Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)

6. Kết cấu đề tài

1.6 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

1.6.1. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu trước đây

Hiện nay, đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro thanh khoản ở nước ngoài cũng khá đa dạng, điển hình là :

+ “ The Development of Liquidity Risk Management” của Baker Tilly + “ Liquidity Risk Management” của tác giả Leonard M.Matz

+ “ Banking Liquidity Risk Management Issues” của Rifki Ismal

- Tại Việt Nam, đã có nhiều đề tài ngiên cứu về tính thanh khoản và QTRRTK; mỗi đề tài mỗi phương pháp nghiên cứu và định hướng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và giải pháp khác nhau nhưng nhin chung chưa thực sự hoàn thiện:

+ Đề tài “ Thực trạng thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Ngà, Vũ Thị Hương Thảo, Bùi Thị Yên đạt giải khuyến khích cấp trường –Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội: các tác giả đã phân tích thực trạng vấn đề thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích OLS bằng phầm mềm Eview 6 các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản như : Lạm phát, lãi suất, tăng

trưởng GDP , tỷ giá hối đối, tăng trưởng cho vay/ huy động, vốn tự có/tổng tài sản

đưa ra các kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị thanh khoản.

+ Đề tài “Tăng cường vai trị tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính” của tác giả Lê Hồng Hiếu: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đánh giá nhấn mạnh vai trị của tính thanh khoản đối với sự ổn định của hệ thống tài chính, đưa ra những hạn chế trong công tác quản lý kinh tế, cơng tác quản trị của các định chế tài chính và giám sát thị trường tài chính hiện nay, lập luận và đánh giá RRTK thông các hệ thống các chỉ số tài chính, đề xuất biện pháp khắc phục bằng những bài học của thế giới. Tuy nhiên ở đây tác giả phân tích khái quát, đánh giá rất chung chung thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của hệ thống tài chính mà khơng hạn chế trong khơng gian, phạm vi các ngân hàng thương mại.

+ Đề tài “ Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyên Duy Sinh- Đại học Kinh tế TPHCM : đề tài đưa ra các hệ thống chỉ tiêu đánh giá RRTK và chiến lược quản trị thanh khoản của các NHTM, sử dụng mơ hình hồi quy đa nhân tố và phương pháp kiểm định các giả thiết: Để phản ánh tính thanh khoản và mức độ an toàn trong 3 năm 2006, 2007, 2008 của các NHTM Việt Nam, tác giả tính các hệ số an tồn và chỉ số thanh khoản trung bình, bằng cách cộng hệ số, chỉ số của 3 năm, rồi chia ba. Kiểm định mơ hình hồi quy chỉ số bằng sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 13.0 bao gồm: Hệ số H1: Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động; Hệ số H2: Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H3: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H4: Dư nợ/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H5: Dư nợ/Tiền gửi khách hàng; Chỉ số H6: (Chứng khoán kinh doanh+Chứng khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H7: Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD; Chỉ số H8: (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng. Từ kết quả phân tích tác giả đưa ra các giải pháp ứng với mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và thực trạng thanh khoản của các ngân hàng. Tuy nhiên trong đề tài này tác giả dựa trên các báo cáo tài chính để phân tích quản trị thanh khoản của NHTM mà chưa đề cập đến những vấn đề khác tác động khơng nhỏ đến tính thanh khoản của các NHTM như chính sách kinh tế, năng lực quản lý, chính sách tín dụng của các NHTM.

Hồng. Trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng QTRRTK, tìm hiểu những ngun nhân dẫn đến RRTK, những tồn tại và khó khăn làm hạn chế hoạt động quản trị. Xây dựng mơ hình nghiên cứu định lượng sử dụng mơ hình hồi quy đa nhân tố để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính thanh khoản của ngân hàng như: Lạm phát, lãi suất, năng quản lý tín dụng, chu

kỳ kinh doanh. Từ đó có những biện pháp thực tế để khắc phục và đưa ra giải pháp

QTRRTK trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay. Đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đối với một ngân hàng cho nên tính bao qt rất hạn chế chưa có cơ sở để nhận định đánh giá chung về thực trạng thanh khoản của hệ thống NHTM.

1.6.2. Mơ hình nghiên cứu của đề tài Khái niệm phân tích hồi quy Khái niệm phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc hay cịn gọi là biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập hay còn gọi là biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng (hay dự đốn) giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập.

Hàm hồi quy tổng thể (population regression function – PRF)

Hàm hồi quy PRF có dạng: E(Y/Xi) = α1+ α2Xi Trong đó:

- E(Y|Xi) là trung bình (tổng thể) của phân phối của Y với điều kiện Xi

- α1, α2 là các tham số của mơ hình cịn được gọi là hệ số hồi quy

Hàm hồi quy tổng thể cho biết giá trị trung bình của biến Y sẽ thay đổi như thế nào khi biến X nhận các giá trị khác nhau.

