Đánh giá họat động quản lý thu, chi BHYT giai đoạn 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi bảo hiểm y tế tại tỉnh cà mau (Trang 64 - 68)

III- Ngày giao nhiệm vụ:

7. Kết cấu luận văn

2.4 Đánh giá họat động quản lý thu, chi BHYT giai đoạn 2017 – 2019

2.4.1 Về ưu điểm của hoạt động quản lý thu, chi BHYT

- Về ưu điểm hoạt động công tác thu, phát triển đối tượng BHYT:

+ Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp kết hợp với công tác tuyên truyền, triển khai quyết liệt chính sách BHYT để nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp nên số thu năm sau đều cao hơn năm trước, năm 2017 số thu là 735.540 triệu đồng, số người tham gia BHYT là 1.003.092 người, đạt tỷ lệ 81,80% so với dân số; năm 2018 là 836.260 triệu đồng, số người tham gia BHYT là 1.026.191 người, đạt tỷ lệ 84,35% so với dân số; năm 2019 là 913.065 triệu đồng, số người tham gia BHYT là 1.036.918 người, đạt tỷ lệ 86,84% so với dân số.

+ Người dân và doanh nghiệp càng ngày ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia BHYT bắc buộc và BHYT theo hộ gia đình nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho chính mình khi khơng may bị ốm đau, bệnh tật, vừa là ý thức, vừa là trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

+ Nguồn thu quỹ BHYT hàng năm được nâng lên và không ngừng lớn mạnh để phục vụ mục tiêu chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới, mở rộng quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT.

- Về hoạt động quản lý chi BHYT:

+ Tương ứng với số người tham gia BHYT tăng lên hàng năm, số lượng người đi khám chữa bệnh không ngừng tăng năm 2017 là 2.886.238 lượt người, số tiền chi KCB BHYT là 841.897 triệu đồng; năm 2018 số lượt người khám là 3.167.883 lượt, số tiền chi khám chữa bệnh 863.457 triệu đồng; năm 2019 số lượt người khám chữa bệnh là 2.905.268 lượt người, số tiền chi KCB BHYT là 908.695 triệu đồng, tầng suất khám bệnh, chữa bệnh luôn tăng, cụ thể:

Bảng 2.8: Thực trạng nhu cầu KCB BHYT giai đoạn 2017-2019

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số người tham gia Người 1.003.092 1.026.191 1.036.918

1 Số lượt khám, chữa bệnh Lượt

người 2.886.238 3.167.883 2.905.268

Tầng suất khám bình

quân/thẻ Lần 2,88 3,09 2,80

2 Số tiền chi KCB BHYT Triệu

đồng 841.897 863.457 908.695

+ Qua số liệu thống kê nêu trên cho thấy nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia ln tăng, chi phí KCB BHYT củng tăng lên hàng năm, năm sau đều cao hơn năm trước. Đây có thể khẳn định là sự phù hợp trong thực hiện chính sách BHYT và quản lý chi quỹ KCB BHYT được người tham gia thụ hưởng.

+ Đặc biệt trong giai đoạn 2017 – 2019 khơng có nguy cơ vỡ quỹ KCB BHYT, mặc dù tầng suất đi KCB tăng rất cao, gần 3 lần khám/một người tham gia, quỹ KCB BHYT trên địa bàn tỉnh được quản lý chặt chẽ, khoa học và mang lại lợi ích cho người thụ hưởng. Các dịch vụ kỹ thuật trong khám chữa bệnh ngày càng được đổi mới, tỷ suất sử dụng quỹ hàng năm đều được nâng, cùng với sự phát triển

của khoa học cơng nghệ trong chẩn đốn khám và điều trị bệnh cho người tham gia BHYT của từng tuyến y tế cơ sở, cụ thể:

Bảng 2.9: Tỷ lệ % chi phí thuốc, DVKT, VTYT sử dụng cho ngư i bệnh BHYT của từng tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2017-2019

ĐVT: %

Tuyến KCB Tổng cộng DVKT Thuốc VTYT VC

2017 100.0 44.2 50.1 5.6 0.136 TW 22.4 8.7 11.8 1.9 0.001 Tỉnh 51.2 24.0 23.8 3.3 0.064 Huyện 26.3 11.4 14.5 0.4 0.1 2018 100.0 51.0 42.8 6.1 0.100 TW 21.4 9.4 9.8 2.2 0.000 Tỉnh 49.7 26.2 19.9 3.6 0.048 Huyện 28.9 15.4 13.1 0.4 0.1 2019 100.0 57.4 36.1 6.4 0.1 TW 18.0 8.4 7.2 2.4 0.000 Tỉnh 50.7 29.8 17.1 3.7 0.045 Huyện 31.3 19.2 11.7 0.3 0.0

2.4.2 Nhược điểm của hoạt động quản lý thu, chi BHYT

2.4.2.1 Về quản lý thu, phát triển đối tượng:

Thứ nhất: Một số sở, ngành cấp tỉnh; cấp ủy, UBND một số xã, phường, thị

trấn chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện chính sách BHYT; có nơi cịn xem việc triển khai thực hiện chính sách BHYT là của cơ quan BHXH, nên chưa vào cuộc một cách tích cực, đồng bộ.

