Tình hình thanh khoản của các NHTM qua các số liệu báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 47)

6. Kết cấu đề tài

2.2 Thực trạng về tình hình thanh khoản của các nhóm NHTM Việt Nam

2.2.1 Tình hình thanh khoản của các NHTM qua các số liệu báo cáo tài chính

2.2.1.1 Tình hình tổng tài sản của các NHTM

Tổng tài sản của ngân hàng giúp chúng ta có cái nhìn khái qt về sức mạnh tài chính của các ngân hàng. Tổng tài sản của ngân hàng bao gồm tài sản nợ và tài sản có. Xét về góc độ thanh khoản thì tổng tài sản đã giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn đối với tính thanh khoản của các nhóm ngân hàng, cũng như nâng cao tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2011-2013, xét về tổng tài sản các NHTM tại Việt Nam được chia làm 4 nhóm (các ngân hàng theo phạm vi nghiên cứu của đề tài): Nhóm 1: các ngân hàng có tổng tài sản trên 450 nghìn tỷ, nhóm 2: các ngân hàng có tổng tài sản trên 150 nghìn tỷ, nhóm 3: các nhân hàng có tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ, và các ngân hàng dưới 100 nghìn tỷ. (Danh sách các ngân hàng xem tại Phụ lục 5)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Tại nhóm 1 các ngân hàng TMCP nhà nước là các ngân hàng có tổng tài sản mạnh nhất khẳng định sức mạnh tài chính của những ngân hàng dẫn đầu thị trường ngân hàng tài chính tại Việt Nam, Qua đó cũng khẳng định vai trò của nhà nước trong hoạt động của các ngân hàng VIE, AGR, BIDV, VCB. Trong nhóm ngân hàng này, Agribank là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất cụ thể theo các năm 2011-2013 lần lượt là 480,937 tỷ đồng ; 534,987 tỷ đồng; 562,245 tỷ đồng, thấp nhất là Vietcombank. Dễ dàng nhận thấy với tổng tài sản đồ sộ như thế này thì khả năng thanh khoản, tính thanh khoản và điều kiện nâng cao tính thanh khoản của các ngân hàng này ln chiếm ưu thế so với những ngân hàng nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4. Tại nhóm 2 bao gồm những ngân hàng sau đây: MBB, ACB, TCB, STB. Đây là những ngân hàng có uy tín và thương hiệu lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, dẫn đầu trong nhóm này là 1 ngân hàng của quân đội, một ngân hàng trẻ trong hệ thống ngân hàng nhưng lại có tổng tài sản tương đối lớn cụ thể năm 2011-2013 thì tổng tài sản lần lượt là 138,314 tỷ đồng; 175,609 tỷ đồng; 180,432tỷ đồng, điều này có thể khẳng định rằng QĐND Việt Nam không chỉ hoạt động tốt trong cơng tác bảo vệ an ninh quốc phịng mà cịn tham gia vào phát triển kinh tế xã hội đóng vai trị rất lớn trong sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, xếp cuối cùng trong nhóm này là STB - ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn thương tín. Nhóm thứ 3 bao gồm các ngân hàng: SHB, VPB,MRB,OCB. Trong nhóm này dẫn đầu là ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội một ngân hàng trẻ ổng chủ là ơng

bầu bóng đá nổi tiếng (Bầu Hiển) có tổng tài sản lần lượt là 70,989 tỷ đồng; 116,537 tỷ đồng; 143,740 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm là ngân hàng Phương Đơng. Nhóm cuối cùng gồm 3 ngân hàng BVB; SGB; NAB là hai ngân hàng có tổng tài sản thấp nhất. Như vậy ta có thể nhận thấy rằng tính thanh khoản, khả năng thanh khoản, khả năng nâng cao thanh khoản được xếp theo thứ tự mạnh yếu theo thứ tự giảm dần từ nhóm 1 đến nhóm 4. Để cạnh tranh trong thị trường các ngân hàng trong nhóm 3, nhóm 4 cần cố gắng hồn thiện, cũng như có chiến lược thu hút nhà đầu tư, cổ đông chiến lược, marketing và hạn chế rủi ro nợ xấu tín dụng hiệu quả hơn nữa.

