Tìm hiểu biến động của thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh phú yên (Trang 53)

Tìm hiểu biến động thị trƣờng Số DN Tỷ trọng

Từ phương tiện truyền thông đại chúng, sách báo, tạp chí 48/50 96% Từ bạn hàng, đối tác 29/50 58% Các cách khác 0/50 0%

Kết quả ở Bảng 2.23 cho thấy DNNVV chủ yếu tìm hiểu biến động của thị trường thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc từ bạn hàng, đối tác. Thông tin từ các nguồn trên đơi khi lại khơng chính xác và kịp thời sẽ làm ảnh hưởng khơng tốt đến doanh nghiệp hoặc khơng thể thích nghi tốt với biến động mạnh của môi trường.

Bảng 2.24: Các vấn đề liên quan đến thông tin phân tích

Thơng tin DN cần Số

DN

Tỷ trọng

Thông tin về chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc so với thực hiện trước đây

19/50 38%

Thông tin về chi phí các nguồn lực đã sử dụng và kết quả đạt được từ việc sử dụng nguồn lực đó

0/50 0% Thông tin phản ánh khả năng sinh lời chung của toàn bộ doanh

nghiệp

19/50 38%

Mục tiêu của DN khi sử dụng thông tin Số DN

Tỷ trọng

Cải tiến hoạt động để đạt kết quả tốt hơn 18/50 36% Phân bổ các nguồn lực nhằm đạt kết quả cao nhất 7/50 14% Định hướng các quyết định phát triển lâu dài của doanh nghiệp 19/50 38%

Đối tƣợng sử dụng thông tin từ hoạt động phân tích Số DN

Tỷ trọng

Cơng nhân viên 0/50 0% Nhà quản lý 17/50 38%

Cả hai 2/50 4%

Kết quả từ Bảng 2.24 cho thấy các doanh nghiệp thường chú ý đến thông tin chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch, thông tin về khả năng sinh lời chung mà không quan tâm đến hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Thơng tin phân tích chủ yếu được sử dụng phục vụ cho nhà quản lý do đó làm tăng cơng việc cho nhà quản lý dẫn đến việc phổ biến, triển khai các kế hoạch bị chậm trễ.

Nhận xét: Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp là một khâu quan trọng

trọng tổ chức công tác kế toán. Kết quả ở trên chứng tỏ DNNVV chưa chú trọng đến khâu này, chưa nhận thức được vai trị của thơng tin từ phân tích. Do vậy doanh nghiệp không thể đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực nhằm đề ra kế hoạch cũng như chiến lược phát triển trong tương lai.

2.4.8. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin và cung cấp thông tin

Bảng 2.25: Vấn đề trang bị cơ sở vật chất cho cơng tác kế tốn

Trang bị cơ sở vật chất Số DN Tỷ trọng

Có sử dụng phần mềm kế toán 42/50 84% Phần mềm DN đang sử dụng là do Số DN Tỷ trọng Mua sẵn 49/50 98% Thuê viết 1/50 2% Tự viết 0/50 0% Giá của phần mềm Số DN Tỷ trọng Dưới 5 triệu 12/50 24% Từ 5 đến 20 triệu 21/50 42% Trên 20 triệu 9/50 18%

Về vấn đề trang bị cơ sở vật chất cho cơng tác kế tốn (Bảng 2.25) chứng tỏ các doanh nghiệp đều trang bị máy tính phục vụ cho cơng tác kế tốn. Đa số doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế tốn với chi phí vừa phải. Phần mềm do doanh nghiệp mua sẵn từ thị trường. Một số doanh nghiệp siêu nhỏ không sử dụng phần mềm kế tốn mà hạch tốn trên cơng cụ Excel.

