Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khả năng tiếp cận vốn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG IV :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của NHCSXH

4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khả năng tiếp cận vốn của

Các lập luận và số liệu nghiên cứu đã thể hiện ở phần phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên cơ sở xây dựng các biến đó dựa trên cơ sở của nghiên cứu trước và khảo sát thực tế tại địa bàn.

Kết quả mơ hình:

Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mơ hình Binary logistic

Biến số Hệ số β (Coeffients) Exp(B) eβk. Wald Sig. 1 Tuổi chủ hộ 0.008 1.008 0.068 0.795 2 Giới tính (2.571) 0.076 2.114 0.146 3 Trình độ học vấn chủ hộ vay vốn 1.738 5.683 14.811 0.000 4 Tỷ lệ phụ thuộc (0.273) 0.761 0.442 0.506

5 Thu nhập bình quân hộ vay vốn 0.000 1.000 0.827 0.363

6 Địa điểm kinh doanh 1.774 5.893 5.510 0.019

7 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 1.658 5.249 2.947 0.086

8 Tài sản hộ gia đình 1.518 4.562 3.656 0.056

9 Sở hữu nhà ở 2.748 15.613 15.434 0.000

10 Tham gia hội đoàn thể địa phương 2.421 11.252 1.554 0.213

Constant (13.539) 0.000 5.608 0.018

Nguồn: Kết quả hồi quy

Kết quả ước lượng mơ hình cho thấy khơng có sự phân biệt hay hạn chế phụ nữ trong việc tham gia vay vốn NHCSXH. Khi bắc đầu thực hiện đề tài, tác giả kỳ vọng tuổi chủ hộ, thu nhập bình quân, tỷ lệ phụ thuộc và sở hữu tài sản hộ gia đình tác có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kết quả hồi quy cho thấy không có mối tương quan giữa các biến này với khả năng tiếp cận vốn Ngân hàng.

Các biến có ý nghĩa thống kê và quan hệ đồng biến với khả năng vay vốn Ngân hàng là trình độ học vấn, địa điểm kinh doanh và sở hữu nhà ở.

Bảng 4.11: Ước lượng xác suất vay vốn NHCSXH theo tác động biên của từng yếu tố

Xác suất vay vốn NHCSXH được ước tính khi biến độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất ban đầu(%)

Biến phụ thuộc: Dạng hộ (Hộ vay NHCSXH = 1; hộ không vay = 0) Hệ số tác động biên (eBk) 10% 20% 30% Các biến độc lập: Trình độ học vấn 1.738 38.7% 58.6% 70.8%

Địa điểm kinh doanh 1.774 39.5% 59.5% 71.6%

Sở hữu nhà ở 2.748 63.3% 79.5% 86.9%

Nguồn: Tính tốn từ bảng 2.10 bằng Excel

Khi trình độ học vấn người vay tăng lên một cấp thì khả năng tiếp cận vốn NHCSXH của hộ sẽ tăng lên 38.7% (so với mức ban đầu là 10% tức là đã tăng 28.7%). Trình độ học vấn thể hiện khả năng tiếp cận và xử lý thông tin và tận dụng các cơ hội tạo ra thu nhập tốt hơn, đồng thời phần nào làm tăng lòng tin thêm bên cung vốn về khả năng hoàn trả của người vay, đặc biệt trong trường hợp vay tín chấp. Do vậy trình độ học vấn tăng thể hiện khả năng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH tăng.

Khi hộ chuyển kinh doanh về lại địa phương thì khả năng tiếp cận vốn của NHCSXH tăng lên 39.5%, so với mức ban đầu là 10% tức là tăng 29.5%. Tương tự, khi sở hữu nhà của hộ nghèo tăng lên thì khả năng tiếp cận vốn vay tăng lên 63.3% (so với mức ban đầu 10% tức là tăng 53.3%).

Trong ba biến trên, biến sở hữu nhà có tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn NHCSXH của hộ dân. Khi hộ nghèo sở hữu nhà, thì khả năng vay được vốn NHCSXH là 86,9% (so với mức ban đầu là 30%). Có nghĩa là khi các yếu tố khác khơng đổi, hộ nghèo sở hữu nhà, thì khả năng tiếp cận vốn Ngân hàng tăng 56,9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)