Thủy triều và ngập triều

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng đước trồng tại tỉnh bến tre (Trang 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng Đước

1.5.5. Thủy triều và ngập triều

Thủy triều là yếu tố quan trọng đối với sự phân bố và sinh trưởng của cây ngập mặn, vì khơng những có tác động trực tiếp lên thực vật do mức độ và thời gian ngập, mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau như kết cấu, độ mặn của đất, sự bốc hơi nước, các sinh vật khác trong rừng. Mặt khác thủy triều cũng chịu tác động của gió, lượng mưa và dịng chảy trong sơng.

Nghiên cứu đặc điểm của thủy triều liên quan đến sự phân bố và phát triển của rừng ngập mặn Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, Phan Nguyên Hồng, 1991 có nhận xét: Khi điều kiện khí hậu và đất khơng có sự khác biệt nhau lớn, thì vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trưởng tốt hơn vùng ở vùng có chế độ nhật triều, vì thời gian

cây bị ngập khơng thu được khơng khí trên mặt đất ngắn hớn, thời gian đất bị phơi trống cũng ngắn, hạn chế bớt sự bốc hơi nước trong đất và trong cây, nhất là thời kỳ nắng nóng. Nhờ vậy cây sinh trưởng thuận lợi hơn.

Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, ở những nơi đất ngập mặn được ngập nước triều khi triều cường từ 3 – 4 giờ/ngày thì rừng ngập mặn sinh trưởng tốt. Nhưng nếu chỉ ngập nước triều cường với thời gian q ngắn, ít hơn 2h30’/ngày thì rừng ngập mặn lại bắt đầu thể hiện sự sinh trưởng xấu. Nếu ngập quá lâu trong một ngày thì lại khơng có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên. Biên độ triều chênh lệch tư 2 – 4m thì rừng ngập mặn sinh trưởng tốt.

Sự thay đổi độ mặn do nước triều là một trong các yếu tố giới hạn sự phân bố của cây rừng ngập mặn. Các dòng triều chịu tác động của gió, nhất là gió mùa và lưu lượng sông vào mùa mưa. Nước triều vận chuyển oxy hòa tan đến hệ thống rễ của cây rừng và tái chế lại các chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Mặt khác, dòng triều lại tác động đến một số yếu tố khác như nhiệt độ đất, độ mặn, sự vận chuyển trầm tích và dinh dưỡng ở trong và ngồi vùng rừng ngập mặn. Ngồi ra, dịng triều cũng là một nhân tố quan trọng trong việc phát tán hạt và cây con.

+ Dạng lập địa được xác định dựa theo tần suất ngập triều của các ô theo dõi theo phương pháp phân chia lập địa của Watson (1928) và deHann (1931). Tần suất ngập triều ở khu vực nghiên cứu được phân chia theo cách phân chia độ ngập của (de Hann, 1931), độ ngập triều được phân chia thành 5 dạng chính trong Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 1.1 Tần suất ngập triều và dạng lập địa theo phân loại của Watson (1928) và de

Hann (1931) STT Đặc điểm ngập triều Ký hiệu Số ngày ngập/tháng Dạng lập địa Dạng đất 1 Đất ngập triều

thường xuyên L1 20 Quá thấp Đất bùn nhão

2 Đất ngập triều

trung bình cao L2 10 – 19 Thấp Đất bùn

mềm

3 Đất ngập bởi triều

cao bình thường L3 4 – 9 Trung bình Đất sét mềm

triều cường

5 Đất ngập triều bất

thường L5 2 Quá cao

Đất sét rắn chắc

(Nguồn: Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ)

Bảng 1.2: Diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn

Loại rừng ngập mặn Rừng mắm trắng Rừng mắm trắng + Đước Rừng Đước Rừng Vẹt Rừng Rừng giá Chế độ ngập mặn

Ngập khi nước triều thấp Ngập khi nước triều cao trung bình Ngập khi nước triều cao Ngập khi nước triều cao bất thường trong năm Số ngày ngập

nước triều trong năm > 290 290 - 240 239- 190 189- 150 149-100 < 99 Đặc điểm đất Đất ngập mặn Đất ngập mặn phèn tiềm tàng Bùn loãng Bùn Sét mềm Sét Sét cứng Sét rắn chắc Độ thành thực n 2,4 - 15 1,4 - 1,0 0,9 - 0,7 0,6 - 0,4 < 0,4 ( Nguồn: Nguyễn Ngọc Bình, 1995) 1.5.6. Dịch bệnh phá hoại rừng

Sâu, bệnh cây rừng là một thành viên của hệ sinh thái rừng, có tác dụng quan trọng trong việc làm thịnh suy cây rừng; sâu bệnh đóng vai trị của một vật tiêu thụ, phân giải. Song sâu bệnh cũng là đối tượng làm ảnh hưởng đến đời sống cây, giảm khả năng sinh trưởng của cây, giảm năng suất rừng, thậm chí đã có những trận dịch làm chết hàng loạt cây con ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lâm nghiệp.

