Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch nghỉ dưỡng
2.2.3. Nguồn nhân lực phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hoạt động du lịch góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia.
Trong những năm qua, lực lượng lao động làm việc trong ngành Du lịch Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng tăng nhanh, nhưng chất
lượng nguồn nhân lực lại đang là vấn đề cần phải bàn đến. Như việc nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực khách sạn – nhà hàng chưa được đào tạo qua các nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ phục vụ buồng, nghiệp vụ phục vụ bàn, nghiệp vụ chế biến món ăn…; đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa am hiểu nhiều về văn hóa, lịch sử của đất nước, con người Việt Nam; kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế; thiếu cán bộ quản lý có đủ năng lực điều hành… Đây chính là những vấn đề cịn tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển ngành du lịch.
Theo thống kê, tổng số nhân lực ngành du lịch hiện tại khoảng 13.000 lao động (lĩnh vực lưu trú 9.000 người; lữ hành, hướng dẫn và vận chuyển khách 1.550 người; khu, điểm du lịch 2.420 người; cơ quan quản lý về du lịch là 30 người). Trong đó, có 80% đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. Tỷ lệ lao động được đào tạo, đào tạo lại, bố trí đúng ngành nghề, lao động có kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ có xu hướng ngày càng tăng. Nguồn nhân lực du lịch nhìn chung đa phần cịn rất trẻ, độ tuổi lao động từ 18 – 35 tuổi chiếm hơn 60%.
Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2019, tỷ lệ lao động có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 0,37%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học khoảng 24%, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng khoảng 13%, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp khoảng 14%, cịn lại là trình độ khác.
Thống kê đưa ra, chỉ có 45% lao động nghề đã qua đào tạo, chưa kể trong số đó, sẽ cịn những số lượng lao động nhất định chưa đạt yêu cầu, đủ để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng. 55% lao động còn lại thiếu kỹ năng/nghiệp vụ dẫn đến hiện trạng tất yếu là chất lượng lao động trong nhóm này khơng đáp ứng được u cầu của nghề.
Bảng 2.2 Cơ sở đào tạo và người học chuyên ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng Nội dung 2016- 2017 2017- 2018 2018- 2019 2019- 2020
Số trường Trung cấp chuyên nghiệp 1 1 1 1
Số học sinh TCCN 2.632 1.631 1.479 1.526
Số trường Cao đẳng 4 4 4 4
Số sinh viên Cao đẳng 4.866 5.059 4.917 4.966
Đại học 2 2 2 2
Số sinh viên Đại học 13.138 10.867 11.713 12.517
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2019)
Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 06 cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch với quy mô tuyển sinh hàng năm trên 4.000 sinh viên, đa dạng từ bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nhìn chung, hệ thống các trường đào tạo về du lịch tại Lâm Đồng có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực trong ngành, thậm chí cịn cung cấp nguồn nhân lực và tham gia đào tạo về du lịch cho một số địa phương khác trong cả nước. Nguồn nhân lực đào tạo trình độ Đại học được quan tâm, số lượng sinh viên theo học cao hơn các loại hình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
Ngoài kiến thức, kỹ năng về nghề, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học đối với đối tượng lao động nghề còn rất hạn chế, ngoại trừ những nghề yêu cầu bắt buộc phải như hướng dẫn viên, lễ tân.