Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
3.2 Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh Lâm Đồng
3.2.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm hiện có
Phát triển và đa dạng hóa thị trường du lịch nghỉ dưỡng trên cơ sở nghiên cứu thị trường khách du lịch đã đến Lâm Đồng và các du khách đã trải qua nghỉ dưỡng tại các địa phương khác, cùng với các công ty du lịch lữ hành, qua đó nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch để xây dựng chương trình, hình thức xúc tiến quảng bá phù hợp với từng thị trường khách nội địa, khách quốc tế. Đa dạng hóa dịng khách quốc tế, hướng mạnh đến dòng khách nội địa.
Theo phân tích tại chương 2 của tác giả, tỉnh Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng nhờ vào cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, khí hậu trong lành, mát mẻ, đa dạng hệ thống rừng núi, thác, hồ… ngành du lịch Lâm Đồng cần tiếp tục đa dạng các hình thức lưu trú từ khách sạn, resort, đến căn hộ khách sạn, căn hộ dịch vụ… để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong mảng du lịch nghỉ dưỡng. Đây cần được xem là “sự tự vệ” để thích nghi với tình hình mới khi ở các địa phương khác tại Việt Nam như Phú Quốc, Đà Nẵng… đang phát triển thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham quan, hội nghị…, tìm hướng đi có tính ổn định, bền vững và hiệu quả, lâu dài hơn cho việc thu hút khách du lịch từ trong nước và nước ngoài. Tiếp tục tập trung thu hút khách du lịch quốc tế đến từ các thị trường truyền thống. Tích cực hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời hướng đến du khách thông qua phương châm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.