Các nhân tố phi sinh ảnh hưởng đến sâu, bệnh và cây chủ là các yếu tố khí tượng thủy văn và đất đai. Các nhân tố khí tượng gồm nhiệt độ, độ ẩm , ánh sáng, gió mưa,… trong đó nhiệt độ và độ ẩm là những yếu chủ yếu.

Nhiệt độ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của sâu hại và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như khả năng hoạt động của vật gây bệnh, không chỉ trên cây mà ngay cả trong đất.

Độ ẩm khơng khí và lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sâu, bệnh. Hầu hết các loài vật gây bệnh cây yêu cầu độ ẩm tương đối của khơng khí cao. Ở nước ta cũng như khí hậu ở Bến Tre có độ ẩm cao vào mùa xuân hè thuận lợi cho bệnh dịch phát triển. Trong những tháng mưa nhiều, các loại nấm bệnh trong đất thường gây ra bệnh thối rễ, đục phá rễ.

Các loài sâu bệnh thường gây hại rừng Đước gồm: các loại sâu trắng gây u bướu thân cành, Xyleutes sp; sâu nâu đục dọc than Zeuzera confera Walker, 1856 và xén tóc Trirachys bilobulartus Gressitt & Rondon chuyên đục thân,….

Các loại sâu trắng gây u bướu thân cành, Xyleutes sp, đây là một loài sâu hại rất nguy hiểm cho cây Đước. Sâu non mới nở từ trứng đục vào thân cây qua chồi non của cành, sau đó đục ở phần vỏ cây. Cây chủ nơi xâm nhập đã phản ứng và hình thành các u, bướu xù xì, lâu ngày phần vỏ của cây bị chết và bong chóc. Trong nhiều trường hợp, sâu non tiện hết phần vỏ xung quanh thân cây và cây bị chết.

Sâu nâu đục dọc than Zeuzera confera Walker, 1856: Sâu non mới nở từ trứng đục vào thân cây qua chồi non của cành, sau đó đục ở phần vỏ rồi vào phần gỗ của thân cây. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là cành nhỏ sát ngọn cây bị chết, trên thân cây bị nhiều phân của sâu non. Sâu non phát triển trong thân cây, đào các đường hào dọc theo thân cây. Cây Đước bị sâu non tấn công đã suy yếu và chết .

Xén tóc Trirachys bilobulartus Gressitt & Rondon chuyên đục thân: xén tóc trưởng thành cái đẻ trứng vào khe nứt của vỏ cây, thường ở đoạn thân từ rễ trên cùng đến độ cao 3-4m. Nngay sau khi nở từ trứng, sâu non đục vào thân tạo thành hang ở trong thân cây. Đây cũng là lỗ để sâu non thải phân, mùn gỗ và xác lột ra ngồi. Xén tóc thường tấn cơng vào những cây to, có tán lá bị chèn ép. Những cây bị xén tóc hại có nsshiều đường hang trong thân cây làm cây suy yếu, đỗ gẫy và chết.

Tuy nhiên, việc phòng trừ sâu bệnh hại cây Đước và rừng ngập mặn rất khó khăn vì khi dùng thuốc hóa học sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh vật thủy sinh. Đặc biệt, cây Đước không nên giữ nước trong mùa khô để hạn chế sự phát sinh bệnh (điều này mâu thuẫn với phịng cháy rừng). Có thể hạn chế bằng cách điều tiết để giữ được độ ẩm đất khỏi

bị cháy rừng, mặt khác không ảnh hưởng đến sức khỏe của cây để cây Đước có khả năng chống chịu được với sâu bệnh. Tuy nhiên, gia tăng tình trạng ngập úng do mực nước biển dâng và lượng mưa trong tương lai là yếu tố gây phát triển dịch bệnh, sâu hại trên rừng Đước vùng nội đồng tỉnh Bến Tre.