2.2.1.2 Tình hình vốn tự có của các NHTM

Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thơng thường từ 8% đến 10%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trị rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của ngân hàng. Vốn tự có quyết định quy mơ hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Nó cịn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỉ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng (Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 thì một ngân hàng không được phép huy động vốn quá 20 lần so với vốn tự có vì nó ảnh hưởng đến năng lực chi trả của ngân hàng). Theo luật các tổ chức tín dụng của VN, một ngân hàng khi cho vay đối với một khách hàng thì tổng dư nợ cho vay cao nhất không được phép vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Xét về phương diện vốn tự có của các ngân hàng, trong năm 201, 2012, 2013 thì BIDV, VIE, VCB, AGR là những ngân hàng có vốn tự có lớn nhất trong tổng số 15 NHTM nghiên cứu trong phạm vi đề tài. Điều này cũng dễ hiểu vì những ngân hàng này là NHTM nhà nước quản lý, chiếm vai trò chủ đạo trong nguồn vốn, là cổ đơng lớn nhất của các ngân hàng. Tính thanh khoản của các ngân hàng này thường xuyên được đảm bảo, khả năng phá sản giải thể ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đơng, khách hàng hầu như là khơng có. Đây là những ngân hàng dẫn đầu thị trường ngân hàng tài chính tại Việt Nam. Nhóm ngân hàng tiếp theo khả năng vốn tự có xếp sau nhóm ngân hàng TMCP nhà nước trên là STB;MBB; TCB; ACB; SHB những ngân hàng này có vốn tự có cao trên 10 nghìn tỷ đồng trong đó STB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm này với số vốn tự có giai đoạn 2011-2013 lần lượt là14,546 tỷ đồng 13,698 tỷ đồng; 17,063 tỷ đồng, ngân hàng SHB có lượng vốn tự có thấp nhất trong nhóm này. Nhóm ngân hàng vốn tự có trên 3,5 nghìn tỷ gồm những ngân hàng sau: MRB; VPB; OCB. Trong nhóm này thì ngân hàng Hàng Hải có lượng vốn tự có lớn nhất trong giai đoạn 2011-2013 với giá trị là 6,327 tỷ đồng; 9,499 tỷ đồng; 9,090 tỷ đồng; OCB là ngân hàng có vốn tự có thấp nhất. Nhóm cuối cùng gồm hai ngân hàng SGB, NAB, BVB các ngân hàng này đều có vốn tự có dưới 3,5 nghìn tỷ. Như vậy xét về yếu tố để có thể nâng cao tính thanh khoản tốt nhất là nhóm ngân hàng nhà nước, tiếp nhóm các ngân hàng có thương hiệu lâu năm như Techcombank, ACB, Sacombank…Các ngân hàng như Sài Gịn Cơng thương, ngân hàng Nam Á ,

ngân hàng Bảo Việt là nhưng ngân hàng có thể nói khả năng nâng cao tính thanh khoản thấp nhất, các ngân hàng này cần có một tầm nhìn chiến lược đột phá thì mới có thể cạnh tranh và tồn tại trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

2.2.1.3 Tình hình tiền mặt và tiền gửi các tổ chức tín dụng khác

Tiền mặt, tiền gửi các tổ chức tín dụng là hạng mục nằm trong tài sản có cảu ngân hàng, chỉ tiêu tiền mặt và tiền gửi các tổ chức tín dụng là khoản tiền mà ngân hàng dùng nhằm mục đích thanh tốn trong trường hợp thiếu vốn và mất khả năng thanh khoản. Dưới đây là tình hình về tiền mặt và tiền gửi các tổ chức của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2011-2013 :

Chỉ tiêu tiền mặt:

Biểu đồ 2.3. Tình hình tiền mặt của các NHTM giai đoạn 2011-2013 :

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Xét về chi tiêu tiền mặt tại quỹ của ngân hàng thì năm 2013 chứng khiến nhóm dẫn đầu là AGR; VCB; TCB; STB; BIDV nhóm ngân hàng có quỹ tiền mặt dồi dào nhất. Nhóm ngân hàng có quỹ tiền mặt ít nhất là OCB; SGB; BVB. Trong năm 2013 các NHTM top đầu có những đặc điểm sau đây: Trong nhóm này ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đứng đầu, cụ thể năm 2011 tiền mặt trong quỹ là 7,295 tỷ đồng; sang năm 2012 đạt 8,579 tỷ đồng, kết thúc năm 2013 đạt 8,548 tỷ đồng, còn ngân hàng Đầu tư và phát triển đứng ở cuối cùng số tiền mặt tại quỹ của ngân hàng năm 2011 là 3,628 tỷ đồng, năm 2012 đạt 3,326 tỷ đồng, đạt

