Sơ đồ cho vay theo nhóm theo mơ hình ngân hàng Grameen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 28)

Nguồn: Ngân hàng Grameen.

Bước 01: những người nghèo sẽ tự chọn 04 hoặc 05 người cùng hoàn cảnh để lập nhóm, những người tham gia phải khơng có lịch sử xấu về tín dụng.

Bước 02: nhóm sẽ tham gia một khóa học 05 ngày về kiến thức tài chính, quản lý kinh doanh và tiết kiệm.

Bước 03: nhận khoản tín dụng.

Bước 04: hàng tuần tham dự họp nhóm đồng thời trả tiền vay định kỳ và các khoản tiết kiệm theo quy ước Ngân hàng và nhóm.

Bước 05: hồn tất trả nợ và Ngân hàng có thể xem xét cho người nghèo tiếp tục vay vốn.

Sản phẩm: các món vay thường có kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm và việc hoàn

trả thường được thực hiện hàng tuần. Số tiền vay thường giao động từ $100 đến $300 và lãi suất khoảng 20%/năm. Tiết kiệm là hoàn toàn bắt buộc.

Khách hàng: khách hàng đến từ các vùng nông thôn và thành thị và thường là

(nhưng khơng phải duy nhất) phụ nữ từ các nhóm hộ thu nhập thấp đang theo đuổi các hoạt động tạo thu nhập.

1.2.3 Cho vay theo nhóm tương hỗ Châu mỹ Latinh:

Mơ hình nhóm tương hỗ thường cho vay từng thành viên trong các nhóm khoảng 4 đến 7 thành viên. Các thành viên bảo lãnh chéo các món vay để thay thế cho các tài sản thế chấp truyền thống. Khách hàng thường là các chị em bán hàng ngoài chợ, những người thường được vay những món nhỏ, ngắn hạn làm vốn lưu động. Mơ hình này được phát triển bởi tổ chức ACCION International ở Mỹ La tinh và đã được áp dụng bởi nhiều tổ chức tài chính vi mơ (Joanna Ledgerwood, 2006).

Phương thức: khách hàng thường là những doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực

phi chính thức, chẳng hạn các nhà buôn hoặc người kinh doanh cần một lượng vốn nhỏ. Các thành viên nhóm cùng bảo đảm việc hồn trả món vay, và việc tiếp cận tới các món vay tiếp theo phụ thuộc vào sự hồn trả thành công của tất cả các thành viên

trong nhóm. Các khoản thanh tốn thực hiện hoàn toàn tại văn phòng trụ sở của chương trình. Mơ hình cũng cung cấp kỹ thuật tối thiểu cho người vay, chẳng hạn huấn luyện và xây dựng tổ chức. Nhân viên tín dụng thường làm việc với khoản từ 200 đến 400 khách hàng và không hiểu rõ về khách hàng lắm. Việc thơng qua món vay thường do cán bộ tín dụng quyết định dựa trên cơ sở những phân tích kinh tế tối thiểu đối với một yêu cầu vay tín vốn. Việc giải ngân những món vay được thực hiện đối với người đứng đầu nhóm tại chi nhánh, người này sẽ thực hiện phân phối đến từng thành viên trong nhóm. Nhân viên tín dụng sẽ thực hiện các chuyến viếng thăm không thường xuyên đến từng khách hàng cá thể.

Các thành viên trong nhóm thường nhận được số tiền vay bằng nhau, với những món vay sau thì có thể linh hoạt hơn. Số tiền và thời gian vay được tăng dần lên khi khách hàng thể hiện được khả năng có thể tiếp nhận được một khoản nợ lớn hơn. Đơn xin vay thường đơn giản và được xem xét nhanh chóng. Các khoản tiết kiệm thường được đòi hỏi nhưng nhiều khi được khấu trừ vào thời điểm giải ngân món vay chứ khơng nhất thiết địi hỏi khách hàng phải tiết kiệm trước khi nhận được món vay. Số tiền tiết kiệm về cơ bản phục vụ như một bù đắp, bảo đảm một phần của số tiền vay.

Sản phẩm: số tiền vay ban đầu thường nằm trong khoảng từ $100 đến $200.

Những món vay sau đó khơng có giới hạn trên. Lãi suất thường khá cao và phí dịch vụ cũng thường được tính gộp. Các khoản tiết kiệm cũng được xem như là một phần của món vay; một vài tổ chức khuyến khích việc thiết lập các quỹ cứu trợ khẩn cấp trong nội bộ nhóm như là một phương tiện bảo đảm an tồn. Có rất ít sản phẩm tiết kiệm tự nguyện được cung cấp.

