Ghi nhận doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh phú yên (Trang 45)

Ghi nhận doanh thu Số

DN

Tỷ trọng

Khi doanh nghiệp phát hành hoá đơn 32/50 64% Khi hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua 3/50 6% Khi khách hàng đồng ý thanh toán tiền hàng 2/50 4% Khi doanh nghiệp thu được tiền hàng 10/50 20% Khi doanh nghiệp xác định được các chi phí liên quan đến giao

dịch bán hàng

0/50 0% Cả năm yếu tố trên 3/50 6% Về việc ghi nhận doanh thu, kết quả các doanh nghiệp trả lời trên Bảng 2.11 cho thấy 64% các doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi phát hành hoá đơn và 20% doanh nghiệp thực hiện ghi nhận khi thu được tiền hàng. Điều này được các doanh nghiệp thực hiện là để tránh chênh lệch giữa doanh thu kế tốn và doanh thu tính thuế. Việc ghi nhận doanh thu khi thu được tiền hàng được giải thích là để hạn chế việc điều chỉnh giảm doanh thu khi khách hàng đổi hoặc trả lại hàng. Tuy nhiên điều này đã vi phạm nguyên tắc cơ sở dồn tích.

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán cho thấy hệ

thống tài khoản do Bộ tài chính qui định khơng đủ để tổ chức cơng tác kế tốn, các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung thêm các tài khoản. DNNVV xây dựng hệ thống tài khoản cho đơn vị mình chưa có tính linh hoạt cao, chưa thể làm cơ sở cho kế toán quản trị.

2.4.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Bảng 2.12: Các vấn đề chung liên quan đến hệ thống sổ kế tốn

Hình thức kế tốn Số DN Tỷ trọng

Nhật ký chung 23/50 46% Nhật ký – Sổ cái 9/50 18%

Nhật ký chứng từ 0/50 0% Chứng từ ghi sổ 18/50 36%

Hệ thống sổ kế toán Số DN Tỷ trọng

Theo quy định của Bộ tài chính 38/50 76% Theo quy định của cơ quan thuế 5/50 10% Theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp 7/50 14%

Hệ thống sổ kế toán do BTC quy định Số DN Tỷ trọng Đủ để DN tổ chức cơng tác kế tốn 3/50 6% Cần bổ sung thêm một số sổ 47/50 94% Ý kiến khác 0/50 0% Loại sổ cần bổ sung Số DN Tỷ trọng Sổ kế toán tổng hợp 2/50 4% Sổ kế toán chi tiết 40/50 80% Cả hai 5/50 10%

Các vấn đề liên quan đến hệ thống sổ kế toán thể hiện qua Bảng 2.12 cho thấy đa số các doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế tốn Nhật ký chung và hình thức Chứng từ ghi sổ, khoảng 18% các doanh nghiệp sử dụng hình thức Nhật ký – Sổ cái, khơng có doanh nghiệp nào trong mẫu khảo sát lựa chọn hình thức Nhật ký chứng từ. Doanh nghiệp có nhu cầu mở thêm các sổ kế tốn chi tiết và tổng hợp, việc xây dựng sổ kế toán chủ yếu dựa trên qui định của Bộ tài chính, một số ít trường hợp dựa theo qui định của cơ quan thuế hoặc theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp.

Bảng 2.13: Các vấn đề liên quan đến ghi chép, bảo quản sổ kế toán

Các vấn đề liên quan đến ghi chép, bảo quản sổ kế toán Số DN

Tỷ trọng

Lập biên bản bàn giao khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi

sổ 35/50 70%

Biên bản này được người có thẩm quyền ký xác nhận 27/50 54%

DN trọng

Theo quy định 49/50 98%

Tự thực hiện 1/50 2%

Khác 0/50 0%

Kết quả khảo sát trên Bảng 2.13 cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng khâu kiểm soát nội bộ đối với sổ kế toán. Khoảng 70% các doanh nghiệp có lập biên bản bàn giao sổ kế tốn khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, tuy nhiên biên bản này đơi khi khơng có chữ ký của kế tốn trưởng hoặc giám đốc. Việc khoá sổ, sửa chữa trên sổ được các doanh nghiệp thực hiện theo qui định nhưng cũng có trường hợp là tự thực hiện.

