Hệ thống sông rạch và chế độ thủy văn

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng đước trồng tại tỉnh bến tre (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ BẾN TRE

2.3. Hệ thống sông rạch và chế độ thủy văn

2.3.1. Hệ thống sơng rạch

Tồn tỉnh Bến Tre nhìn chung mạng lưới sơng ngịi phủ đều khắp các huyện thị góp phần thuận lợi cho giao thơng thủy trong tỉnh và các vùng lân cận. Trong đó có 4 nhánh sông lớn thuộc hệ thống sông Mekong (sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) là nguồn cung cấp nước chính cho mọi hoạt động của tỉnh.

Sông Mỹ Tho là tên gọi của đoạn sông Tiền, dài 90 km dọc theo chiều dài phía Bắc của tỉnh Bến Tre đổ ra biển qua cửa Đại và cửa Tiểu (Tiền Giang). Lịng sơng khá rộng 1500 – 2.000 m, độ sâu từ 12 – 15 m. Sông Ba Lai dài trên 55 km, khu vực cửa biển rộng trên 1 km, đầu nguồn bị bồi tụ nên hẹp dần và lịng sơng cạn, hiện đã có đập ngăn sông Ba Lai.

Sông Hàm Luông là con sông lớn chảy trọn vẹn trong địa giới tỉnh Bến Tre, sông dài 72 km, rộng 1200 – 1500 m, vùng cửa sông giáp biển rộng đến 3000 m, lịng sơng sâu 12 – 15 m.

Sơng Cổ Chiên nằm ở phía Nam tỉnh, chiều dài khoảng 80 km, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre với tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Khu vực cửa sơng Cổ Chiên có 2 nhánh rạch lớn là rạch Băng Cung và rạch Eo Lói.

Ngồi các sơng chính ra, trên địa phận tỉnh cịn có các kênh rạch khác nối liền với các sông, biển như: rạch Cái Mơn, Mỏ Cày, Bến Tre, Ba Tri, Vũng Lng, Sóc Sài, Voi Đước, Hồ Cỏ, Cồn Bửng, Khâu Băng, Đồng Xuân,…

2.3.2. Chế độ thủy văn

2.3.2.1 Thủy văn nội đồng

Dịng chảy các sơng ở tỉnh Bến Tre được cung cấp bởi nguồn nước ngọt từ hệ thống sông Mekong qua nhánh sơng Tiền đổ về hằng năm. Ngồi ra, dịng chảy các sơng rạch cịn chịu chi phối bởi thủy triều biển Đơng theo các cửa sông xâm nhập sâu vào trong đất liền làm cho hình thái dịng chảy khá phức tạp.

Dịng chảy mùa khơ (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau): sông Tiền được phân

phối khoảng 52% lượng nước từ thượng nguồn về. Lượng nước này được phân phối cho các sông chảy qua Bến Tre như sau: sơng Mỹ Tho có 1.598 m3/s (trong đó Cửa Tiểu là 236,8 m3/s, Cửa Đại là 473,6 m3/giây, cửa Ba Lai là 59 m3/s và cửa Hàm Lng là 828 m 3/s); sơng Cổ Chiên có 1.480 m3/s (trong đó cửa Cổ Chiên là 710,4 m3/s và cửa Cung Hầu là 769,6 m3/s).

Dòng chảy mùa lũ: vào mùa lũ, lượng nước ngọt bên phía sơng Tiền chiếm xấp

xỉ 52% tổng lượng nước của cả sông Tiền và sông Hậu. Lượng nước này được chia ra như sau: sơng Mỹ Tho có 6.480 m3/s (trong đó Cửa Tiểu là 960 m3/s, Cửa Đại là 1.920 m3/s, cửa Ba Lai là 240 m3/s và cửa Hàm Luông là 3.360 m3/s); sơng Cổ Chiên có 6.000 m3/s (trong đó cửa Cổ Chiên là 2.880 m3/s và cửa Cung Hầu là 3.120 m3/s).

Với lượng nước này, nếu thượng nguồn có những cơng trình điều tiết, trữ nước mùa lũ, xả nước mùa khơ thì lượng nước mùa khơ tăng lên có thể đẩy mặn xuống hạ lưu xa hơn, mực nước trong sông cao giúp ổn định cho giao thông thủy và đảm bảo cung cấp nước ngọt cho cả đời sống và sản xuất.

Thủy triều vùng ven bờ Bến Tre có đặc trưng bán nhật triều khơng đều. Mỗi năm có đến 290 ngày là bán nhật triều khơng đều, nằm trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 và từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Ngoài ra trong năm, ngày nhật triều cũng có xuất hiện nhưng khơng nhiều, khoảng 9 – 12 ngày.

Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh và chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 – 3,5 m. Chênh lệch giữa đỉnh và chân triều những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m.

Khi vào trong kênh rạch, nội đồng, thủy triều diễn biến phức tạp phụ thuộc vào vị trí địa lý và mưa lũ. Trong mùa khơ, ở các vùng kênh rạch nằm trong phạm vi cách cửa sông giáp biển 4 – 6 km, thời gian triều lên trong ngày khoảng 6 giờ, triều xuống khoảng 4 giờ, biên độ triều từ 100 – 160 cm, cường xuất triều lên xuống 20 – 30 cm/giờ. Trong mùa lũ, vùng kênh rạch nội đồng ven biển, hàng ngày có 12 – 14 giờ triều lên và 15 giờ triều xuống, biên độ triều dọc hai sông Đại và Cổ Chiên là 200 – 250 cm.

4.3.2.3 Xâm nhập mặn

Tỉnh Bến Tre có địa hình khá bằng phẳng, nằm dưới mực nước biển trung bình. Các con sông chịu tác động mạnh của chế độ thuỷ triều biển Đông. Nhiều sông và kênh rạch có độ rộng khá lớn, một số cửa sơng rộng từ 2 đến 3 km, do đó nước sơng bị nhiễm mặn nghiêm trọng và trong mùa khô, mặn xâm nhập gần như hầu khắp diện tích trong tỉnh, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt trên diện rộng.

Mặn quan hệ mật thiết với chế độ thuỷ triều. Chân và đỉnh mặn thường xuất hiện sau chân và đỉnh triều 1 đến 2 giờ. Càng xa biển, chênh lệch này càng lớn. Ngồi việc biến đổi theo mùa, mặn cịn phụ thuộc vào lượng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về. Mùa lũ, lượng nước ngọt lớn, mặn bị đẩy ra xa. Tuy vậy, những vùng giáp biển, độ mặn không lúc nào nhỏ hơn dưới 2‰. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 4, tháng có lượng nước ngọt ít nhất.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng đước trồng tại tỉnh bến tre (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)