1.5.7. Tác động do con người

Hiện nay, việc phục hồi và phát triển rừng phòng hộ là yêu cầu cấp thiết nhằm ổn định và chống xói lở bờ biển, đồng thời bảo vệ và duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn có giá trị sinh học cao. Mặc dù vậy, hiện nay việc khai thác rừng ngập mặn bừa bãi để lấy gỗ hoặc tự ý cải tạo đào đất, bơm hút cát để làm bãi nuôi trồng thủy sản (tơm, cua, nghêu, sị,…) vẫn diễn ra vượt quá phạm vi đã quy hoạch, ảnh hưởng chương trình phục hồi rừng ngập mặn.

Trong những năm gần đây một thế mạnh to lớn trên đất ngập mặn đã khơi dậy và phát triển mạnh, đo là nghề nuôi tôm. Một nghề đầu tư khơng cao, lao động lại ít vất vả, nhưng lại cho thu nhập cao hơn từ 5 đến 10 lần so với thu nhập nghề rừng mang lại. Hơn nữa nghề nuôi tơm (ni tơm quảng canh), lại có 2 lần thu hoạch tơm trong 1 tháng, như vậy quá nhanh so với sản xuất nông nghiệp cần sau 3 đến 4 tháng. Còn kinh doanh rừng Đước phải cần tới từ 15 năm đến 20 năm mới cho thu nhập sản xuất. Do đó diện tích rừng bị tàn phá để làm đầm ni tơm.

Các kết quả điều tra đất rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau cho thấy: 89 % diện tích là đất phèn tiềm tàng. Trong số 67.072 ha đất rừng ngập mặn đã bị tàn phá để lấy đất xây dựng các đầm ni tơm có tới 95 % diện tích này là ni tôm quảng canh và không kết hợp trồng rừng ngập mặn. Tỷ lệ diện tích đào mương sâu 100 cm đến 120 cm chiếm 50%, có khoảng 31.500 ha đất phèn tiềm tàng đã bị đào lật tầng đất sinh phèn đắp lên các bờ bao và bờ mương trong các đầm ni tơm. Q trình phèn hóa đã xảy ra dữ dội, đặc biệt trong mùa khô. Chúng ta dễ dàng thấy các lớp muối phèn màu trắng hoặc trắng vàng, bám đầy trên các mặt bờ mương. Tới đầu mùa mưa, nước mưa đã hòa tan các muối phèn này, chảy vào các nguồn nước trong các đầm ni tơm, sau đó gây ơ nhiễm nước tới cả một vùng rộng lớn, làm giảm sút mạnh nguồn tôm giống tự nhiên và nguồn thức ăn của tôm cá trong vùng.

Sự đào mương đắp bờ (nuôi tơm) cịn làm thay đổi sâu sắc các tính chất của đát ngập mặn.

- Trên các bờ mương, bờ bao, không bao giờ được ngập nước triều, do đó khơng thể trồng lại các cây rừng ngập mặn, nhưng lại vẫn bị mặn nên cũng không thể trồng các cây nông nghiệp.

- Dưới mương thường xuyên ngập nước, cũng khơng thích hợp đối với các cây rừng ngập mặn.

- Sự đắp bờ, bao ví xây dựng các đầm ni tơm một cách tự phát, thiếu qui hoạch trong sản xuất đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình ngập triều theo qui luật tự nhiên trong toàn khu vực. Nhiều khu rừng ngập mặn nằm sâu bên trong, do bị bao ví khơng trao đổi được với nước triều theo qui luật tự nhiên, nước bị tù đọng lâu ngày, thiếu oxy, cây rừng đã bị vàng lá, sau đó bị chết hàng loạt.

- Do nguồn nước trong các đầm nuôi tôm bị nhiễm bẩn nhiệt độ của nước lên cao trong mùa nắng, nhiều tảo sợi đa bào phát triển (Oscillatoria), gây ra nước thiếu oxy hịa tan, cần thiết cho tơm, nhất là vào ban đêm. Khi tảo phát triển cực thịnh (trong đó có cả các loại tảo độc đối với tơm) rồi chết, bị vi sinh vật phân hủy trong môi trường ngập nước thiếu oxy, sinh ra nhiều khí H2S dẫn đến tôm chết hàng loạt. Từ tác động trên gây hại đến hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Trong nhiều nghiên cứu, rừng Đước trồng trong các đầm nuôi tơm càng phát triển thì những ảnh hưởng xấu đó càng gia tăng. Thậm chí, ở một số nơi nếu không thay nước trong vng tơm hợp lý, cịn làm chết cả rừng Đước trồng trong các đầm ni tơm.