Nhận xét: DNNVV thực hiện tốt các qui định về hệ thống sổ kế toán, chưa quan

tâm nhiều đến yếu tố kiểm soát đối với sổ kế toán. Hệ thống sổ kế toán do Bộ tài chính qui định chưa đủ cho các DNNVV tổ chức cơng tác kế tốn tuy nhiên đó là cơ sở để các doanh nghiệp tự xây dựng cho mình các sổ kế toán phù hợp với yêu cầu hoạt động, yêu cầu quản lý tại doanh nghiệp.

2.4.4. Tổ chức cung cấp thơng tin qua hệ thống báo cáo kế tốn

Bảng 2.14: Các vấn đề liên quan đến báo cáo trong doanh nghiệp

Loại báo cáo Số DN Tỷ trọng

Bảng cân đối kế toán 50/50 100% Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 50/50 100% Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 22/50 44% Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 23/50 46% Bảng cân đối tài khoản 27/50 54%

Bảng 2.14 cho thấy toàn bộ các doanh nghiệp được khảo sát đều lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đa số đều lập Bảng thuyết minh báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản nhưng số doanh nghiệp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ chiếm 58% trong mẫu khảo sát. Doanh nghiệp trả lời lý do là Chế độ kế tốn chỉ khuyến khích mà khơng bắt buộc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đối với DNNVV.

Bảng 2.15: Báo cáo kế toán quản trị

Báo cáo quản trị Số DN Tỷ trọng

Có lập báo cáo quản trị 38/50 76%

Kỳ lập báo cáo quản trị Số DN Tỷ trọng

Hàng tuần 1/50 2% Hàng tháng 11/50 22% Hàng quí 21/50 42%

Khác 5/50 10%

Tầm quan trọng của báo cáo quản trị

đối với hoạt động quản lý Số DN Tỷ trọng

Rất quan trọng 25/50 50% Bình thường 18/50 36% Không quan trọng 7/50 14%

Bảng 2.15 cho thấy ngồi việc cung cấp thơng tin kế tốn tài chính, các DNNVV cịn lập các báo cáo kế tốn quản trị để phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Chủ yếu là mỗi quí hoặc mỗi tháng lập báo cáo kế toán quản trị một lần, nhiều doanh nghiệp khẳng định rằng báo cáo này ít hoặc khơng quan trọng trong cơng tác kế toán tại đơn vị của họ.

Bảng 2.16: Kiểm sốt nội bộ đối với việc cung cấp thơng tin

Kiểm sốt nội bộ đối với việc cung cấp thơng tin Số DN

Tỷ trọng

Hệ thống báo cáo kế tốn đảm bảo thơng tin được cung cấp kịp thời, chính xác

37/50 74% Có xây dựng chương trình, kế hoạch ứng cứu sự cố mất thơng

tin, số liệu

30/50 60% Có lắp đặt hệ thống bảo vệ số liệu phòng ngừa sự truy cập, tiếp

cận của người khơng có thẩm quyền

Bảng 2.16 cho thấy các DNNVV có quan tâm đến kiểm soát nội bộ đối với việc cung cấp thông tin. Thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và các yêu cầu từ bên ngoài nhưng chỉ 74% các doanh nghiệp cho biết hệ thống báo cáo kế toán đáp ứng được điều này. Kết quả khảo sát cũng cho thấy DNNVV chưa chú ý nhiều đến việc xây dựng chương trình, kế hoạch ứng cứu sự cố mất số liệu, thông tin.

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát ở trên cho thấy các DNNVV tuân thủ tốt các qui

định về việc lập báo cáo tài chính. Loại báo cáo khơng bắt buộc lập cũng được một số doanh nghiệp quan tâm đến. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa nhận thức vai trị quan trọng của kế tốn quản trị trong cơng tác quản lý của tồn doanh nghiệp. Hiện nay DNNVV có thể căn cứ vào hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị để thiết kế các báo cáo kế toán quản trị phù hợp. Hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo kế toán được thiết lập nhưng chưa tốt.

2.4.5. Tổ chức bộ máy kế tốn

Bảng 2.17: Hình thức tổ chức bộ máy kế tốn

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Số DN Tỷ trọng

Tập trung 47/50 94% Phân tán 0/50 0% Vừa tập trung, vừa phân tán 3/50 6%

Bảng 2.17 cho thấy DNNVV chủ yếu tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Điều này xuất phát từ thực tế là doanh nghiệp khơng có các chi nhánh hay đơn vị trực thuộc.

