Thực trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh lâm đồng (Trang 62)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG

2.3. Thực trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-

2019

2.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của tỉnh Lâm Đồng

2.3.1.1. Doanh thu từ hoạt động du lịch

Tỷ trọng ngành du lịch – dịch vụ trong GRDP (tổng sản phẩm trong tỉnh bình qn đầu người) tồn tỉnh đến cuối năm 2020 đạt 37,9%. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng thu từ khách du lịch là 52.164 tỷ đồng, chiếm 2% doanh thu từ hoạt động du lịch của cả nước. Doanh thu du lịch theo giá hiện hành tỉnh Lâm Đồng thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3 Doanh thu từ hoạt động du lịch

ĐVT: triệu VNĐ

2016 2017 2018 2019

Doanh thu của các cơ sở lưu trú 838.944 1.169.832 1.328.443 1.542.057 Doanh thu của các cơ sở lữ hành 32.215 104.867 123.259 138.903

TỔNG CỘNG 871.159 1.274.699 1.451.702 1.680.960

Bảng 2.4 Doanh thu của các cơ sở lưu trú ĐVT: triệu VNĐ NĂM Doanh thu của các cơ sở lưu trú Tốc độ phát triển ( %) Tốc độ tăng tốc (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng Tốc độ doanh thu phát triển bình quân 2016 838.944 1,22 2017 1.169.832 139,44% 39,44% 8.389,44 2018 1.328.443 113,56% 13,56% 11.698,32 2019 1.542.057 116,08% 16,08% 13.284,43

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2019)

Bảng 2.5 Doanh thu của các cơ sở lữ hành

ĐVT: triệu VNĐ NĂM Doanh thu của các cơ sở lữ hành Tốc độ phát triển ( %) Tốc độ tăng tốc (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng Tốc độ doanh thu phát triển bình quân 2016 32.215 1,62 2017 104.867 325,52% 225,52% 322,15 2018 123.259 117,54% 17,54% 1.048,67 2019 138.903 112,69% 12,69% 1.232,59

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2019)

Từ các số liệu, dữ liệu phân tích tại Bảng 2.4, Bảng 2.5 về tốc độ phát triển, tốc độc tăng tốc của doanh thu của các cơ sở cơ sở lưu trú, cơ sở lữ hành, qua các năm từ 2016 đến 2019 có thể thấy tốc độ phát triển đều tăng, tốc độ doanh thu bình quân của cơ sở lưu trú (1,22) thấp hơn so với doanh thu của cơ sở lữ hành (1,62). Nhưng tốc độ tăng tốc của cơ sở lưu trú theo thời gian đang cao hơn so với cơ sở lữ hành, thể hiện sự thu hút khách du lịch lưu trú tại Lâm Đồng dần tăng lên theo thời gian.

2.3.1.2. Số lượt khách du lịch

Bảng 2.6 Số lượt khách du lịch đến Lâm Đồng

ĐVT: lượt khách

2016 2017 2018 2019

Tổng cộng 7.048.351 7.909.120 8.496.740 9.597.267 1. Số lượt khách du lịch nội địa

Khách du lịch nghỉ qua đêm 3.258.459 3.649.474 3.958.115 4.512.251

Khách trong ngày 84.243 88.455 91.109 96.633

Số lượt khách do các cơ sở lưu

trú phục vụ 3.342.702 3.737.929 4.049.224 4.608.884 Số lượt khách do các cơ sở lữ

hành phục vụ 49.724 52.210 57.384 63.714

2. Số lượt khách quốc tế 313.223 381.052 340.908 315.785

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2019)

Từ bảng số lượt khách du lịch đến Lâm Đồng, biểu đồ về lượt khách du lịch đến tỉnh Lâm Đồng đều tăng trong giai đoạn từ 2016-2019

ĐVT: lượt khách

Biểu đồ 2.1 Số lượt khách du lịch đến Lâm Đồng

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2019)

7.048.351 7.909.120 8.496.740 9.597.267 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 2016 2017 2018 2019

Theo thống kê về số lượt khách du lịch của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ 2016- 2019, tác giả phân tích tốc độ phát triển, tốc độ tăng tốc, tốc độ phát triển bình quân về số lượt khách du lịch đến Lâm Đồng qua các năm tăng với tốc độ phát triển bình quân là 1,06, được thể hiện theo phân tích, xử lý số liệu thống kê của tác giả như sau:

Bảng 2.7 Số lượt khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng

ĐVT: lượt khách NĂM Số lượt khách du lịch nội địa Tốc độ phát triển ( %) Tốc độ tăng tốc (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng Tốc độ phát triển bình quân 2016 6.735.128 1,1128 2017 7.528.068 111,77% 11,77% 67.351,28 2018 8.155.832 108,34% 8,34% 75.280,68 2019 9.281.482 113,80% 13,80% 81.558,32

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2019)

Qua Bảng 2.7 cho thấy tốc độ phát triển của khách du lịch nội địa đến du lịch tỉnh Lâm Đồng ngày càng tăng, cho thấy lượng khách nội địa quan tâm đến thị trường du lịch tại tỉnh Lâm Đồng phát triển tốt.