Thứ hai: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao

BHYT đối với sức khỏe, đời sống, kinh tế của người lao động và nhân dân còn hạn chế.

Thứ ba: Ý thức chấp hành pháp luật về BHYT của một số người sử dụng lao

động chưa cao, nhiều chủ sử dụng lao động cố tình trì hỗn, né tránh việc đăng ký đóng BHYT bắt buộc cho người lao động; một số chủ doanh nghiệp sử dụng lao động khơng ký hợp đồng lao động mà giao khốn công việc hàng ngày (làm ngày nào trả tiền ngày đó) để né tránh việc đóng BHYT cho người lao động; một số doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng quỹ BHYT kéo dài….

Thứ tư: Đời sống, kinh tế của một bộ phận nhân dân ở vùng nơng thơn cịn

khó khăn, lại con đơng nhiều hộ không đủ tiền để đóng BHYT cho cả gia đình; người lao động trong tỉnh vắng mặt ở nơi cư trú cao (do phần lớn đi lao động ở các khu cơng nghiệp ngồi tỉnh).

Thứ năm: Tình hình nợ đọng của một số doanh nghiệp cịn cao hàng năm đều

trên 2% so với số phải thu, do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, làm ảnh hưởng đến quyền lợi được hưởng của người tham gia. Tình trạng trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng đóng (thu tiền đóng BHYT của người lao động nhưng khơng nộp) vẫn cịn diễn biến phức tạp ở một số doanh nghiệp chưa được xử lý nghiêm và dứt điểm.

2.4.2.2 Chi khám chữa bệnh BHYT

- Các văn bản quy định về KCB BHYT q nhiều, có văn bản thiếu tính thống nhất gây khó khăn cho cơng tác áp dụng thực hiện của cơ sở KCB BHYT và cơ quan quản lý quỹ BHYT. Cụ thể, quy định về danh mục DVKT trong Thông tư số 43/2013/TT-BYT, Thông tư số 50/2014/TT-BYT chưa đồng bộ với giá DVKT theo Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BYT-BTC; định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân lực và thời gian làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ KCB có một số nội dung chưa phù hợp gây khó khăn cho cơng tác giám định BHYT.

- Xây dựng định mức thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao để làm cơ sở tính định mức dịch vụ y tế (theo Quyết định số 355/QĐ-BYT ngày 9/2/2012) chưa phù hợp với thực tế, làm tăng chi phí thanh tốn BHYT nhưng khơng có nhu cầu sử dụng như: giấy in ảnh trong siêu âm màu giá 21.000 đồng/ảnh, giấy in nhiệt trong siêu âm trắng đ n 6.000 đồng/ảnh.

- Một số cơ sở KCB BHYT trong tỉnh thiếu nhân lực một số chuyên khoa, nhân lực đọc kết quả xét nghiệm, X Quang … trong khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh nghiêm cấm hành nghề KCB, cung cấp dịch vụ KCB bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.

- Việc triển khai giám định BHYT điện tử ở một số cơ sở KCB BHYT còn hạn chế: do nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin tuyến huyện, tuyến xã chưa đáp ứng yêu cầu; trong tỉnh còn tồn tại 06 đơn vị cung cấp phần mềm quản lý KCB, có một số phần mềm chưa tương thích với hệ thống thơng tin giám định BHYT dẫn đến bất cập trong thống kê dữ liệu và giám định BHYT điện tử.

- Một số thuốc có giá cao bất hợp lý (so với hàm lượng, ở cùng tiêu chí kỹ thuật); thuốc đơng y cùng chủng loại nhưng có nhiều giá khác nhau; một số thuốc có nhu cầu sử dụng trong KCB nhưng khơng trúng thầu. Do đó các bệnh viện mua sắm với hình thức khác (như mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu rút gọn,…) nên giá khơng đồng nhất giữa các nhóm thuốc.

- Vật tư y tế: nhiều cơ sở KCB BHYT có kết quả thầu chậm, một số chưa có kết quả thầu VTYT năm 2017; VTYT không đấu thầu tập trung gây khó khăn cho cơng tác giám định và thanh tốn chi phí KCB BHYT.

- Việc sử dụng kết quả xét nghiệm, chiếu chụp hình ảnh cùng một thời điểm nhưng cở sở này không sử dụng kết quả của cở KCB kia (mặt dù cùng hạng hoặc cao hơn) gây lãng phí khơng cần thiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi bảo hiểm y tế tại tỉnh cà mau (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)