Đặc điểm chung của cây Đước

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng đước trồng tại tỉnh bến tre (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.4. Đặc điểm chung của cây Đước

1.4.1. Đặc điểm sinh học cây Đước (thân, lá, hoa, quả, rễ)

Cây đước có tên khoa học là Rhizophora apiculata Blume thuộc họ Rhizophoraceae. Các loài thuộc họ Rhizophoraceae này đều là các lồi thực vật có hoa, thân gỗ hoặc thân bụi sống tại vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Đa số các lồi này là cây lưỡng tính, có một số ít là cây đơn tính hoặc hỗn hợp cả cây đơn tính và lưỡng tính.

Đước là giống cây thường được tìm thấy tại các vùng đồng bằng ngập mặn ven biển. Nơi sinh trưởng và phát triển của cây thường là các vùng bùn mịn, nước mặn hoặc nước nợ, khí hậu quanh năm ấm áp. Cây đước thường mọc với nhau thành từng bụi hoặc phát triển thành các cánh rừng ngập mặn lớn ven biển.

Tại Việt Nam, cây Đước được tìm thấy từ vùng biển miền Trung tỉnh Quảng Trị cho đến vùng biển miền Tây tỉnh Bến Tre và cuối bản đồ đất nước là mũi Cà Mau.

Đước Việt Nam đặc biệt phát triển thành những vùng rừng lớn như ở huyện Cần Giờ, tỉnh Cà Mau, Bến Tre…

Cây đước một khi đã mọc thành rừng thì khơng có loại cây nào có thể mọc vào sống xen kẽ được. Do đó, ở các vùng ngập mặn ven biển, các lồi cây mọc có sự phân chia lãnh thổ riêng, đước ra đước, chà là ra chà là, mắm ra mắm, sú ra sú… Đây cũng là một đặc điểm đặc biệt của rừng ngập mặn so với các loại rừng khác.

Thân cây đước

- Thân cây Đước là cơ quan chịu tác động mạnh của thủy triều và các yếu tố khí hậu khác, do đó nó cũng có một số đặc điểm thích nghi khá rõ. Kích thước thân cây phụ thuộc nhiều vào điều kiện sinh thái. Ở những nơi có lượng mưa lớn, độ ẩm cao, khơng có thời kỳ lạnh quanh năm, đất phù sa đầy và đất giàu chất dinh dưỡng thì cây sinh trưởng nhanh.

- Đước là thực vật thân gỗ, thân cây mọc thẳng, trịn, trên thân có nhiều vết rạn hình ơ vng.

- Cây đước cao trung bình từ 20 đến 35m. - Đường kính thân khoảng 30 đến 45 cm. - Vỏ cây có màu từ xám trắng đến nâu đen.

- Cành cây đước có tính chất phân tán, cành cao, cành thấp.

- Các cành cây thành mọc thành tán hình dù lúc nhỏ và khi cây ở tuổi trưởng thành, từ 6 tuổi trở lên sẽ tự biến đối thành hình trụ.

- Cành cây đước nhỏ, có khả năng tự tỉa cành tự nhiên.

Lá cây đước

- Trong các cơ quan dinh dưỡng, lá là nơi tổng hợp chất hữu cơ ni cây và là cơ quan có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất. Do đó lá có nhiều đặc điểm thể hiện sự thích nghi hồn hảo với mơi trường.

- Lá cây đước là các lá đơn, hình con thoi, thn, dài, đầu lá nhọn. - Lá đước mọc đối xứng từng đôi một với nhau.

- Gốc lá hình nêm, gân lá chìm, nổi rõ ở mặt dưới lá.

- Lá đước rất cứng, mặt lá có màng sáp, bóng lống, phản quang để tránh khỏi việc mất nước.

Hoa cây đước

- Mùa hoa đước vào tháng 4, tháng 5 hàng năm.