Bảng 2.18: Các vấn đề liên quan đến nhân viên kế toán

Chỉ tiêu Số ngƣời Tỷ trọng

Tổng số nhân viên kế toán của 50 DN khảo sát 138

Số nhân viên tốt nghiệp đại học 63/138 45,7% Số nhân viên tốt nghiệp cao đẳng 46/138 33,3% Số nhân viên tốt nghiệp trung cấp 23/138 16,7% Số nhân viên tốt nghiệp sơ cấp 6/138 4,3%

Về trình độ của nhân viên kế tốn (Bảng 2.18) cho thấy phần lớn tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đặt tại thành phố Tuy Hoà, nhân viên kế tốn có điều kiện nâng cao trình độ khi tham gia học liên thông, tại chức hoặc đào tạo liên kết.

Bảng 2.19: Việc nâng cao trình độ cho nhân viên

Nâng cao trình độ cho nhân viên Số DN

Tỷ trọng Nhân viên kế toán tốt nghiệp chuyên ngành

Quản trị kinh doanh 3/50 6% Tài chính ngân hàng 9/50 18% Kế toán – Kiểm toán 37/50 74%

Khác 1/50 2%

Nâng cao trình độ chun mơn của nhân viên Số DN

Tỷ trọng

Trang bị tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành 4/50 8% Nối mạng internet 39/50 78% Đào tạo tại chỗ theo yêu cầu công việc 2/50 4% Cử nhân viên theo học lớp ngắn hạn, tham dự hội thảo 5/50 10%

Nhân viên kế toán nắm bắt thay đổi trong chính sách, chế độ kế tốn và vận dụng bằng cách Số DN Tỷ trọng Tự nghiên cứu 26/50 52% Tham khảo từ bạn bè, người quen 21/50 42% Có sự hỗ trợ từ dịch vụ tư vấn tài chính – kế tốn 3/50 6% Kết quả khảo sát về việc nâng cao trình độ cho nhân viên kế tốn (Bảng 2.19) cho thấy đại đa số nhân viên kế toán làm việc đúng ngành nghề, đều xuất phát từ chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán. Tuy nhiên vẫn tồn tại những cơng ty gia đình, người nhà đảm nhận vị trí kế tốn tốt nghiệp từ các chuyên ngành Marketing, Ngữ văn, Xã hội học,…Việc nâng cao trình độ cho nhân viên chủ yếu thơng qua cơng cụ mạng

internet, ít chú trọng đến việc bổ sung kiến thức từ các khoá học ngắn hạn. Việc cập nhật về thay đổi trong chính sách, chế độ kế toán để vận dụng vào doanh nghiệp cũng chủ yếu thông qua cách tự tìm đọc tài liệu hoặc tham khảo từ bạn bè quen biết, hiếm khi sử dụng dịch vụ tư vấn về kế toán. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, một là trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, hai là các doanh nghiệp sợ tốn kém chi phí khi nhờ tư vấn.

Bảng 2.20: Kiểm soát nội bộ trong tổ chức bộ máy kế toán

Kiểm soát nội bộ về tổ chức bộ máy kế toán Số DN

Tỷ trọng

Có xây dựng sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn 38/50 76% Có xây dựng bản mô tả công việc 29/50 58% Có sự phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế tốn 50/50 100% Có sự phân chia trách nhiệm giữa thủ kho và kế toán 40/50 80% Có sự phân chia trách nhiệm giữa người theo dõi công nợ và

người thu tiền

24/50 48% Có luân chuyển nhân sự 17/50 34% Kết quả khảo sát trên Bảng 2.20 cho thấy DNNVV có xây dựng những hoạt động kiểm soát trong tổ chức bộ máy kế tốn, tuy nhiên nó chưa có hiệu quả cao bởi nhân viên kiêm nhiệm nhiều vị trí cơng việc khác nhau khơng thuộc chuyên môn, bản mô tả cơng việc cho từng vị trí nhằm nêu ra những cơng việc cụ thể cần làm và làm cơ sở để đánh giá nhân viên nhưng chưa được các doanh nghiệp quan tâm xây dựng. Nhận xét: Qua kết quả khảo sát ở trên phần nào cho thấy các DNNVV chú trọng việc tuyển chọn người làm kế tốn, có trình độ, đúng chuyên ngành; có quan tâm đến kiểm soát nội bộ trong tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ chun mơn cho nhân viên nhằm nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Nhưng việc thiết lập các thủ tục kiểm soát chưa mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, điều kiện khách quan là trên địa bàn tỉnh, các buổi hội thảo chuyên đề về kế toán chưa được tổ chức nhiều, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn kế toán cũng hạn chế. Điều đó

ảnh hưởng một phần đến chất lượng tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp tại Phú Yên hiện nay.