Các ví dụ điển hình: bao gồm những chi nhánh của ACTION: PRODEM,

Bancosol Bolivia, Asociacion Grupos Solidarios de Colombia và Genesie và PRODEM ở Guatemala.

Khách hàng: hầu hết ở thành thị và bao gồm cả phụ nữ và nam giới, đây là những người có thu nhập nhỏ và trung bình (doanh nghiệp nhỏ, nhà buôn hoặc nhà kinh doanh).

1.2.4 Ngân hàng làng xã tự quản (Hiệp hội tiết kiệm và cho vay):

Ngân hàng làng xã tự quản được thiết lập và quản lý bởi hội đồng làng xã nông thôn. Những ngân hàng này khác với những ngân hàng làng xã phục vụ nhu cầu của cả làng, chúng không phải chỉ phục vụ một nhóm từ 30-50 người.

Phương pháp: chương trình hỗ trợ phân loại những làng có sự liên hệ xã hội

cao và nhu cầu thiết lập một ngân hàng làng xã thể hiện rất rõ ràng. Người làng-cả nam và nữ giới, sẽ xác định cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động làng xã. Họ sẽ bầu ra một ban quản lý và ủy ban tín dụng hoặc từ hai đến ba nhà quản lý. Những ngân hàng làng xã tự quản huy động tiết kiệm và cho vay ngắn hạn đối với dân làng trên cơ sở cá nhân. Chương trình tài trợ khơng cung cấp tín dụng cho ngân hàng làng xã. Ngân hàng phải dựa vào khả năng huy động tiết kiệm của nó.

Sau một hoặc hai năm, ngân hàng làng xã xây dựng một hệ thống hoặc hiệp hội phi chính thức để họ có thể thảo luận những vấn đề thực tại và cố gắng giải quyết những khó khăn. Hiệp hội hoạt động giống như một hệ thống trung gian và chuyển giao tín dụng với ngân hàng địa phương, thường là ngân hàng phát triển nông nghiệp. Hệ thống này kết nối với ngân hàng làng xã với khu vực tài chính chính thức. Do quá trình quản lý được tập trung hóa cao, các dịch vụ trọng yếu được giới hạn bởi kiểm toán và kiểm toán nội bộ, sự đào tạo rõ ràng rõ ràng và cách thức thể hiện. Những dịch vụ này được thanh toán bởi ngân hàng làng xã và điều đó bảo đảm khả năng bền vững tài chính của mơ hình.

Sản phẩm: những sản phẩm này bao gồm có tiết kiệm, tài khoản vãng lai và

tiền gửi kỳ hạn. Các món vay thường là ngân hàng và là món vay cung cấp vốn lưu động. Khơng có sự liên hệ trực tiếp nào giữa số tiền vay và khả năng tiết kiệm của thành viên.; lãi suất được thiết lập bởi từng làng tùy theo kinh nghiệm của nó với các khoản tiết kiệm truyền thống và sự kết hợp các món vay. Các vùng càng xa thì lãi suất có xu hướng càng tăng, bởi vì chi phí cơ hội của tiền vay cao hơn. Món vay được hồn trả một lần. Các món vay dành cho cá thể nên tài sản thế chấp là cần thiết, nhưng trên hết vẫn là niềm tin của làng và sức ép xã hội nhằm bảo đảm một tỷ lệ hoàn trả cao. Tất cả ban lý, nhà quản lý và các thành viên đều được đào tạo thường

xuyên. Một vài chương trình cũng cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp mới hoạt động.

Những ví dụ điển hình: Caisses Villageoises d’Epargne et de credit

Autogerees ở Mali (Pays Dogon), The Gambia (Hiệp hội tín dụng tiết kiệm làng xã hoặc Visaca ở São Tome và Cameron.

Khách hàng: khách hàng chủ yếu ở những vùng nông thôn và bao gồm cả nam và nữ giới với mức thu nhập từ thấp tới trung bình và có chút ít khả năng tiết kiệm.

Một cách cơ bản để phân biệt phương pháp tiếp cận này với phương pháp tiếp cận khác là sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ được cung ứng và cách thức cung ứng sản phẩm đó. Bất kỳ một cách tiếp cận nào cũng phải dựa trên cơ sở thị trường mục tiêu và nhu cầu của nó với các dịch vụ trung gian tài chính, các nhân tố phụ thuộc vào bối cảnh quốc gia, cùng mục tiêu và cơ cấu của TCTCVM. Những cách tiếp cận này không tách biệt nhau. Tuy nhiên khó có một mơ hình đơn lẽ nào là thích hợp với mọi tổ chức và vì vậy mọi mơ hình đều phải được thay đổi theo điều kiện địa phương nhằm phù hợp với nhu cầu thực tế. Điều này đòi hỏi các TCTCVM phải linh hoạt và năng động trong việc tìm ra một phương thức tiếp cận thị trường mục tiêu phù hợp với điều kiện của mình.

