Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á giai đoạn 2011 2020 (Trang 83 - 84)

Bảng 3.1 : Ma trận QSPM của DAB

2009

3.4 CÁC KIẾN NGHỊ

3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tháng 12/2010 là thời hạn cuối cùng của Nghị định 141 về việc tăng vốn pháp định của các ngân hàng thương mại lên 3.000 tỷ đồng. Đến thời điểm đĩ, nếu những ngân hàng nào khơng thực hiện đúng nghị định, thì Ngân hàng Nhà nước cần phải cĩ biện pháp mạnh: giải thể hoặc sáp nhập những ngân hàng đĩ, nhằm tránh tình trạng quá nhiều NHTMCP với qui mơ nhỏ bé và cơng nghệ cịn lạc hậu. Động thái này sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam trong tiến trình hội nhập, mở rộng kinh doanh.

Thống kê hiện nay cho thấy 3 liên minh thẻ: Banknetvn-VNBC-smartlink đã kết nối liên thơng 10 thành viên là ngân hàng thương mại cĩ số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn là 75% số lượng ATM trên tồn quốc. Để liên minh này hoạt động tốt, phát triển bền vững, Ngân hàng Nhà nước phải cĩ chính sách hỗ trợ, giám sát hoạt động của liên minh này; ngồi ra, Ngân hàng Nhà nước phải theo dõi, chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn thẻ thường xuyên kiểm tra, giám sát tình trạng hoạt động của các máy ATM.

Theo đĩ, các ngân hàng thương mại cần phải liên kết chặt chẽ dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước, nhằm tạo thành một hệ thống thật sự bền vững, cấu thành hệ thống thần kinh trung ương cho nền kinh tế. Bởi chỉ cần một sự bất ổn của hệ thống ngân hàng sẽ ngay lập tức gây ra ảnh hưởng lớn cho kinh tế Việt Nam. Minh chứng cụ thể nhất là từ nước Mỹ, khi một, hai ngân hàng lớn của Mỹ bị phá sản năm 2008 kéo theo tình trạng phá sản 140 ngân hàng năm 2009, ngay lập tức làm lung lay nền kinh tế tồn cầu.

Ngồi ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải can thiệp mạnh hơn vào thị trường liên ngân hàng. Hay nĩi cách khác, Nhà nước thơng qua nghiệp vụ hoạt động thị trường mở làm cho thị trường liên ngân hàng phải tương thích với lãi suất tái cấp vốn - tái chiết khấu, tránh những cú sốc về lãi suất. Đồng thời, làm sao để vốn can thiệp trên thị trường cĩ thể tới tay các ngân hàng cĩ nhu cầu. Vừa qua, việc hỗ trợ vốn đã đi tới các ngân hàng lớn, và rồi từ ngân hàng lớn lại chạy qua các ngân hàng nhỏ. Chính phủ cần nghiên cứu, cải tiến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở để làm sao đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian tới.

Về điều hành lãi suất, Việt Nam cần điều hành lãi suất ổn định theo lạm

phát cơ bản để tránh gây cú sốc cho nền kinh tế. Như trong năm 2008, giá cả tăng lên phần lớn là do giá dầu tăng và giá lương thực lên cao, nếu Việt Nam căn cứ vào đĩ để đẩy lãi suất tăng cao, bất ngờ giá dầu thơ, lương thực rớt xuống, thì vơ tình lại tạo ra những cú sốc cho nền kinh tế. Đây là vấn đề mà Việt Nam nên hạn chế và cốt lõi vẫn là ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ để mục tiêu của Chính phủ về phát triển đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt được thực hiện dễ dàng, nhanh chĩng hơn trong khoảng thời gian dự kiến của giai đoạn 2 (2010-2015). Điều này tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á giai đoạn 2011 2020 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)