Hàm hồi quy mẫu (sample regression function – SRF)

Trong thực tế, ta thường phải ước lượng các hệ số hồi quy của tổng thể từ hệ số hồi quy của mẫu.

Hàm hồi quy mẫu sử dụng khi chúng ta không thể lấy tất cả thông tin từ tổng thể mà chỉ thu thập được từ các mẫu riêng lẻ từ tổng thể.

Nếu hàm PRF có dạng tuyến tính (E(Y/Xi) = α1+ α2Xi, ta có SRF: Yi = β1 + β2Xi

- β1 là ước lượng điểm của α1 - β2 là ước lượng điểm của α2

Dạng ngẫu nhiên của SRF: Yi = β0 + β1X1 + β2X2 +...+ βnXn + ei

Với ei là ước lượng điểm của Ui và gọi là phần dư hay sai số ngẫu nhiên.

Cụ thể mơ hình hồi quy trong bài nghiên cứu là :

TK = β0 + β1IF – β2LB – β3QT + β4TL – β5CK + ei

Trong đó :

Biến phụ thuộc : TK : Tính thanh khoản của ngân hàng Biến độc lập :

IF: Chính sách kinh tế

LB: Chính sách cho vay và huy động vốn QT: Năng lực quản trị

TL: Tâm lý khách hàng CK: Chu kỳ kinh doanh

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thanh khoản là khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khi đến hạn. Ta đánh giá tình trạng thanh khoản của ngân hàng thông qua trạng thái thanh khoản. Trạng thái thanh khoản được xác định dựa vào độ chênh lệch giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản. Vì thanh khoản và quản trị thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt, quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng nên các nhà quản trị ngân hàng luôn phải chú trọng đến việc xác định trạng thái thanh khoản của ngân hàng, đặc biệt dự báo được trạng thái thanh khoản tại những thời điểm nhạy cảm trong năm, trong đó có việc xác định ngun nhân cũng như tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng thừa hay thiếu thanh khoản. Điều đo một mặt làm tăng lợi nhuận cũng như uy tín của ngân hàng, mặt khác tránh cho ngân hàng rơi vào rủi ro thanh khoản dẫn đến nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng. Lạm phát, lãi suất, năng lực quản trị cũng như tâm lý khách hàng là những nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thanh khoản của ngân hàng, đến sự ổn định trong hoạt động ngân hàng. Nhận diện và đánh giá đúng sức ảnh hưởng của những nhân tố này chính là chìa khóa để các nhà quản trị vạch ra những chiến lược quản trị thanh khoản hợp lý và đúng lúc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1 Tiêu chí lựa chọn các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hết năm 2013, bức tranh hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể với khơng ít những mảng màu tươi hơn nhưng vẫn chưa đủ để che lấp những mảng màu xám do tích tụ từ những năm trước đây. Năm 2013 là quãng thời gian khó khăn nhất trong nhiều năm qua đối với hệ thống ngân hàng. Một số điểm nghẽn của nền kinh tế vẫn chưa thông. Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khốn vẫn cịn nhiều bất ổn nội tại. Song, với những nỗ lực thường xuyên, liên tục, cả hệ thống đã bước đầu vượt qua những khó khăn. Nhờ đó, khơng những rủi ro của hệ thống giảm bớt với những chuyển biến tích cực như thanh khoản khả quan hơn, lãi suất huy động đã giảm 2-3% và lãi suất cho vay giảm 3-5% - ngang bằng mức 2006, mà quá trình tái cơ cấu và kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng đã có những cải thiện đáng kể. Mặc dù đã vượt qua được những khó khăn bước đầu nhưng chặng đường đổi mới trước mắt của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn cịn rất nhiều chơng gai. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tăng nhẹ, nhưng vẫn thấp so với khu vực (xếp thứ 70/148 quốc gia). Lạm phát được kiềm chế. Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã dồi dào hơn nhưng vẫn chưa ổn định, nợ xấu đã giảm nhưng còn ở mức cao,… Vì thế, những chướng ngại vật phía trước đang đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với hệ thống ngân hàng trong giai đoạn tới.

Để đánh giá thực trạng tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, tác giả đã vận dụng cơ sở lý thuyết và lý luận thực tiễn hoạt động quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại để phân tích đánh giá đối với 15 NHTM với tiêu chí sau đây :

- Các ngân hàng được lựa chọn là ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nhà nước có chi nhánh hoặc hội sở , cũng như có ít nhất 24 phịng giao dịch ứng với 24 quận Huyện trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Các báo cáo tài chính đầy đủ trong 3 năm từ 2011-2013 của các ngân hàng được công bố minh bạch trên các Webstie hay cổng thông tin điện tử: Cafef.vn, Vietstock, Website các ngân hàng, Website cơng ty chứng khốn.

- Tỷ lệ ngân hàng niêm yết hay có cơng ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán chiếm trên 70% tổng số ngân hàng điều tra.