Trừ phương thức cho vay cá thể địi hỏi các cán bộ tín dụng phải tiếp cận từng đối tượng vay và thực hiện quá trình giám sát hoạt động sử dụng vốn và yêu cầu tài sản thế chấp để hạn chế các vấn đề về thông tin bất cân xứng. Các phương thức còn lại đều dựa trên cơ sở các phát minh như hợp đồng “cho vay theo nhóm” và các quan điểm mới về trợ cấp được xem là yếu tố then chốt để thành công và sự thừa nhận của phương thức này trên thế giới. Vấn đề cơ bản của các hợp đồng cho vay theo nhóm thực chất làm cho những người láng giềng của người vay trở thành những người đồng ký kết khoản vay, làm giảm nhẹ vấn đề khó khăn gây ra do tình trạng thông tin không cân xứng giữa người vay và người cho vay. Những người láng giềng giờ đây có động cơ để giám sát lẫn nhau và loại trừ những người vay rủi ro ra khỏi hợp đồng, đẩymạnh việc hồn trả khoản vay ngay cả khi khơng có các u cầu thế chấp.

Phương thức cho vay theo nhóm được hoan nghênh nhất vì khả năng dễ phổ biến rộng rãi cũng như hiệu quả được chứng minh thông qua mơ hình ngân hàng Grameen ở Bangladesh được sự thừa nhận trên toàn thế giới và đã được triễn khai tại Việt Nam qua Quỹ tình thương của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam và được cơng nhận là tổ chức tài chính quy mơ nhỏ đầu tiên tại Việt Nam2.

Do phương thức tiếp cận hộ nghèo của NHCSXH có hình thức tổ chức tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) có nhiều đặc trưng của dựa trên nền tảng của mơ hình cho cho vay theo nhóm, nên đề tài này chỉ tập trung vào phương thức cho vay theo nhóm dựa trên cơ chế sàng lọc và cơ sở đảm bảo tỷ lệ hoàn trả được đảm bảo của phương thức cho vay này.

1.3 Cơ chế hạn chế thông tin bất cân xứng của phương thức cho vay theo nhóm:

Do đặc trưng của phương thức cho vay này là dễ dàng phổ biến, phạm vi bao trùm rộng, thủ tục cho vay đơn giản và có các cơ chế đảm bảo tỷ lệ hồn trả nợ cao và hiệu quả hoạt động đã được chứng minh thực tế qua hoạt động của ngân hàng Grameen, nên các chương trình cho người nghèo vay sử dụng phương pháp hợp đồng cho vay theo nhóm được hoan nghênh nhất. Trên thực tế các chương trình kết hợp phương pháp cho vay theo nhóm với việc sử dụng các động cơ khuyến khích động, lịch trả nợ thường xun để duy trì tỷ lệ hồn trả cao. Theo Jonathan Murduch (2007) - Hứa hẹn tài chính vi mơ, cơ sở cho tỷ lệ hoàn trả nợ vay và các cơ chế sàng lọc thể hiện qua các nội dung sau:

1.3.1 Sự chọn lọc của người cùng nhóm:

Cho vay theo nhóm có nhiều ưu điểm bắt đầu từ việc giảm nhẹ những vấn đề khó khăn gây ra do lựa chọn bất lợi. Điểm mấu chốt là cơ chế cho vay theo nhóm mang lại động cơ khuyến khích thành lập nhóm của những người tương tự nhau (nhà đầu tư an toàn hoặc nhà đầu tư rủi ro), quá trình thành lập nhóm này có thể giúp cải

2 Ngày 25/8/2010, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã trao Giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức

tài chính quy mơ nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương (TYM) trực thuộc Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

thiện tỷ lệ hoàn trả nợ vay, giảm lãi suất, và tăng phúc lợi xã hội; một hợp đồng cho vay theo nhóm giúp thực hiện việc phân biệt giá cả mà không thể thực hiện được với một hợp đồng cho vay cá nhân.