- Hoa đước mọc thành cụm, hình tán, mỗi cặp có 2 hoa mọc ra từ nách lá. - Hoa đước khơng có cuống, màu đỏ lợt.

Quả cây đước

- Quả đước trên nhỏ, dưới phình to, hình dáng giống quả lê. - Mùa quả đước chín là từ tháng bảy đến tháng mười. - Khi quả chín, có rất nhiều chim, sâu đến ăn.

Rễ cây đước

- Đước là loài cây sinh sống tại nơi đặc biệt, ngập mặn nên có bộ rễ được cấu tạo đặc biệt.

- Rễ cây đước phân ra thành 2 bộ là rễ cọc và rễ phụ - Rễ cọc nhỏ, kém phát triển, cắm sâu xuống lòng đất.

- Rễ phụ lại phát triển, mọc ra từ phần thân xung quanh gốc cây, bán chặt vào vùng bùn nhão xung quanh, giúp cho cây được vững vàng.

- Trung bình mỗi cây đước có từ 8 đến 12 rễ phụ.

- Rễ cây đước có nhiệm vụ hút và vận chuyển nước, cùng các chất dinh dưỡng đi nuôi cây.

- Ngồi ra cịn có rễ thở, có chức năng hơ hấp, mọc trực tiếp trên thân cây, tại những nơi không bị ngập nước.

1.4.2. Đặc điểm sinh sản của cây Đước

Không giống hầu hết các lồi thực vật khác, đước có một hình thức sinh sản khá đặc biệt đó là “thực vật thai sinh”. Vào mùa tháng 4, tháng 5 hàng năm đước ra hoa và kết quả. Thời gian quả chín từ tháng bảy đến tháng mười hàng năm. Khi quả đước chín, hạt sẽ nảy mầm, hấp thụ chất dinh dưỡng luôn trong phần thịt quả. Thời gian từ khi ra hoa đến khi phơi chín khoảng tầm 6 tháng.

Khi phơi chín sẽ tách khỏi cơ thể cây mẹ và rơi xuống nước, trôi dạt khắp nơi. Quả nào gặp bùn sẽ bám trụ lại, mọc ra rễ con bám vào bùn và phát triển thành cây, quả nào khơng gặp bùn thì sẽ tiếp tục trơi dạt đến nơi khác. Thời gian từ lúc quả đước bám rễ vào trong đất đến lúc mọc ra được chồi non là khoảng 20 đến 25 ngày. Sẽ mất

khoảng 20 năm để cây đước phát triển từ mầm cây bé lên được thành cây lớn có thể khai thác gỗ.

1.4.3. Ứng dụng của cây Đước

Đước là loại cây ngập mặn có nhiều tác dụng đối với hệ sinh thái tự nhiên và với lợi ích của con người.

Đối với hệ sinh thái, các tác dụng của cây đước có thể kể đến như: - Giúp phục hồi và phát triển các vùng rừng phòng hộ ven biển ở nước ta.

- Là nơi sinh sống và cư trú của các hệ thống sinh thái ngập mặn như chim, thú, lưỡng cư, tơm cá, bị sát, giáp xác, thân mềm…

- Hình thành hàng rào vững chãi, bảo vệ vùng bờ biển khỏi tình trạng xâm thực mặn, xói mịn, cát hóa, chống gió, chống bão…

- Cung cấp lượng oxy lớn cho trái đất.

Đối với con người, cây đước có các lợi ích như:

- Gỗ đước được sử dụng làm củi đun cho các hộ dân sinh sống xung quanh.

- Thân cây đước làm gỗ để đóng các vật dụng phục vụ sinh hoạt như giường tủ, bàn ghế…

- Vỏ cây đước dùng trong các ngành công nghiệp gỗ, giấy, da, in, nhuộm lưới… Các địa phương có rừng đước cịn khai thác được du lịch sinh thái ngập mặn.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng đước trồng tại tỉnh bến tre (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)