III- Ngày giao nhiệm vụ:
7. Kết cấu luận văn
1.2 Nội dung của công tác quản lý thu, chi bảo hiểm y tế
1.2.2.1 Khái niệm chi bảo hiểm y tế
Chi BHYT là một trong những nhiệm vụ trung tâm và đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động của Ngành Y tế. Chi bảo hiểm y tế được hiểu là việc cơ quan Nhà nước Sở Y tế sử dụng số tiền thuộc nguồn quỹ bảo hiểm y tế để chi trả các chi phí liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng tham gia thụ hưởng theo luật định.
Hoạt động chi BHYT được tiến hành khi người tham gia BHYT thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh và có phát sinh chi phí KCB BHYT và cơ sở y tế tập hợp chi phí đề nghị cơ quan Y tế thanh toán, quyết toán (do cơ quan BHXH thực hiện). Chi BHYT vừa có vai trị thực thi quyền lợi của người tham gia BHYT vừa góp phần nâng cao sức khỏe, ổn định đời sống của nhân dân khi rủi ro bệnh tật, đảm bảo ASXH. Nguồn tài chính dùng để chi cho KCB BHYT cho người tham gia được lấy từ nguồn Quỹ BHYT hay gọi là nguồn thu BHYT
Quỹ BHYT bao gồm quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT, quỹ quản lý và quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh BHYT được quản lý tập trung, thống nhất tại Hội đồng quản lý quỹ BHXH Việt Nam th o quy định của luật, được quản lý công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống theo quy chế quản lý tài chính hiện hành đối với BHXH Việt Nam; Quỹ BHYT được hạch toán riêng với quỹ thành phần khác của BHXH Việt Nam theo nguyên tắc bảo đảm cân đối thu chi và được Nhà nước bảo hộ.
Mức chi BHYT cho người hưởng phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng, theo mức độ bệnh tật và thời gian tham gia BHYT.
Thơng thường mức hưởng BHYT của các nhóm đối tượng được xác định theo tỉ lệ phần trăm (%) so với chi phí phát sinh khi đi KCB, mà chi phí này nằm trong danh mục được thanh tốn th o quy định. Có những phần chi phí có phát sinh trong KCB đối với người tham gia BHYT nhưng khơng được thanh tốn như sử dụng thuốc ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế, sử dụng các dịch vụ, kỹ thuật đã được các chương trình mục tiêu có trách nhiệm thanh toán…