1.3.2 Sự giám sát của những người cùng nhóm:

Thơng qua sự khuyến khích người vay khơng chấp nhận những rủi ro làm xói mịn khả năng trả nợ của ngân hàng. Mỗi người vay có thể tiến hành những hoạt động hoặc rủi ro hoặc an tồn, và mỗi hoạt động đều địi hỏi cùng một số vốn đầu tư như nhau. Cũng như trên, ngân hàng có thơng tin khơng hồn hảo về người vay – nói cụ thể ra, ngân hàng khơng thể biết được người vay sẽ tiến hành những hoạt động rủi ro hay an tồn. Vì thế, tâm lý ỷ lại là một mối quan ngại lớn. Khi các dự án thất bại, người vay có sinh lợi bằng khơng, và mức thỏa dụng của người vay khi dự án thất bại được chuẩn hố cũng bằng khơng.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào hợp đồng cho vay theo nhóm có thể giúp cải thiện được vấn đề này. Mấu chốt của vấn đề là nó có thể tạo ra một cơ chế trao cho người vay động cơ khuyến khích họ chọn hoạt động an toàn. Người vay trong từng nhóm có khả năng cưỡng chế hợp đồng lẫn nhau, và họ cùng quyết định với nhau về loại hoạt động nào họ sẽ thực hiện. Nếu khoản tiền liên đới trách nhiệm được ấn định đủ cao, người vay sẽ ln ln chọn thực hiện dự án an tồn.

Điều này tốt cho ngân hàng, nhưng nó cản trở những người vay muốn chấp nhận thêm rủi ro. Dù vậy, ngân hàng biết bây giờ người vay sẽ thực hiện dự án an toàn, và ngân hàng hưởng thu nhập phụ trội từ khoản tiền liên đới trách nhiệm. Vì thế ngân hàng có thể hạ lãi suất để bù trừ cho gánh nặng đó. Vì thế, thơng qua khai thác khả năng những người hàng xóm với nhau có thể cưỡng chế thi hành hợp đồng và giám sát lẫn nhau – ngay cả khi ngân hàng không thể làm được điều này – hợp đồng cho vay theo nhóm một lần nữa mang lại phương thức để giảm lãi suất cân bằng, tăng độ thỏa dụng kỳ vọng, và tăng tỷ lệ hoàn trả kỳ vọng.

Các chương trình thường bắt đầu thơng qua cho vay một số tiền nhỏ rồi tăng dần qui mô khoản vay dựa trên việc hoàn trả đúng hẹn. Bản chất lặp đi lặp lại của sự tương tác (mối đe dọa bị chấm dứt cho vay trong tương lai nếu khoản vay không được hồn trả) có thể được khai thác khắc phục vấn đề thông tin và cải thiện hiệu quả, bất kể việc cho vay theo nhóm hay cá nhân. Các động cơ khuyến khích được tăng cường nếu người vay có thể dự đốn một dịng tiền vay ngày càng lơn hơn (cho vay lũy tiến).

Một ưu điểm khác của việc cho vay lũy tiến là khả năng kiểm chứng người vay bằng những khoản vay nhỏ lúc bắt đầu. Đặc điểm này cho phép người vay xây dựng quan hệ với khách hàng theo thời gian và sàn lọc những viễn cảnh tệ hại nhất trước khi gia tăng quy mơ khoản vay.

Các động cơ khuyến khích động cũng sẽ có tác dụng tốt hơn ở những vùng có tính di động tương đối thấp. Ví dụ, ở các vùng thành thị, nơi các hộ gia đình đến rồi đi, xem ra chẳng dễ dànng mà bắt được những người vỡ nợ lẫn trốn giữa các vùng dân cư, giũ sạch trách nhiệm và bắt đầu vay mượn lại tại một chi nhánh của ngân hàng khác.

Dựa vào các động cơ khuyến khích động cũng dẫn đến những vấn đề trục trặc chung đối với các trò chơi lặp đi lặp lại có hạn. Nếu mối quan hệ cho vay đến một thời điểm kết thúc rõ ràng người vay có động cơ thơi thúc họ khơng trả nợ vào kỳ hạn cuối cùng. Biết trước rằng người cho vay sẽ không cho vay vào kỳ cuối cùng, người vay sẽ có động cơ khơng trả nợ vào kỳ áp cuối, và tương tự như thế cho đến khi toàn bộ cơ chế sụp đổ. Như vậy, trừ khi có tình trạng không chắc chắn về ngày kết thúc, hoặc việc chuyển tiếp từ một chương trình cho vay này sang một chương trình cho vay khác được hoạch định cụ thể, thì các động cơ khuyến khích cũng chỉ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)