Bảng 2.8 Số lượt khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng

ĐVT: lượt khách NĂM Số lượt khách quốc tế Tốc độ phát triển ( %) Tốc độ tăng tốc (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng Tốc độ phát triển bình quân 2016 313.223 1,0027 2017 381.052 121,66% 21,66% 3.132,23 2018 340.908 89,46% -10,54% 3.810,52 2019 315.785 92,63% -7,37% 3.409,08

Qua Bảng 2.8 cho thấy tốc độ phát triển của khách du lịch quốc tế đến du lịch tỉnh Lâm Đồng tuy có tăng nhưng tốc độ tăng tốc đang giảm, như vậy ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng cần có những biện pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến hơn. Có thể thấy thời tiết, khí hậu cao ngun Lâm Đồng có sự tương đồng với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản… nên khách du lịch nghỉ dưỡng quốc tế ít hơn sơ với khách nội địa.

Giai đoạn 2016 – 2019, lượt khách du lịch đến Lâm Đồng tăng đều mỗi năm với tốc độ phát triển bình quân là 1,06. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trong 6 tháng đầu năm 2020, khách du lịch đến Lâm Đồng đạt 1.876.000 lượt (giảm 49,8% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 24,1% kế hoạch năm 2020); khách quốc tế ước đạt 90.245 lượt (giảm 66,2% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 15,6% kế hoạch năm 2020); khách nội địa ước đạt 1.785.755 lượt (giảm 48,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 24,7% kế hoạch năm 2020). Do vậy, giai đoạn 2016 – 2020, lượt khách du lịch đến Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởng bình qn âm là -1,8%; lượt khách qua lưu trú tăng trưởng bình quân 2,2%; khách quốc tế chiếm 9,1% trong tổng số khách qua lưu trú.

2.3.1.3. Chi tiêu trung bình

Chi tiêu bình quân của khách du lịch đến tỉnh Lâm Đồng thể hiện khả năng và mức độ sẵn sàng chi trả của du khách đối với các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động du lịch tại Lâm Đồng. Chi tiêu càng cao thể hiện sức hút, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng của các dịch vụ, sản phẩm càng cao.

Bảng 2.9 Chi tiêu của khách du lịch đến Lâm Đồng

ĐVT: VNĐ

2016 2017 2018 2019 Trung

bình

Chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Lâm Đồng

1.235.980 1.611.680 1.708.540 1.751.500 1.576.925

ĐVT: VNĐ

Biểu đồ 2.2 Chi tiêu của khách du lịch đến Lâm Đồng

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đờng, 2019)

Có thể thấy qua Biểu đồ 2.2 mặc dù lượt khách đến Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2019 tăng nhưng chi tiêu của du khách bình quân chỉ dao động quanh mức 1,6 triệu đồng/người, so với thời gian lưu trú bình quân 2,1 ngày. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2016-2019, thì mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Lâm Đồng vào khoảng 850 ngàn đồng/ngày/người. Mức chi tiêu này là khá thấp, chỉ chiếm khoảng 4% tổng chi tiêu bình quân của du khách đến Việt Nam.

Ngồi ra, các khu du lịch cịn chưa khai thác hết tiềm năng, nhà đầu tư cịn ít, chưa có điều kiện mở rộng, tối đa hóa trong việc khai thác du lịch tại các điểm du lịch. Các khu, điểm du lịch mạo hiểm cung cấp các trị chơi có dụng cụ sẵn, khơng đòi hỏi khách du lịch phải chi trả nhiều cho trò chơi, tuy nhiên, các trò chơi cần chuẩn bị dụng cụ riêng, đòi hỏi mức chi trả cao đối với du khách chưa được khai thác.