- Các ngân hàng thỏa mãn về số lượng và chỉ tiêu trong giai đoạn 2011-2013, xét về tổng tài sản các NHTM tại Việt Nam được chia làm 4 nhóm (các ngân hàng theo phạm vi nghiên cứu của đề tài): Nhóm 1: các ngân hàng có tổng tài sản trên 450 nghìn tỷ (4 ngân hàng), nhóm 2: các ngân hàng có tổng tài sản trên 150 nghìn tỷ (4 ngân hàng), nhóm 3: các nhân hàng có tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ (4 ngân hàng), và các ngân hàng dưới 100 nghìn tỷ (3 ngân hàng).

- Về phần nguồn vốn: 98% Ngân hàng được điều tra phải có vốn tự có trên 3000 tỷ đồng

2.2 Thực trạng về tình hình thanh khoản của các nhóm NHTM Việt Nam thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

2.2.1 Tình hình thanh khoản của các NHTM qua các số liệu báo cáo tài chính 2.2.1.1 Tình hình tổng tài sản của các NHTM 2.2.1.1 Tình hình tổng tài sản của các NHTM

Tổng tài sản của ngân hàng giúp chúng ta có cái nhìn khái qt về sức mạnh tài chính của các ngân hàng. Tổng tài sản của ngân hàng bao gồm tài sản nợ và tài sản có. Xét về góc độ thanh khoản thì tổng tài sản đã giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn đối với tính thanh khoản của các nhóm ngân hàng, cũng như nâng cao tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2011-2013, xét về tổng tài sản các NHTM tại Việt Nam được chia làm 4 nhóm (các ngân hàng theo phạm vi nghiên cứu của đề tài): Nhóm 1: các ngân hàng có tổng tài sản trên 450 nghìn tỷ, nhóm 2: các ngân hàng có tổng tài sản trên 150 nghìn tỷ, nhóm 3: các nhân hàng có tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ, và các ngân hàng dưới 100 nghìn tỷ. (Danh sách các ngân hàng xem tại Phụ lục 5)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Tại nhóm 1 các ngân hàng TMCP nhà nước là các ngân hàng có tổng tài sản mạnh nhất khẳng định sức mạnh tài chính của những ngân hàng dẫn đầu thị trường ngân hàng tài chính tại Việt Nam, Qua đó cũng khẳng định vai trò của nhà nước trong hoạt động của các ngân hàng VIE, AGR, BIDV, VCB. Trong nhóm ngân hàng này, Agribank là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất cụ thể theo các năm 2011-2013 lần lượt là 480,937 tỷ đồng ; 534,987 tỷ đồng; 562,245 tỷ đồng, thấp nhất là Vietcombank. Dễ dàng nhận thấy với tổng tài sản đồ sộ như thế này thì khả năng thanh khoản, tính thanh khoản và điều kiện nâng cao tính thanh khoản của các ngân hàng này luôn chiếm ưu thế so với những ngân hàng nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4. Tại nhóm 2 bao gồm những ngân hàng sau đây: MBB, ACB, TCB, STB. Đây là những ngân hàng có uy tín và thương hiệu lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, dẫn đầu trong nhóm này là 1 ngân hàng của quân đội, một ngân hàng trẻ trong hệ thống ngân hàng nhưng lại có tổng tài sản tương đối lớn cụ thể năm 2011-2013 thì tổng tài sản lần lượt là 138,314 tỷ đồng; 175,609 tỷ đồng; 180,432tỷ đồng, điều này có thể khẳng định rằng QĐND Việt Nam không chỉ hoạt động tốt trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng mà còn tham gia vào phát triển kinh tế xã hội đóng vai trị rất lớn trong sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, xếp cuối cùng trong nhóm này là STB - ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín. Nhóm thứ 3 bao gồm các ngân hàng: SHB, VPB,MRB,OCB. Trong nhóm này dẫn đầu là ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội một ngân hàng trẻ ổng chủ là ơng

bầu bóng đá nổi tiếng (Bầu Hiển) có tổng tài sản lần lượt là 70,989 tỷ đồng; 116,537 tỷ đồng; 143,740 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm là ngân hàng Phương Đơng. Nhóm cuối cùng gồm 3 ngân hàng BVB; SGB; NAB là hai ngân hàng có tổng tài sản thấp nhất. Như vậy ta có thể nhận thấy rằng tính thanh khoản, khả năng thanh khoản, khả năng nâng cao thanh khoản được xếp theo thứ tự mạnh yếu theo thứ tự giảm dần từ nhóm 1 đến nhóm 4. Để cạnh tranh trong thị trường các ngân hàng trong nhóm 3, nhóm 4 cần cố gắng hồn thiện, cũng như có chiến lược thu hút nhà đầu tư, cổ đông chiến lược, marketing và hạn chế rủi ro nợ xấu tín dụng hiệu quả hơn nữa.

2.2.1.2 Tình hình vốn tự có của các NHTM

Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thông thường từ 8% đến 10%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trị rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của ngân hàng. Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Nó cịn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỉ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng (Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 thì một ngân hàng khơng được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)