ngân hàng Đông Á là 4,702 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng có số tiền mặt tại quỹ ít nhất là OCB; SGB; BVB quỹ tiền mặt năm 2013 của các ngân hàng này lần lượt là 219 tỷ đồng, 170 tỷ đồng, 108 tỷ đồng.Từ kết quả phân tích ở trên ta có thể thấy rằng các ngân hàng lớn, ngân hàng nhà nước quỹ tiền mặt luôn nằm trong top đầu, điều đáng chú ý là các ngân hàng ở nhóm dưới lại có quỹ tiền mặt đáng kể như VIE; ACB; VPB; MBB. Những ngân hàng nằm trong nhóm 4 trên tất cả các chỉ tiêu vẫn là ngân hàng có quỹ tiền mặt ít nhất, thanh khoản yếu nhất.

Chỉ tiêu tiền gửi tại các tổ chức tín dụng:

Biểu đồ 2.4. Tình hình tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của NHTM giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Đối với chỉ tiêu tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, năm 2011 nhóm ngân hàng có chỉ tiêu tiền gửi cao nhất là VCB, ACB, BIDV, VIE, TCB, MBB, MRB trên 30.000 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng có tiền gửi ít nhất là NAB, DAB, SGB. Trong năm 2012, nhóm ngân hàng dẫn đầu đó là VCB, VIE, BIDV,TCB,MBB, AGR. Trong nhóm này Vietcombank đứng đầu với số tiền gửi là 65,712 tỷ đồng, đứng thứ 2 là Vietinbank với 65,451 tỷ đồng, thứ ba là BIDV với 53,770 tỷ đồng, TCB có số tiền gửi 43,190 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng có tiền gửi tại các tổ chức tín dụng ít nhất là BVB, OCB, SGB. Sang năm 2013 nhóm ngân hàng dẫn đầu chỉ tiêu có xu hướng xáo trộn thứ tự, cụ thể nhóm này là các ngân hàng sau đây VCB,VIE, BIDV,AGR, TCB, SHB.Trong nhóm này VCB, VIE là các ngân hàng đi gửi tiền tại ngân hàng khác nhiều nhất với 89,779 tỷ đồng và 47,658 tỷ đồng BIDV với khoản tiền gửi là

37,381 tỷ đồng, Agibank với 31,299 tỷ đồng, SHB có khoản tiền gửi là 30,262 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng gửi tiền tại các tổ chức tín dụng ít nhất là NAB, OCB, SGB. Điều này cho thấy những ngân hàng như VCB, VIE, BIDV,AGR,TCB là những ngân hàng dư vốn kinh doanh cho nên gửi khoản tiền rất lớn tại ngân hàng khác, như vậy có thể nói tính thanh khoản của các ngân hàng này là tốt, khả năng tài chính mạnh là nguồn vốn vay đối với các ngân hàng nhóm dưới. NAB, DAB, SGB, OCB là những ngân hàng cần những khoản vay từ những khoản tiền gửi của các ngân hàng lớn này.

2.2.1.4 Hoạt động huy động vốn

Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng phải chạy đua nhau từng ngày, có chiến lược marketing thay đổi phù hợp với thị trường với nhu cầu khách hàng, khơng nhưng thế các ngân hàng cịn phải chạy đua với các khung lãi suất để thu hút khách hàng. Dưới đây là tình hình huy động vốn của 15 NHTM :

Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn của các NHTM giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Điều ta cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng phân cấp khả năng huy động vốn của các ngân hàng cũng được xếp trật tự theo khả năng mạnh yếu giảm dần từ nhóm 1 đến nhóm 4 (trong cơ cấu tổng tài sản) đối với khả năng huy động vốn giai đoạn

