Thông qua mức độ rủi ro sức khỏe của formaldehyde trên cho thấy nồng độ formaldehyde được phát hiện tại các khu vực có khoảng giá trị khá gần nhau. So với thang đánh giá rủi ro thì mức độ rủi ro của các khu vực phát hiện formaldehyde đều nằm trong khoảng lớn hơn 10-4 (10-4 ≤ R < 10-2). Khoảng này thuộc trong khoảng rủi ro mắc bệnh ung thư cao, cần có biện pháp giảm thiểu. Trong đó, ở cảng Mũi Né phát hiện nồng độ formaldehyde cao nhất trong các khu vực lấy mẫu với nồng độ 4,38mg/kg với mức độ rủi 3,53x10-4 và chợ dân sinh Phan Thiết phát hiện nồng độ formaldehyde thấp nhất trong các khu vực lấy mẫu với nồng độ 2,77mg/kg với mức độ rủi ro 2,23x10-4 đều thuộc mức độ rủi ro gây ung thư cao, cần có biện pháp giảm thiểu. Theo kết quả của nghiên cứu “Đánh giá rủi ro của dân số đô thị Kumasi ở Ghana thông qua việc tiêu thụ cá bị nhiễm Formaldehyde” (Noah Kyame Asare-
Donkor và cộng sự) thì formadehyde được tìm thấy trong tất cả các lồi được phân
tích thấp hơn trong hai mẫu cá ở Bình Thuận với nồng độ từ 0,174 đến 3,710 mg/kg nhưng mức độ rủi ro sức khỏe đối với người sử dụng ở Kumasi lại cao hơn so với người dân ở Bình Thuận, 4,233×10-4 và 3,661×10-3 mg/kg BW.ngày (thuộc mức rủi ro cao) do người dân ở đây sử dụng lượng cá biển nhiều hơn so với người dân ở Bình Thuận [17].
Khu vực lấy mẫu Nồng độ HCHO (mg/kg) 𝑰𝑵𝑮𝒔𝒇 x10-3 (mg/kg.ngày) Mức độ rủi ro (Risk × 10-4) Cảng Mũi Né 4,38 7,75 3,53 Cảng cá Lagi 3,11 5,51 2,51
Chợ dân sinh Phan Thiết 2,77 4,9 2,23
Chợ dân sinh Lagi 3,92 6,94 3,16
Chợ dân sinh Hàm Tân 3,5 6,2 2,82
- Ảnh hưởng không gây ung thư
Thương số rủi ro của ảnh hưởng không gây ung thư và được thể hiện như sau:
𝐇𝐐 = 𝐄
𝐑𝐟𝐃 (3.3)
Bảng 3. 5. Thương số rủi ro của ảnh hưởng không gây ung thư Khu vực lấy mẫu 𝑰𝑵𝑮𝒔𝒇 x10-3 (mg/kg/ngày) HQ