Bên cạnh đó, việc phát triển vùng ven biển hơn nữa phục vụ cơ sở hạ tầng giao thông, nơi trú đậu tàu thuyền và các dịch vụ nghề cá khác dẫn đến sự suy giảm rừng ngập mặn và dẫn tới sự gia tăng các vấn đề về chất lượng và gây ô nhiễm rừng ngập mặn do sự xả thải bất hợp lý dầu mỡ và vật liệu xây dựng, Sử dụng các dịch vụ hiện tại sẽ dẫn đến sự suy thoái hơn nữa các hệ sinh thái rừng ngập mặn và cửa sông.

1.5.8. Biện pháp khắc phục

Từ những tác động trên cho thấy tác động do con người cần được xem xét tích cực nhằm hạn chế tác động xấu đến rừng cũng như cần nghiên cứu những biện pháp quản lý rừng để cho rừng phát triển cũng như tác động các biện pháp lâm sinh vào rừng kịp thời nhằm nâng cao chất lượng rừng, nghiên cứu hạn chế việc sạt lở, đất trượt… cũng như nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại cây rừng để từ đó có biện pháp

phịng trừ thích hợp. Cần triển khai việc thu dọn các cây chết do sét đánh và nhanh chóng trồng lại rừng để khơng có những khoảng trống trong rừng. Việc phát triển ni trồng thủy sản là cần thiết nhằm nâng cao cuộc sống của người dân nhưng cần có quy họach và xây dựng đồng bộ để tránh ô nhiễm và lây lan dịch bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất và thiệt hại về tài chánh cho người dân. Các cơng trình xây dựng trong rừng cần được đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm túc để tránh những tác động xấu trong tương lai.

Để khắc phục tình hình sâu bệnh hại cây rừng có những biện pháp được đề xuất sau đây:

Biện pháp trước mắt:

- Đối với các cây chết khô do sét đánh, ứ nuớc, cần điều tra, thống kê số lượng để có kế hoạch chặt hạ nhằm tạo điều kiện cho cây tái sinh.

- Trên những vùng đước chết trên diện rộng cần tiến hành thiết kế trồng lại rừng với lồi cây thích hợp.

- Những cây bị sâu đục thân, nấm bệnh cần thu gom và đốt để tránh lây lan. - Dọn sạch các tổ mối và vệ sinh rừng để không tạo điều kiện cho sâu phát triển. - Kiến nghị với cơ quan ban ngành có thẩm quyền xem xét và cho phép tỉa thưa để tạo điều kiện cho ánh sáng lọt xuống sàn rừng, cây sinh trưởng và phát triển cân đối giữa đường kính và chiều cao cây, cây tái sinh nhằm nâng cao chất lượng rừng và rừng có nhiều tầng tán

Biện pháp lâu dài:

- Cần tiến hành tổ chức điều tra, nghiên cứu sâu bệnh trên diện rộng để có biện pháp dự báo, phòng trừ lâu dài cũng như đề xuất các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM.

- Rừng Đước trồng ở Bến Tre từ 7 đến 35 năm nên cần có biện pháp lâm sinh phù hợp để chăm sóc, chuyển hóa rừng lớn tuổi bằng những khu rừng có tuổi trẻ hơn thơng qua tỉa thưa chăm sóc khai thác theo băng và trồng lại rừng mới nếu điều kiện cho phép.

- Đối với rừng Bến Tre là rừng trồng chiếm khỏang 70% nên cần xin tỉnh và các cơ quan bộ ngành liên quan có quy chế riêng để tác động vào rừng để tạo cho rừng thành nhiều tầng tán và đa dạng loài và nâng cao đa dạng sinh học.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BẾN TRE 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.394,6 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên dài 82 km).

Điểm cực Bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' Bắc, điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 10020' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106048' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105057' Đơng.

Phạm vi, ranh giới: Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sơng Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sơng Cổ Chiên, phía Đơng giáp Biển Đơng với chiều dài bờ biển 65 km. Bốn con sông lớn: Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng đước trồng tại tỉnh bến tre (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)