(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)
Xét về tiêu chí cho vay, trong nhóm 15 ngân hàng thì mức độ cho vay cũng chia làm 4 nhóm, nhóm thứ nhất là nhóm NHTM Cổ phần nhà nước bao gồm: AGR, BIDV, VIE, VCB. Trong nhóm này thì khoản cho vay đều trên 250 nghìn tỷ đồng, Agribank là ngân hàng có khoản dư nợ lớn nhất, cụ thể trong giai đoạn 2011- 2013 ngân hàng đã giải ngân vốn vay lần lượt là 361,739 tỷ đồng, 420,419 tỷ đồng và 434,675 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng thứ 2 là nhóm ngân hàng có dư nợ trên 70 nghìn tỷ đồng bao gồm những ngân hàng sau đây: STB, ACB, MBB, SHB. Trong nhóm ngân hàng này Sacombank là ngân hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, cụ thể trong giai đoạn 2011-2013, ngân hàng Sacombank đã giải ngân được lần lượt là 79,726 tỷ đồng, 94,887 tỷ đồng,109,214 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng cho vay yếu nhất là SGB, NAB, BVB. Như vậy dặc điểm hoạt động tín dụng của 15 NHTM trong đề tài nghiên cứu thì ngân hàng nào có sức mạnh tài chính mạnh thì khả năng giải ngân cho vay lớn nhất, nhóm ngân hàng có dư nợ ít nhất vẫn là nhóm ngân hàng yếu về các tiêu chí đã phân tích và khả năng thanh khoản của những ngân hàng này là yếu nhất so với các ngân hàng cịn lại.
2.2.2.Tình hình thanh khoản của các NHTM thơng qua các tỷ số tài chính
Với nguồn dữ liệu phân tích thu thập được từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trong hai năm 2011-2013 của 15 NHTM Việt Nam, bài báo cáo phân tích tình
số thanh khoản sau đây:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR (Capital Adequacy Ratios) Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động H1
Chỉ số trạng thái tiền mặt H2
Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời H3 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H4 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H5
Chỉ số (Tiền mặt+ Tiền gửi tại các TCTD)/ Tiền gửi khách hàng
2.2.2.1.Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có
Tổng tài sản "có" rủi ro
Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, TCTD trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của TCTD.