2.4.6. Tổ chức kiểm tra kế toán

Bảng 2.21: Tổ chức kiểm tra kế toán do DN thực hiện

Tổ chức kiểm tra kế toán do DN thực hiện Số DN Tỷ trọng Hình thức kiểm tra

Kiểm tra, đối chiếu lẫn nhau giữa các bộ phận 15/50 30% Cấp trên kiểm tra cấp dưới 9/50 18% Kết hợp hai hình thức trên 26/50 52%

Thời điểm kiểm tra Số DN Tỷ trọng

Hàng tháng 11/50 22% Hàng quí 16/50 32% Hàng năm 17/50 34% Chỉ khi nào nghi ngờ có gian lận hoặc sai sót 6/50 12%

Nội dung kiểm tra Số DN Tỷ trọng

Giống nhau ở tất cả các lần kiểm tra 4/50 8% Tuỳ thuộc yêu cầu quản lý doanh nghiệp 46/50 92%

Quy mô kiểm tra Số DN Tỷ trọng

Toàn bộ 38/50 76% Chọn mẫu 12/50 24%

Có thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ 29/50 58%

Về tổ chức cơng tác kiểm tra kế tốn (Bảng 2.21) cho thấy các DNNVV quan tâm đến kiểm tra từ hình thức, nội dung cho đến thời điểm kiểm tra. Đa số các doanh nghiệp thực hiện kiểm tra toàn bộ, điều này bao quát được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhưng tốn kém chi phí. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý tại các thời điểm mà doanh nghiệp đề ra nội dung kiểm tra khác nhau. Tỷ lệ 58% doanh nghiệp trả lời có thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ góp phần vào cơng tác tự kiểm tra trong đơn vị.

Nhận xét: Qua bảng khảo sát về việc kiểm tra kế toán cho thấy các DNNVV thực

hiện tốt cơng tác kiểm tra kế tốn tại doanh nghiệp. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng chưa hoạt động hiệu quả. Nhiều trường hợp doanh nghiệp không quan tâm đến kiểm tra, chỉ thực hiện kiểm tra khi có gian lận hoặc sai sót.

2.4.7. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp

Bảng 2.22: Phân tích hoạt động kinh tế

Phân tích hoạt động kinh tế Số DN Tỷ trọng

Có tổ chức phân tích hoạt động kinh tế 19/50 38%

Với tỷ lệ 38% các DNNVV trong mẫu khảo sát có thực hiện phân tích hoạt động kinh tế (Bảng 2.22). Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến hoạt động này. Những doanh nghiệp có phân tích hoạt động kinh tế cũng chỉ phân tích các tỷ số cơ bản như lợi nhuận, doanh thu, chi phí của năm thực hiện so với năm trước.

Bảng 2.23: Tìm hiểu biến động của thị trường

Tìm hiểu biến động thị trƣờng Số DN Tỷ trọng

Từ phương tiện truyền thơng đại chúng, sách báo, tạp chí 48/50 96% Từ bạn hàng, đối tác 29/50 58% Các cách khác 0/50 0%

Kết quả ở Bảng 2.23 cho thấy DNNVV chủ yếu tìm hiểu biến động của thị trường thơng qua các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc từ bạn hàng, đối tác. Thông tin từ các nguồn trên đơi khi lại khơng chính xác và kịp thời sẽ làm ảnh hưởng khơng tốt đến doanh nghiệp hoặc khơng thể thích nghi tốt với biến động mạnh của môi trường.

Bảng 2.24: Các vấn đề liên quan đến thơng tin phân tích

Thơng tin DN cần Số

DN

Tỷ trọng

Thông tin về chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc so

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh phú yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)