Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở tỉnh Lâm Đồng
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Văn hóa: Việc phát triển văn hóa được xem như là một cách để tạo nên sự khác biệt và đồng nhất với đặc điểm vùng trong khi thực hiện các chính sách nhằm duy trì và tối đa hóa những lợi ích mang lại cho du khách, từ đó tạo nguồn thu nhập mới, phát triển kinh tế và cộng đồng địa phương (Hall và Sharples, 2003). Đối với tỉnh Lâm Đồng, tỉnh có khí hậu mát mẻ quanh năm, mùa mưa kéo dài, khí hậu khá ẩm ướt nên văn hóa ẩm thực ở đây mang nét riêng so với các tỉnh khác của Việt Nam. Người dân ở đây cũng đến từ các vùng miền khác nhau nên có sự pha trộn ẩm thực. Các món ăn tạo cảm giác ấm cúng được ưa thích hơn hết như món bánh tráng trứng, nem nướng, ram bắp, bánh căn, lẩu bò tiềm Yersin Đà lạt, nai nướng thác Prenn, cháo chua của người C’ho, rượu cần của người Chu Ru. Đồng thời, khí hậu ở những vùng cao như Đà Lạt, Đơn Dương thích hợp cho trồng rau và trái cây ơn đới nên cũng có ảnh hưởng đến ẩm thực Lâm Đồng, các món đặc trưng như rượu vang Đà Lạt, trà atiso, mứt hồng treo, dâu và các loại mứt rau củ. Đặc biệt, vùng đất đỏ bazan thích hợp trồng trà và cà phê nên hai thức uống này từ Lâm Đồng nổi tiếng khắp cả nước, cà phê chồn, trà oolong.
Con người: Lâm Đồng là một tỉnh hỗn hợp dân cư, dân tộc. Hiện nay, Lâm Đồng có khoảng 40 dân tộc sinh sống gồm các dân tộc bản địa như C’Ho, Mạ, Chu Ru, M’Nông, Raglai, S’Tiêng, … và các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc như Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường, … Mỗi dân tộc có nguồn gốc, lịch sử định cư, trình
độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hoá khác nhau. Đa số dân cư ở đây rất hiền hịa, thân thiện, đa số làm nơng nghiệp, u cây cối và thiên nhiên. Đặc biệt, Đà Lạt từng là một trung tâm giao lưu nghệ thuật quan trọng, là nơi các vua chúa chọn làm điểm nghỉ ngơi nên người dân ở đây vốn thanh lịch, yên tĩnh, trật tự. Người dân gắn kết, niềm nở, tôn trọng khách du lịch để lại ấn tượng tốt cho khách du lịch, tăng mức độ hài lòng về chuyến du lịch với du khách.
Về chính sách: Lâm Đồng từ xưa đến nay đã là điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng khắp cả nước nên tỉnh luôn tập trung khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của mình. Các chính sách giúp phát triển du lịch ở tỉnh tiêu biểu đáng kể đến như quyết định phát triển “làng đô thị xanh”, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Đà Lạt trong quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 3/9/2015. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến về du lịch được chú trọng triển khai, nội dung đa dạng và phong phú dưới nhiều hình thức. Tỉnh cũng phát hành nhiều ấn phẩm; tổ chức tham gia nhiều hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế lớn; đón tiếp và giới thiệu sản phẩm du lịch với nhiều đoàn khảo sát du lịch trong cũng như ngoài nước. Du lịch Lâm Đồng đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của một số tạp chí, kênh truyền hình quốc tế uy tín (Đồn Văn Việt, 2017). Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng “Về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (sau đây gọi là Nghị quyết 07), đã khẳng định du lịch Lâm Đồng là ngành kinh tế động lực của tỉnh. Lượng khách, doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và số lượng lao động trong ngành du lịch ln có sự tăng trưởng… khẳng định vai trị, vị thế của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch cũng góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ mơi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng…