Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 69)

6. Kết cấu đề tài

3.5.5 Phân tích hồi quy

Nhằm kiểm định sự phù hợp của mơ hình đề nghị trong chương 3, tác giả tiến hành chạy hồi quy với biến phụ thuộc (Dependent) là tính thanh khoản của ngân hàng và 5 biến độc lập (Independent) là chính sách kinh tế, chính sách cho vay, năng lực quản trị, chu kỳ kinh doanh và tâm lý khách hàng.

3.5.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Để đánh giá sự phù hợp của mơ hình ta sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh thay cho hệ số xác định R2. Bởi lẽ, giá trị R2 sau khi hiệu chỉnh sẽ nhỏ hơn và phản ánh thực tế hơn hệ số xác định R2. Bảng 3.5: Hệ số xác định R2 Thống kê mơ hìnha Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square Change Sig. F Change dimension0 1 ,877a ,632 ,6302 ,596 ,6332 ,000

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square Change Sig. F Change dimension0 1 ,877a ,632 ,6302 ,596 ,6332 ,000 a. Predictors: (Constant), tb5, tb1, tb2, tb3, tb4

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả tháng 4/2014)

Kết quả phân tích cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,6332 tức là 64,32% sự biến thiên của tính thanh khoản của ngân hàng được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình.

Bảng 3.6: Phân tích phương sai ANOVA ANOVAa ANOVAa

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 43,193 5 8,639 42,755 ,000a

Residual 86,746 108 ,803

Total 129,939 113

a. Predictors: (Constant), tb5, tb1, tb2, tb3, tb4 b. Dependent Variable: X

a. Biến phụ thuộc: Tính thanh khoản của ngân hàng

b. Dự đoán: (Hằng số), Chu kỳ kinh doanh, Tâm lý khách hàng, chính sách kinh tế, chính sách cho vay, Năng lực quản trị

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả tháng 4/2014)

Ta sử dụng kiểm định F để kiểm định các giả thuyết về sự phù hợp của mơ hình nhằm chỉ ra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy giá trị F = 42,755 và mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Vì vậy, ta có thể kết luận mơ hình nghiên cứu phù hợp hay có mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình.

3.5.5.2 Giải thích mơ hình

Bảng 3.7: Hệ số của mơ hình hồi quy

Hệ sốa

Coefficientsa

B Std. Error Beta 1 (Constant) 2,927 ,379 7,715 ,000 tb1 ,277 ,113 ,249 2,455 ,016 tb2 -,273 ,123 -,225 -2,217 ,029 tb3 -,135 ,153 -,119 -,879 ,0381 tb4 ,967 ,227 1,017 4,267 ,000 tb5 -,536 ,263 -,523 -2,043 ,044 a. Dependent Variable: X

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả tháng 4/2014)

Qua bảng hệ số của mơ hình hồi quy (bảng 3.7), ta thấy mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của mơ hình được thể hiện trong phương trình sau:

TK = 0,249IF -0,225LB -0,119QT + 1,017TL -0,523CK

Trong đó:

Biến phụ thuộc: TK – tính thanh khoản của ngân hàng Các biến độc lập:

IF: Chính sách kinh tế

LB: Chính sách cho vay và huy động vốn QT: Năng lực quản trị

TL: Tâm lý khách hàng CK: Chu kỳ kinh doanh

Theo phương trình trên cho thấy 5 nhân tố đều có tác động đến tính thanh khoản của ngân hàng. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là tâm lý khách hàng (β4 = 1,017), tiếp theo là 4 nhân tố chu kỳ kinh doanh (β5 = 0,53), quản trị (β3 = 0,262), chính sách kinh tế (β1 = 0,249) và chính sách cho vay và huy động (β2 = 0,225). Đồng thời, kết quả phân tích cho thấy sig của 5 thành phần đều nhỏ hơn 0,05 nên ta có thể kết luận 5 thành phần này đều có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Qua kết quả nghiên cứu xây dựng mơ hình định lượng nghiên cứu 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng: chính sách kinh tế, chính sách huy động và cho vay, năng lực quản trị, chu kỳ kinh doanh, tâm lý khách hàng đến tính thanh khoản của ngân hàng cho thấy mơ hình nghiên cứu đề xuất các kiểm định đối với các nhân tố phù hợp với các giả thiết đưa ra của phương pháp nghiên cứu. Qua phân tích mơ hình cho ta thấy tâm lý khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng như đã phân tích hạn chế ở chương 2, tiếp theo là nhân tố chu kỳ kinh doanh, năng lực quản trị và chính sách kinh tế, cuối cùng là nhân tố chính sách cho vay và huy động vốn. Đây là những kết quả tương đương với thực trạng, khách quan, rất quan trọng và là cơ sở cho giải pháp đưa ra ở chương 4.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)