dẫn đầu trong nhóm này là Agribank với nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2013 lần lượt là 461,076 tỷ đồng, 506,290 tỷ đồng và 530,356 tỷ đồng. Nhóm 2 : OCB, MBB, ACB, (trên 150 tỷ đồng): OCB dẫn đầu với nguồn vốn huy động được trong giai đoạn này là 21,677 tỷ đồng, 23,604 tỷ đồng, 288,304 tỷ đồng. Nhóm 3 TCB, STB, SHB, MRB (Trên 100 tỷ đồng) : Trong nhóm này TCB dẫn đầu với khả năng huy động vốn 168,015 tỷ đồng,166,644 tỷ đồng, 144,976 tỷ đồng. Nhóm 4 NAB, SGB, VPB, BVB (dưới 15.000 tỷ đồng). Cũng như tổng tài sản, khả năng huy động vốn cũng thể hiện sức mạnh và thương hiệu của ngân hàng, cũng như đánh giá khả năng thanh khoản, tính thanh khoản, khả năng nâng cao thanh khoản của các ngân hàng. Khả năng nâng cao thanh khoản của các ngân hàng cũng xếp trật tự theo thứ tự giảm dần theo các nhóm 1 đến nhóm 4.

2.2.1.5 Hoạt động cho vay

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh tốn. Tín dụng là nghiệp vụ có vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại, đồng thời đó cũng là nghiệp vụ có quy trình kỹ thuật rất phong phú, phức tạp đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng cũng như kế tốn tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ này để làm tốt công tác quản trị và kế toán. Sau đây là một số nội dung cần chú ý trong nghiệp vụ tín dụng đứng trên góc độ kế tốn và quản trị. Trong bảng cân đối kế toán của NHTM, khoản mục tín dụng và đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản Có (khoảng 70% – 80%). Đây là khối lượng tài sản rất lớn của ngân hàng đầu tư vào nền kinh tế, nên với trách nhiệm của mình, kế tốn phải ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác tồn bộ số tài sản này để cung cấp thông tin, phục vụ chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng và bảo vệ an toàn tài sản. Trong giới hạn của đề tài chỉ nghiên cứu tăng trưởng cho vay của các ngân hàng thương mại lớn và nhỏ. Chỉ tiêu đó được thể hiện bằng biểu đồ sau tính trong giai đoạn 2011-2013:

Biểu đồ 2.6. Tình hình cho vay của 15 NHTM giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Xét về tiêu chí cho vay, trong nhóm 15 ngân hàng thì mức độ cho vay cũng chia làm 4 nhóm, nhóm thứ nhất là nhóm NHTM Cổ phần nhà nước bao gồm: AGR, BIDV, VIE, VCB. Trong nhóm này thì khoản cho vay đều trên 250 nghìn tỷ đồng, Agribank là ngân hàng có khoản dư nợ lớn nhất, cụ thể trong giai đoạn 2011- 2013 ngân hàng đã giải ngân vốn vay lần lượt là 361,739 tỷ đồng, 420,419 tỷ đồng và 434,675 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng thứ 2 là nhóm ngân hàng có dư nợ trên 70 nghìn tỷ đồng bao gồm những ngân hàng sau đây: STB, ACB, MBB, SHB. Trong nhóm ngân hàng này Sacombank là ngân hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, cụ thể trong giai đoạn 2011-2013, ngân hàng Sacombank đã giải ngân được lần lượt là 79,726 tỷ đồng, 94,887 tỷ đồng,109,214 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng cho vay yếu nhất là SGB, NAB, BVB. Như vậy dặc điểm hoạt động tín dụng của 15 NHTM trong đề tài nghiên cứu thì ngân hàng nào có sức mạnh tài chính mạnh thì khả năng giải ngân cho vay lớn nhất, nhóm ngân hàng có dư nợ ít nhất vẫn là nhóm ngân hàng yếu về các tiêu chí đã phân tích và khả năng thanh khoản của những ngân hàng này là yếu nhất so với các ngân hàng còn lại.

2.2.2.Tình hình thanh khoản của các NHTM thơng qua các tỷ số tài chính

Với nguồn dữ liệu phân tích thu thập được từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trong hai năm 2011-2013 của 15 NHTM Việt Nam, bài báo cáo phân tích tình

số thanh khoản sau đây:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR (Capital Adequacy Ratios) Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động H1

Chỉ số trạng thái tiền mặt H2

Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời H3 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H4 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H5

Chỉ số (Tiền mặt+ Tiền gửi tại các TCTD)/ Tiền gửi khách hàng

2.2.2.1.Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có

Tổng tài sản "có" rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 47)