2.3.1.4. Thời gian lưu trú

Tổng lượt khách lưu trú tại Lâm Đồng đều tăng theo hàng năm, số phòng lưu trú đạt chuẩn cao cấp xếp hạng từ 3 – 5 sao chiếm 15,6% trong tổng số phòng phục vụ cho du lịch, đồng thời với đặc thù về các kỳ nghỉ lễ ở nước ta không dài, nên xu hướng đi du lịch của du khách thường không kéo dài thời gian lưu trú tại một địa

1.235.980 1.611.680 1.708.540 1.751.500 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 2.000.000 2016 2017 2018 2019

phương, không kéo dài thời gian lưu trú trong một chương trình du lịch; các doanh nghiệp lữ hành thường tăng điểm đến trong cùng một tour du lịch (một tour du lịch có thể đi qua 2-3 tỉnh, thành phổ) nên ngày lưu trú bình quân với thời gian lưu trú trung bình 2,1 ngày được thể hiện qua Bảng 2.10. Từ kết quả này, tác giả đề xuất ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng cần xây dựng thêm nhiều hình thức, sản phẩm du lịch để thu hút khách trải nghiệm du lịch tại đây.

Bảng 2.10 Thời gian lưu trú của khách du lịch đến Lâm Đồng

Năm

Tổng lượt khách du lịch lưu trú tại Lâm

Đồng (lượt) Tổng lượt khách du lịch đến Lâm Đồng (lượt) Tỷ trọng lượt khách du lịch trong ngày so

với khách lưu trú tại Lâm Đồng (%) Thời gian lưu trú bình quân (ngày) 2016 3.571.682 7.048.351 0,5067 2,1 2017 4.030.526 7.909.120 0,5096 2,1 2018 4.299.023 8.496.740 0,5060 2,1 2019 4.828.036 9.597.267 0,5031 2,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đờng, 2019)

2.3.2. Tình hình hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh Lâm Đồng

Sớm nắm bắt thị hiếu du khách, các cơ quan, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, cơ sở lưu trú và các khu du lịch trong hoạt động nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng đã có những chương trình khuyến mãi, giảm giá mạnh, các thiết kế về tour, chương trình nghỉ dưỡng, trang bị hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật… đáp ứng u cầu đối với khách có mục đích đi du lịch nghỉ dưỡng ngày càng cao.

Với tình hình thực tế hiện nay, tâm lý của du khách thường hạn chế tới những điểm, khu du lịch tập trung đơng người, hình thức du lịch nghỉ dưỡng là sự lựa chọn của nhiều gia đình. Đây là loại hình du lịch này đang được du khách rất ưa chuộng, đặc biệt là đối với các khách từ 50 tuổi trở lên, đi theo hình thức gia đình. Việc thu hút khách du lịch đi mùa hè trong năm, và vào các ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ lễ hiện chiếm 60%, thấp điểm nhất là tầm từ tháng 8 đến tháng 11 bởi khí hậu Lâm

Đồng vào các tháng của mùa mưa, khách du lịch ít có thể tham quan được. Các mùa xuân, mùa hạ thu hút lượng lớn du khách là bởi vì được ưu đãi từ điều kiện thiên nhiên và cảnh quan của Lâm Đồng suốt quanh năm: Buổi tối, du khách được tận hưởng cái lạnh dưới 20 độ C giữa mùa hè, trong khi cả nước nắng nóng, tránh xa được những nơi tập trung đông người, buổi sáng thức dậy, du khách lại được chiêm ngưỡng sương mai trắng muốt bồng bềnh dưới các thung lũng trước khi mặt trời lên, không gian thơ mộng, trong lành, se lạnh của hồ, núi, rừng… giữa mùa hè ln khiến du khách thích thú…

Được sự ưu đãi của thiên nhiên cùng phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ, ngàn hoa khoe sắc quanh năm, xu hướng du khách lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng ngày càng cao bởi những người đi du lịch nghỉ dưỡng không phải đến một nơi nào đó chỉ để ăn, ngủ, nghỉ; nhu cầu hàng đầu của khách là thăm thú, vui chơi, thưởng ngoạn và thẩm nhận các giá trị văn hóa của nơi đến, các ưu đãi về khí hậu, về cảnh quân thiên nhiên tại Lâm Đồng.

Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh khu – điểm du lịch, di tích – địa chỉ lịch sử - văn hóa được trùng tu, nâng cấp cơ sở vật chất, hoặc đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Nhiều dự án du lịch được đầu tư hoàn thiện, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và sang trọng, sản phẩm du lịch độc đáo, cơ bản đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách đến Lâm Đồng. Đến nay, tồn tỉnh có 143 dự án du lịch, dịch vụ với tổng vốn đăng ký khoảng 53.516,9 tỷ đồng, quy mơ diện tích 12.770,8 ha. Từ năm 2016-2019, tổng lượng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng đạt gần 25 triệu lượt; số lượng lao động trực tiếp phục vụ ngành này khoảng 12.300 lao động.

