỷ đồng: VCB, Vietin Bank, ACB, Sacombank, Techcombank, Quân Đội, Eximbank, Ngân hàng Hàng Hải, Ngân hàng Quốc tế, NHTMCP Sài Gịn, Ngân hàng Đơng Á. Nhĩm thứ hai, các ngân hàng nhỏ hơn cĩ tổng tài sản từ
10.000 đến 40.000 tỷ đồng gồm: Ngân hàng, Phương Nam, Oceanbank, Đơng Nam Á, Phát triển nhà Hà Nội, VP Bank, SH Bank, An Bình … Nhĩm thứ ba, các ngân hàng nhỏ cĩ tổng tài sản dưới 10.000 tỷ đồng gồm các ngân hàng đã thành lập lâu nhưng chưa phát triển và các ngân hàng nơng thơn mới chuyển thành ngân hàng đơ thị.
Nếu xác định đối thủ cạnh tranh dựa trên cơ sở tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng và tính hiệu quả thì đối thủ cạnh tranh chủ yếu của DAB được xác định là các ngân hàng quốc doanh và các NHTMCP thuộc nhĩm thứ nhất. Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh của từng ngân hàng, DAB chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ ACB, Sacombank và Eximbank.
Chiến lược phát triển đến năm 2020, DAB chấp nhận khơng tăng kịp quy mơ của các ngân hàng quốc doanh nhưng cĩ chất lượng phục vụ tốt hơn các ngân hàng này. Đối với ba ngân hàng ACB, Sacombank và Eximbank, DAB luơn coi đĩ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tiến trình phát triển của mình. Vì vậy, luận văn chỉ phân tích, xem xét chiến lược của mình so với ACB, Sacombank và Eximbank.
Tuy nhiên, do hoạt động nghiệp vụ của DAB đa dạng nên trên bất cứ một sản phẩm tài chính nào thì các ngân hàng khác, kể cả ngân hàng nước ngồi, liên doanh cũng đều là những đối thủ cạnh tranh rất đáng kể.
Dưới đây là bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của DAB với Eximbank, ACB, và Sacombank.
Bảng 2.2: So sánh DAB với một số ngân hàng cạnh tranh chủ yếu:
CHỈ TIÊU DAB Eximbank ACB Sacombank Chỉ tiêu 2008
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 2.880 7.220 6.355 5.116
Tổng tài sản (tỷ đồng) 34.713 48.248 105.306 68.438
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 703 969 2.561 1.091
ROE (%) 17,34 7,43 36.7 13.14
Chỉ tiêu 2009
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 3.400 8.800 7.814 6.700
Tổng tài sản (tỷ đồng) 42.520 65.448 167.881 104.019
ROE (%) 18,76 8,65 31.8 16.56
Tổng số nhân viên 4.203 3.780 6.669 7.200
Số lượng điểm giao dịch 205 159 260 329
(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2008, 2009 và Website các ngân hàng)
Các số liệu so sánh ở trên cho thấy những nhận xét sau:
- Mạng lưới điểm giao dịch của ACB là 260 điểm, gấp 1,3 lần DAB nhưng tổng tài sản của ACB gấp 4 lần của DAB. Tương tự, mạng lưới điểm giao dịch của Eximbank 159 điểm, thấp hơn DAB 46 điểm giao dịch nhưng tổng tài sản của Eximbank gấp 1,5 lần của DAB. Ngược lại, mạng lưới điểm giao dịch của Sacombank là 329 điểm , gấp 1,6 lần DAB nhưng tổng tài sản của Sacombank chỉ gấp 2,4 lần của DAB.
- Lợi nhuận trên đầu người của DAB là 187 triệu đồng so với 405 triệu đồng của Eximbank, 425 triệu đồng của ACB, 264 triệu đồng của Sacombank, cho thấy thu nhập trên đầu người của DAB thuộc loại thấp nhất trong nhĩm các bốn ngân hàng thương mại cổ phần nĩi trên.
2.3.6 Đánh giá cơ hội, thách thức: Đánh giá cơ hội: Đánh giá cơ hội:
- Theo cam kết WTO sau giai đoạn năm 2010 - 2012, các ngân hàng nước ngồi khơng bị ràng buộc khi tham gia kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, DAB cĩ cơ hội hợp tác với các ngân hàng nước ngồi, học hỏi kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ;
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 được dự báo ở mức 4%. Chính sự hồi phục này sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam và hy vọng dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2010 thơng qua hệ thống ngân hàng thương mại, chứng khốn..
- Việc mở cửa thị trường hàng hĩa xuất khẩu Việt Nam là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nĩi chung
và DAB nĩi riêng cĩ nhiều cơ hội kinh doanh hơn, nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Tiềm năng của thị trường tài chính phục vụ doanh nghiệp và dân cư cịn rất lớn, khi thị trường dịch vụ tài chính mở cửa, áp lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy cả ngân hàng trong nước khơng ngừng tự đổi mới mình;
- Tập quán, thĩi quen sử dụng các tiện ích ngân hàng của người dân đã hình thành và đang ngày càng rõ nét khi nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại được du nhập vào Việt Nam; Gia nhập WTO, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng sẽ tăng cao, nhất là dịch vụ ngân hàng quốc tế.
- Hội nhập quốc tế giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và chuyên mơn hĩa các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngồi tham gia các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải chuyên mơn hĩa hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản cĩ,…
- Hợp tác tồn diện với hầu hết các ngân hàng Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi cần giao dịch.
Đánh giá nguy cơ/ thách thức:
- Quá trình hội nhập tăng nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp trong nước do suy giảm khả năng cạnh tranh trong lộ trình cắt giảm hàng rào bảo hộ nhập khẩu, từ đĩ làm suy yếu tình hình tài chính của ngân hàng;
- Q trình mở cửa thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngồi gia nhập thị trường tài chính trong nước làm các ngân hàng trong nước, trong đĩ cĩ DAB, phải cạnh tranh đối với các đối thủ cĩ ưu thế hơn hẳn về năng lực tài chính, trình độ cơng nghệ, trình độ quản trị kinh doanh. Bởi vậy ngân hàng sẽ dễ gặp rủi ro nếu thiếu dự báo và khơng cĩ biện pháp thích ứng tình hình;
- Trình độ quản trị, điều hành, văn hố ứng xử theo các nguyên tắc thị trường và chuẩn mực quốc tế của ngân hàng cịn rất yếu, chưa bắt kịp yêu cầu thời kỳ mới;