6. Kết cấu đề tài
3.1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu:
3.1.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thanh khoản của Các NHTM trong những năm qua.
Trên cơ sở lý luận được trình bày trong chương 2 thiết lập mơ hình nghiên cứu lý thuyết. Sau đó, sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, giáo viên dạy bộ môn SPSS và ý kiến của các cán bộ ngân hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản. Kết quả nghiên cứu định tính kết luận được rằng có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng, đó là:
- Nhân tố chính sách kinh tế
- Nhân tố chính sách cho vay và huy động vốn - Nhân tố năng lực quản trị
- Nhân tố chu kỳ kinh doanh - Nhân tố tâm lý khách hàng
3.1.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Khảo sát nghiên cứu:
Nghiên cứu định lượng nhằm xác định các thang đo của nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết lập dựa trên các thang đo này là cơng cụ chính để thu thập dữ liệu định lượng. Tiếp đó q trình thu thập thơng tin thực tế được tiến hành.
- Nội dung bảng câu hỏi khảo sát: bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng trên hai phần chính là phần thơng tin cá nhân và phần nội dung câu hỏi
- Đối tượng khảo sát: nhân viên thuộc các ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Chi tiết xem phụ lục 5)
- Địa bàn khảo sát: Các chi nhánh, Phòng giao dịch các NHTM cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Thời gian khảo sát: 25/02/2014 đến 25/03/2014.
- Chọn mẫu: Theo nghiên cứu của Bollen (1989), mẫu phù hợp khi kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một biến quan sát. Trong bài báo cáo, mơ hình nghiên cứu bao gồm 24 biến quan sát đo lường 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Vì vậy, số lượng mẫu tối thiểu là 120 mẫu. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu và tính xác thực của đề tài, tác giả tiến hành khảo sát với kích thước mẫu là 120 mẫu.
- Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 120 phiếu chiếm tỷ lệ 100%. Số phiếu khảo sát thu về là 115 phiếu chiếm tỷ lệ 95,8%, số phiếu khảo sát hợp lệ là 114 phiếu chiếm tỷ lệ 99,1% số phiếu thu về.
- Xử lý, phân tích dữ liệu: sau khi thu thập được dữ liệu từ phiếu khảo sát, sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS để tiến hành xử lý dữ liệu, chạy mơ hình và các kiểm định.
Xây dựng thang đo:
Sau khi được điều chỉnh và bổ sung, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản bao gồm 21 biến quan sát đo lường 5 thành phần là lãi suất, lạm phát, năng lực quản trị, chu kỳ kinh doanh, tâm lý khách hàng và 3 biến quan sát đo lường thang đo tổng quát tính thanh khoản của ngân hàng. Thang đo Likert được sử dụng theo Rennis Likert (1932) để đo lường các tập biến quan sát theo 5 mức độ thay đổi từ 1 5: 1. Rất đồng ý 2. Đồng ý 3. Trung lập 4. Không đồng ý lắm 5. Khơng đồng ý Chính sách kinh tế
Thành phần lãi suất bao gồm 4 biến quan sát thể hiện các tác động do sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Cụ thể như sau:
IF1: Việc các ngân hàng vượt trần lãi suất làm tăng tính bất ổn của hệ thống ngân hàng
IF4: Các khoản cho vay khó thu hồi đúng hạn
Chính sách huy động và cho vay:
LB1: Đối tượng khách hàng cho vay và huy động vốn của ngân hàng LB2: Thời hạn cho vay đối với khách hàng
LB3: Các sản phẩm cho vay và huy động tiền gửi của ngân hàng chưa hợp lý, chưa đa dạng.
LB4: Chưa cân đối được tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung hạn một cách hợp lý LB5:Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được đảm bảm theo quy định của nhà nước.
Thành phần năng lực quản trị:
Thành phần năng lực quản trị bao gồm 6 biến quan sát thể hiện các yếu tố liên quan đến năng lực quản trị của ngân hàng như: trình độ chun mơn, chính sách quản lý tài sản, cơ cấu vốn đầu tư, khả năng tiếp cận thị trường và công tác dự báo, phân tích. Các phát biểu dùng để đo lường gồm:
QT1: Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng QT2: Chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng
QT3: Khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt
QT4: Cơ cấu vốn đầu tư của ngân hàng không hợp lý QT5: Khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ
QT6: Cơng tác dự báo và phân tích thị trường của ngân hàng cịn hạn chế
Thành phần chu kỳ kinh doanh:
Thành phần chu kỳ kinh doanh bao gồm 3 biến quan sát thể hiện ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh đến thanh khoản của ngân hàng, bao gồm:
CK1: Cầu thanh khoản tăng vào những tháng cuối năm. CK2: Nguồn cung thanh khoản giảm sút.
CK3: Nhu cầu tín dụng tăng cao.
Thành phần tâm lý khách hàng:
Thành phần tâm lý khách hàng bao gồm 3 biến quan sát thể hiện những biến cố xảy ra gây ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng như sự bất ổn chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính, ngân hàng khơng minh bạch trong việc cơng bố thông tin ra công chúng. Cụ thể như sau:
TL1: Sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng
TL2: Ngân hàng công bố thông tin khơng minh bạch làm mất lịng tin của khách hàng
TL3: Hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt.
Thang đo tổng quát tính thanh khoản của ngân hàng:
Thang đo tổng quát tính thanh khoản của ngân hàng thể hiện ý kiến của cán bộ, nhân viên ngân hàng về khả năng thanh khoản cũng như chính sách quản lý rủi ro thanh khoản hiện tại của ngân hàng. Thang đo tổng quát bao gồm 3 biến quan sát:
TK1: Khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt
TK2: Chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng hiệu quả
TK3: Ngân hàng có thể ứng phó với trường hợp khách hàng rút số tiền lớn đột xuất
3.1.2 Quy trình nghiên cứu:
Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong sơ đồ 3.1, mở đầu là xác định vấn đề nghiên cứu và kết thúc bằng trình bày kết quả nghiên cứu và hoàn tất báo cáo nghiên cứu. Trong quy trình, hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Ngồi ra, quy trình cịn đưa ra các phương pháp kiểm định là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy.