Điều kiện khí hậu và tình hình biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng đước trồng tại tỉnh bến tre (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ BẾN TRE

2.2. Điều kiện khí hậu và tình hình biến đổi khí hậu

2.2.1. Điều kiện khí hậu

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngồi ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 270C – 280C. Trong năm khơng có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 210C. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đơng, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngồi vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 150 bắc trở lên). Ngồi ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt.

Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đơng bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đơng bắc là thời kỳ khơ hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm.

Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật ni. Tuy nhiên, ngồi thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.

Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.

2.2.2. Biến đổi khí hậu

BDKH làm gia tăng tần suất và cường độ thiên tai như bão, lũ, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng,… và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xóa đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển.

Theo kịch bản B2 (kịch bản với mức phát thải trung bình Bộ TN&MT đã chọn làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của BDKH, NBD trong cả nước) diện tích ngập của ba huyện ven biển như sau:

Bảng 2.2: Diện tích và tỷ lệ ngập của ba huyện biển tỉnh Bến Tre theo kịch bản B2

Huyện

Mực nước dâng

12 cm (năm 2020) 17cm (năm 2030) 30 cm (năm 2050)

S (ha) % S (ha) % S (ha) %

Ba Tri 3.594 10,85 3.924 11,85 4.743 14,32

Bình Đại 3.135 8,44 3.769 10,15 6.027 16,23

Thạnh Phú 5.782 15,04 5.817 15,13 6.001 15,61

Tổng 3 huyện 12.511 11,51 13.510 12,43 16.771 15,43

Toàn tỉnh 27.209 12,24 29.045 13,07 34.208 15,39

(Nguồn: Đánh giá tác động, chi tiết kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp ứng phó)

Như vậy, đến năm 2020, tổng diện tích đất bị ngập của ba huyện biển là 12.511 ha, chiếm 11,51% tổng diện tích đất tự nhiên ba huyện. Huyện Thạnh Phú có diện tích ngập bị ảnh hưởng nhiều nhất (5.782 ha) so với hai huyện Bình Đại, Ba Tri và các huyện khác trong tỉnh.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái động thực vật khu vực biển ven bờ. Hậu quả của nước biển dâng là mặn xâm nhập sâu vào đất liền làm suy giảm hệ sinh thái rừng ngập mặn, thu hẹp mơi trường sống các giống lồi thủy sản mặn lợ phụ thuộc vào rừng ngập mặn.

Các điều kiện môi trường như nhiệt độ tăng, độ kiềm, độ mặn thay đổi sẽ dẫn đến chất lượng môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển bị xấu đi. Quá trình khống hóa và phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Năng suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản giảm do các sinh vật phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho các q trình hơ hấp cũng như các hoạt động sống khác trong môi trường mới. Bên cạnh đó, các lồi (nghêu, sị,…) có thể bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối, nhiệt độ thay đổi bất thường. Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị suy giảm, thậm chí có thể bị hủy diệt, làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và

tầng trên. Hậu quả là dẫn đến sự di cư các loài đến vùng biển khác (di cư thụ động), cấu trúc quần xã sinh vật bị phá vỡ, giảm đa dạng sinh học ở các vùng biển nông và ven bờ.

2.2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

2.2.3.1. Mưa bão

Từ năm 2001 đến 2005, tỉnh Bến Tre nói chung và các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú nói riêng ít bị ảnh hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới. Thế nhưng, trong cuối tháng 12/2006, tình hình áp thấp nhiệt đới có những biến động lớn và hình thành nên bão số 9 (bão Durian) đã gây thiệt hại nặng nề về của cải vật chất đến toàn tỉnh, mà thiệt hại nặng nề nhất là tại 3 huyện vùng ven biển với mức thiệt hại như sau:

- Tại huyện Thạnh Phú: chỉ trong buổi sáng cùng ngày, toàn bộ hệ thống điện của huyện bị mất hồn tồn. Có 1.096 ngơi nhà bị tốc mái, 285 ngôi nhà bị sập.

- Tại huyện Ba Tri: bão số 9 đã làm sập hồn tồn 4.338 nhà chính, tốc mái hư hỏng 16.403 nhà chính. Có 56 trường học bị ảnh hưởng, trong đó: sập 16 phịng học, tốc mái 215 phòng, hư hỏng nhiều dụng cụ dạy và học khác. 42 trụ sở làm việc, 17 trạm xá và 2 cơ sở văn hóa bị hư hỏng nặng. Làm 2 người chết, 99 người bị thương, chìm 10 chiếc tàu. Định mức thiệt hại toàn huyện trên 282,67 tỷ đồng.

- Tại huyện Bình Đại: là huyện bị thiệt hại nặng nề nhất trong tỉnh Bến Tre. Tồn huyện có 7 người chết do nhà sập, cây đè; 60 người bị thương; sập hoàn toàn 2.753 căn nhà và tốc mái 24.534 căn. Toàn huyện mất điện và hệ thống thông tin liên lạc ngừng hoạt động. Trong đó, xã Thạnh Trị là một trong những điểm bị bão số 9 tàn phá nhiều nhất. Toàn bộ xã hơn 2.000 căn nhà đều bị đổ, hư hỏng nặng và tốc mái.

2.2.3.2. Lũ và triều cường

Hàng năm, vào mùa mưa, những trận mưa lớn kết hợp với triều cường, lũ trên thượng nguồn đổ về gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đê bao, làm hư hỏng các cơ sở hạ tầng, thiệt hại trực tiếp cho các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, du lịch,… Các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú là nơi hứng chịu nặng nề nhất do nằm ven biển và cuối nguồn các sông.

Các năm qua tuy áp thấp nhiệt đới, bão không ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh nhưng cũng gián tiếp gây ra những trận mưa lớn, kết hợp triều cường, lũ thượng nguồn

đổ về, gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đê bao, hư hỏng đường giao thông, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và nhiều cơng trình khác.

Trong năm 2006, do ảnh hưởng của gió mạnh và triều cường đã gây thiệt hại trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tỉnh, đặc biệt là huyện ven biển Ba Tri. Có 4 xã thuộc huyện Ba Tri bị thiệt hại bao gồm: Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy do triều cường đã làm hư hại hoa màu, vỡ ngư trường, phần lớn là các hộ nuôi tôm quảng canh (tràn hồ tôm), không thu hoạch được muối. Tổng số thiệt hại lên đến 6,617 tỷ đồng.

2.2.3.3. Sạt lở và bồi tụ

Quá trình bồi tụ và sạt lở diễn ra ở khu vực cửa sông và ven biển khá mạnh mẽ.

Khu vực cửa sông:

Ở vùng cửa sơng Bến Tre, q trình bồi tụ chiếm ưu thế đặc biệt là khu vực cửa Ba Lai (bờ phải của Thạnh Phước đến ấp Bảo Thuận 3 km và khu vực bờ trái từ cửa rạch Vũng Luông đến xóm Tiên 1 km), cửa Cổ Chiên (tích tụ cồn cát từ cù lao Long Hịa thuộc tỉnh Trà Vinh về phía Đơng Nam 5 km).

Xâm thực các cửa sông ở Bến Tre (cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) diễn ra với quy mô nhỏ chủ yếu liên quan đến hoạt động thủy triều, sóng và do các tích tụ giữa lịng sơng làm lệch dịng chảy.

Khu vực ven biển:

Đối với khu vực ven biển quá trình bồi tụ chiếm ưu thế. Tài liệu nghiên cứu trong 21 năm từ 1968 đến 1989 cho thấy bồi tụ chiếm tới 61,1707 km2 trong khi đó xâm thực là 12,2632 km2. Như vậy, trong 21 năm lấn biển là 48,9 km2, tốc độ bình quân/năm là 2,33 km2. Bồi tụ thành dãy hẹp ở phía Bắc và phía Nam Cửa Đại.

Bồi tụ mạnh mẽ vùng cửa Ba Lai, phía Nam cửa Hàm Lng đến phía Bắc cửa Cổ Chiên bồi tụ liên tục, lớn nhất là khu sân nghêu – phía Đơng Cồn Lớn (diện tích từ Vàm Hồ đến cửa Cổ Chiên).

Xâm thực chỉ thấy diện tích nhỏ phía Tây Cồn Lớn, phía Bắc và phía Nam cửa Cổ Chiên.

2.2.3.4. Xâm nhập mặn

Hàng năm vào mùa khơ, mặn theo dịng triều xâm nhập sâu vào các sơng chính trong vùng, làm thiệt hại ít nhiều đến sản xuất và đời sống. Do ảnh hưởng từ triều nên

một ngày cũng thường xuất hiện 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn. Trị số đỉnh mặn và chân mặn thường xuất hiện sau đỉnh triều và chân triều từ 1 – 3 giờ. Giá trị độ mặn trong sông càng về thượng nguồn càng giảm.

Hiện nay, ranh mặn 4‰ xâm nhập các sơng chính lên tới 60 km. Trên sơng cửa Đại đã lên đến Tân Thạnh – Phú Túc (Châu Thành); trên sông Hàm Luông lên đến Tiên Thủy (Châu Thành); trên sông Cổ Chiên lên đến Nhuận Phú Tân – Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày Bắc). Ranh mặn 1‰ gần như xâm nhập toàn tỉnh.

Thiệt hại do xâm nhập mặn và hạn hán gây ra từ năm 1995 – 2008 là 672,325 tỷ đồng và 132.823 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, 360 ha NTTS bị giảm năng suất và 5.289 tấn tôm bị chết.

2.2.3.5. Nước biển dâng do biến đổi khí hậu

Những năm gần đây hiện tượng nước dâng trong mùa mưa bão đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng, làm ngập úng rộng trên diện tích lớn đất nơng nghiệp (vườn cây ăn trái, hoa màu, ruộng lúa, NTTS,…); những vùng đất trũng, thấp; các cồn, đất ven sơng bị sạt lở do dịng chảy xâm thực; gây ngập, hư hỏng các cơng trình giao thơng, thủy lợi, đê bao,…

Hiện tượng nước dâng chủ yếu do triều cường gây ra, thường xuất hiện từ khoảng giữa mùa mưa đến cuối năm. Với diễn tiến của biến đổi khí hậu, Bến Tre là tỉnh nằm giữa lưu vực và cuối dịng chảy sơng Mekong sẽ là tỉnh mất nhiều đất khi nước biển dâng lên kết hợp với triều cường, mưa lũ.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng đước trồng tại tỉnh bến tre (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)