Bảng 2.26: Thiết lập kiểm soát nội bộ đối với phần mềm kế toán

Thiết lập kiểm soát nội bộ đối với phần mềm Số DN

Tỷ trọng

Có thực hiện phân quyền truy cập phần mềm 30/50 60% Thay đổi mật khẩu truy cập khi thay đổi nhân viên kế toán 28/50 56% Việc vi phạm nguyên tắc bảo mật được ghi nhận và điều tra tức

thời bởi người có thẩm quyền 37/50 74% Thực hiện đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phần mềm 10/50 20% Kết quả trên Bảng 2.26 về kiểm soát nội bộ đối với phần mềm kế toán cho thấy rằng các doanh nghiệp có thực hiện các biện pháp như phân quyền truy cập, khi thay đổi nhân viên kế tốn thì thay đổi mật khẩu truy cập. Tuy nhiên việc này cũng chưa được thực hiện tốt, mức độ phân quyền chưa sâu, nhiều trường hợp nhân viên kế toán nghỉ việc nhưng doanh nghiệp không thay đổi mật khẩu. Điều này có thể là nguy cơ dẫn đến mất mát, chỉnh sửa thơng tin, số liệu kế tốn. Ngồi ra, rất ít doanh

nghiệp tiến hành đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phần mềm để đề ra các biện pháp khắc phục.

Bảng 2.27: Mức độ hài lòng của người sử dụng

Mức độ hài lòng của ngƣời dùng Số DN Tỷ trọng

Phần mềm mang lại lợi ích cho cơng tác kế tốn 41/50 82% Hài lòng với phần mềm đang sử dụng 33/50 66%

Lý do không thay đổi phần mềm Số DN Tỷ trọng

Sợ tốn kém chi phí 5/50 10% Do tâm lý ngại thay đổi 1/50 2%

Cả hai 2/50 4%

Bảng 2.27 cho thấy các doanh nghiệp đều nhận thấy phần mềm mang lại lợi ích trong việc xử lý, cung cấp thơng tin kế tốn. Tuy nhiên khơng phải tất cả các doanh nghiệp sử dụng phần mềm đều có câu trả lời hài lịng. Một số doanh nghiệp chưa hài lòng với phần mềm đang sử dụng nhưng không sẵn sàng cho việc thay đổi một phần mềm mới vì sợ tốn kém chi phí hoặc tâm lý ngại thay đổi cái cũ đã quen thuộc.

Nhận xét: Qua việc khảo sát về việc trang bị cơ sở vật chất cho công tác kế toán

cho thấy các DNNVV cũng trang bị hệ thống máy tính, hỗ trợ cho cơng tác kế tốn bằng cơng cụ Excel hoặc phần mềm kế tốn. Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm mua sẵn tại Việt Nam, với giá cả vừa phải. Việc trang bị phần mềm để phục vụ cho cơng tác kế tốn nhằm cung cấp thông tin kịp thời, nhưng lại chưa nỗ lực thiết kế các thủ tục kiểm soát đối với phần mềm nhằm đảm bảo độ chính xác do thơng tin mang lại. Có nhiều trường hợp chưa thoả mãn với phần mềm nhưng không thay đổi cái mới vì tâm lý e ngại. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp cần sớm sửa đổi.

2.5. Đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Phú Yên trong thời gian qua

Thời gian gần đây số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Yên tăng nhanh ở các loại hình như Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư

nhân, kinh doanh ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, chế biến nông – lâm – thuỷ sản,….Cùng với tình trạng chung của cả nước, DNNVV ở tỉnh cũng gặp một số khó khăn về huy động vốn, cơng nghệ, nhân lực, năng lực cạnh tranh,….

Nhà nước đã có nhiều biện pháp hỗ trợ DNNVV như ban hành Nghị định 56/2009/NĐ - CP về trợ giúp phát triển DNNVV, cùng với nhiều chương trình trợ giúp triển khai trên nhiều lĩnh vực như tài chính, mặt bằng sản xuất, xúc tiến, mở rộng thị trường, thông tin, tư vấn, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,…Bên cạnh đó, tỉnh Phú n cũng có các chương trình trợ giúp như đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ về vốn, mở các khoá đào tạo về quản trị doanh nghiệp,….

