3.2. Mơ hình nghiên cứu và phương pháp kiểm định
3.2.2 Phương pháp kiểm định
Tính đến thời điểm hiện nay, có khá nhiều phương pháp kiểm định được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu và mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp VR vì hai lí do: thứ nhất là sự nhanh chóng và hiệu quả của VR so với các phương pháp còn lại, thứ hai là do hạn chế như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tác giả cịn kết hợp phân tích bằng đồ thị để hỗ trợ cho phương pháp VR trong đánh giá và xếp hạng các mơ hình.
VR được định nghĩa là tỷ lệ giữa số trường hợp vi phạm thực tế so với số trường hợp vi phạm kì vọng.
Tỉ số VR được tính theo cơng thức như sau:
Trong đó:
v1: tổng các trường hợp vi phạm trong thời gian tiến hành kiểm định
p: mức ý nghĩa
WT: số quan sát trong khoảng thời gian thực hiện kiểm định
Theo công thức trên, nếu tỉ lệ vi phạm lớn hơn 1, nghĩa là số trường hợp vi phạm thực tế lớn hơn số trường hợp vi phạm kì vọng, ta kết luận mơ hình đang dự báo thấp rủi ro và ngược lại.
34
Mơ hình được đánh giá là tốt nếu VR [0.8:1.2] (Jon Danielsson, 2011)
Kiểm định là một phương pháp cực kì hữu dụng trong việc đánh giá sự yếu kém của các mơ hình dự báo rủi ro và từ đó có thể giúp chúng ta lựa chọn ra mơ hình tốt nhất. Bên cạnh đó, kiểm định cịn có thể giúp chúng ta hạn chế các trường hợp dự báo quá cao hay quá thấp rủi ro của danh mục.
Tuy nhiên, hạn chế của kiểm định là không thể cho chúng ta biết đầy đủ thông tin tại sao mơ hình đó lại hoạt động không hiệu quả. Khi một mơ hình dự báo kém trong khoảng thời gian tiến hành kiểm định, chúng ta cần đặt câu hỏi về các giả định cũng như việc ước tính các tham số của mơ hình.