2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh Lâm Đồng

2.4.1. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng

Thời tiết mát mẻ, khí hậu trong lành và nhịp sống chậm rãi, yên bình của tỉnh Lâm Đồng chính là lý do vùng đất này được xem là một trong những nơi phù hợp nhất để nghỉ dưỡng với những homestay nhỏ xinh và thơ mộng. Bởi vì khi đi du lịch nghỉ dưỡng du khách ln lựa chọn điểm đến phù hợp là những nơi có khí hậu tốt, khơng khí trong lành, cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có nhiều dịch vụ chăm sóc sức

khỏe cũng như thư giản,… có vậy con người như thoát ra khỏi cuộc sống đời thường với bao nhiêu lo toan, vất vả, bận rộn và có điều kiện thảnh thơi nghĩ ngơi và phục hồi sức khỏe.

Vài năm gần đây, nghỉ dưỡng hướng rừng núi, hồ thác “bứt phá” ngoạn mục trở thành loại hình được nhiều du khách săn đón, lựa chọn thăm quan, lưu trú. Đặc biệt khi nhu cầu tìm đến những địa điểm mới, không gian mới của con người không bao giờ dừng lại. Lâm Đồng là một trong những tỉnh miền núi có nhiều khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, đẳng cấp. Du khách có thể cảm nhận rất rõ bầu khơng khí trong lành, n tĩnh, một khoảng khơng gian với nguồn sinh khí dồi dào được thiên nhiên ban tặng nơi đây. Rời xa khói bụi thành phố, những ồn ào, bon chen của cuộc sống để đến với các khu nghỉ dưỡng, những căn nhà như những lâu đài cổ kính trong truyện cổ tích.

Khu nghỉ dưỡng giữa rừng thông và sở hữu khung cảnh với các góc nhìn đẹp, khơng gian ln mang đậm vẻ đẹp sang trọng, thời thượng. Xung quanh là sân golf phủ cỏ xanh bao la. Ngoài ra, một số khu nghỉ dưỡng này cũng có rất nhiều điều thú vị khác, là điểm đến lý tưởng cho những người yêu du lịch.

Với đa dạng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du khách có rất nhiều lựa chọn khi du lịch nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng theo sở thích hoặc theo nguồn thu nhập, từ cao cấp, bình dân đến giá rẻ, lựa chọn theo thời gian đi du lịch như cuối tuần, lễ tết, ngắn ngày…, hoặc gắn với các sự kiện du lịch do địa phương tổ chức để lựa chọn kết hợp với khám phám thưởng thức văn hóa của địa phương. Sự hình thành, phát triển kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, cảnh quan) và văn hóa bản địa. Các đặc trưng văn hóa bản địa tại Lâm Đồng ln là nguồn cảm hứng cho việc thiết kế kiến trúc, nội thất, cảnh quan như nhà sàn, nhà rơng, nhà trên cây… góp phần tạo nên tính hấp dẫn, sự đa dạng cá tính riêng cho các cơng trình kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng. Có du khách thay vì thích các khung cảnh với vẻ đẹp đồ sộ, tráng lệ, họ sẽ lựa chọn du lịch nghỉ dưỡng đem lại cho khách du lịch một cảm giác gần gũi, mộc mạc với nét đẹp cổ điển và ấm cúng, khung cảnh chung quanh có rất nhiều lồi cây đặc trưng của địa phương, khi thức dậy vào sáng sớm hoặc ngắm hồng hơn buông và cảm nhận về địa phương mà du khách lựa chọn du lịch nghỉ dưỡng. Với những du khách thích nghỉ dưỡng tại các nơi mang một nét đẹp lãng mạn,

mộng mơ, họ sẽ lựa chọn những khu nghỉ dưỡng mà ở đó bao quanh khách sạn là một cánh rừng thơng nhỏ, hoặc bên bờ hồ.

2.4.2. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng

Lâm Đồng có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng cả về mặt tự nhiên (các di sản tự nhiên thế giới; các vườn quốc gia, khu bảo tồn gắn với đa dạng sinh học; sông hồ thác; hệ thống hang động; nguồn suối khoáng, …) lẫn về mặt văn hóa (hệ thống các di tích lịch sử văn hóa – cách mạng; các làng nghề; các lễ hội truyền thống; văn hóa ẩm thực…). Đây là một trong những điều kiện cần rất quan trọng để xây dựng đa dạng các sản phẩm du lịch, trong đó có du lịch nghỉ dưỡng. Sự phân bố tài nguyên du lịch theo các huyện, thành phố của Lâm Đồng cũng rất khác nhau. Tuy nhiên sự hình thành và phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ở các địa phương này có điểm tương đồng và vẫn mang những nét đặc thù riêng.

Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn với khí hậu ơn đới trong lịng nhiệt đới, gắn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh lâm đồng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)