Tuy nhiên, DNNVV Phú Yên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại kìm hãm sự phát triển, trong đó một số vấn đề về tổ chức cơng tác kế tốn. Ngun nhân của những tồn tại như sau:

Nguyên nhân khách quan

Chế độ kế toán cũng như các qui định về kế tốn khơng đồng bộ, thống nhất, chậm sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến sự lúng túng, khó khăn khi vận dụng. Luật Kế tốn cịn nhiều điểm khơng thích hợp nhưng chưa được thay đổi. Sự tồn tại của hai chế độ kế toán tạo ra sự chồng chéo khi các doanh nghiệp áp dụng.

Nguyên nhân chủ quan

 Công tác quản lý còn yếu do đó chưa chú trọng đến kế tốn quản trị, ít sử dụng thơng tin từ kế tốn quản trị phục vụ cho cơng tác quản lý vì thế chỉ sử dụng các báo cáo đơn giản.

 Các doanh nghiệp phần nào có quan tâm đến kiểm sốt nội bộ nhưng chưa thiết kế đầy đủ các thủ tục kiểm soát đảm bảo cho hệ thống hoạt động hiệu quả. Các thủ tục được thiết kế đơn giản, chưa kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra cho cơng tác kế tốn. Kiểm sốt nội bộ tốt giúp hạn chế được gian lận, sai sót trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhất là trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác kế tốn.

 Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa được quan tâm mà chỉ thực hiện ở mức độ đơn giản bởi các nhà quản lý chưa nhận thức được tầm quan trọng của kết quả từ phân tích cũng như ít sử dụng các thơng tin này.

 Việc đầu tư trang thiết bị cho cơng tác kế tốn được thực hiện tương đối. Tuy nhiên các doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chất lượng, độ tin cậy cũng như tính kịp thời của thơng tin cung cấp.

Hơn lúc nào hết, việc cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Để có thể tồn tại, phát triển, nâng cao thương hiệu, khẳng định giá trị thì các doanh nghiệp cần thay đổi cách quản lý và vận dụng tốt các nội dung trong tổ chức cơng tác kế tốn nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đảm bảo thơng tin kế tốn đáng tin cậy với các đối tượng sử dụng.

Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, DNNVV đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế xã hội và nguồn thu ngân sách của tỉnh; đóng vai trị quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội như xố đói giảm nghèo, tạo việc làm,…đã góp phần trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ cấu ngành sản xuất kinh doanh đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng cho xã hội, sản xuất các sản phẩm hàng công nghiệp, thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu và duy trì phát huy ngành nghề truyền thống.

Những năm qua đã có nhiều chính sách từ Nhà nước và tỉnh Phú Yên hỗ trợ DNNVV. Việc tổ chức công tác kế toán cũng đạt được nhiều kết quả nhất định. Bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại nhiều vướng mắc trong tổ chức cơng tác kế tốn.

Đa số các DNNVV tỉnh nhà cịn gặp nhiều khó khăn về vốn, năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý, sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước. Phần lớn các doanh nghiệp chưa tham gia giao dịch điện tử, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin ở mức thấp, việc đầu tư nâng cao trình độ cho nhân viên chưa được quan tâm đúng mức,……Tổ chức tốt cơng tác kế tốn sẽ góp phần giải quyết được những vấn đề đó.

Trên cơ sở lý luận chương 1 và tình hình thực tế qua khảo sát ở chương 2, tác giả đưa ra mơ hình và kiến nghị ở chương 3 nhằm tổ chức tốt công tác kế toán tại các DNNVV ở tỉnh Phú Yên hiện nay.

Chƣơng 3:

XÂY DỰNG MƠ HÌNH TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TOÁN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Quan điểm về xây dựng mơ hình

3.1.1. Xây dựng mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn ở DNNVV phải phù hợp với mơi trƣờng kế tốn của DNNVV tại Việt Nam và của tỉnh Phú Yên trƣờng kế tốn của DNNVV tại Việt Nam và của tỉnh Phú Yên

Bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường nào muốn hoạt động tốt cần phải tổ chức cho phù hợp với những đặc điểm môi trường đó qui định. Tổ chức cơng tác kế tốn trong DNNVV cần tuân thủ theo những qui định, chế độ hiện hành về kế toán đồng thời phải xét đến những đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam nói chung là trình độ cơng nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh yếu, nguồn nhân lực chưa đảm bảo chất lượng, khả năng quản trị doanh nghiệp chưa tốt,…

Đồng thời, việc xây dựng mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn phù hợp với đặc điểm của môi trường của tỉnh nhà cũng khơng kém phần quan trọng. Đó là DNNVV chưa chú trọng đến cơng tác kế toán; việc ứng dụng thương mại điện tử chưa cao; chưa có nhiều dịch vụ tài chính, kế tốn hỗ trợ cho cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp. Mơ hình này nhằm mục đích tạo nguồn tài liệu cho Hội Doanh nghiệp Phú Yên có cơ sở hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp.

3.1.2. Xây dựng mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn phải hƣớng đến mục đích tăng độ tin cậy của thông tin cung cấp cho các đối tƣợng sử dụng

Thông tin kế tốn bao gồm thơng tin kế tốn tài chính và thơng tin kế toán quản trị cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau ở bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Thơng tin hữu ích, đáng tin cậy tạo niềm tin cho các nhà đầu tư hiện tại tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư tương lai góp vốn; làm cơ sở vay vốn từ Ngân hàng; cổ đông mua cổ phiếu. Thơng tin kế tốn cịn đóng vai trị nền tảng cho việc ra quyết định đúng đắn, kịp thời của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Do vậy, việc tổ chức kế toán trong DNNVV cần phải hướng đến độ tin cậy của thông tin cung cấp. Vì thơng tin kế tốn càng đáng tin cậy thì càng hữu ích đối với các đối tượng sử dụng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

3.1.3. Xây dựng mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn phải phù hợp với ngun tắc chi phí – lợi ích

chung về tổ chức cơng tác kế tốn và khi áp dụng, các doanh nghiệp cần phải linh hoạt lựa chọn để đảm bảo lợi ích mang lại tương xứng với chi phí bỏ ra.

3.2. Các giải pháp cụ thể

Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn hướng vào hai loại hình cụ thể là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Các giải pháp về nội dung trong tổ chức cơng tác kế tốn đã bao gồm những yếu tố hỗ trợ cho việc thiết lập bộ phận kế toán quản trị trong doanh nghiệp vừa. Đây là mơ hình dạng cơ bản, các doanh nghiệp cần linh hoạt khi áp dụng đảm bảo hiệu quả mang lại là cao nhất.

- Doanh nghiệp nhỏ: thơng tin kế tốn chủ yếu phục vụ cho chủ doanh nghiệp và yêu cầu của cơ quan thuế. Mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến là lợi nhuận.

- Doanh nghiệp vừa: thông tin do kế toán cung cấp phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận, bên cạnh đó là thu hút đầu tư, đầu tư tài chính trong dài hạn. Nhiều doanh nghiệp vừa phát triển mạnh, trong tương lai gần trở thành doanh nghiệp qui mô lớn, niêm yết trên thị trường chứng khốn.

3.2.1. Mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn dành cho doanh nghiệp nhỏ

a) Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn:

 Tuyển dụng 1 nhân viên kế tốn với trình độ trung cấp, cao đẳng là có thể đảm nhận tốt cơng việc. Doanh nghiệp cũng có thể thuê người làm kế tốn có chứng chỉ hành nghề hoặc th cơng ty cung cấp dịch vụ kế tốn.

 Xây dựng bảng mô tả cơng việc cho nhân viên kế tốn, gồm các nội dung về: mục đích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh phú yên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)