Tổng quan ngành cao su thiên nhiên Việt Nam và đặc điểm của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại công ty TNHH MTV cao su dầu tiếng đến năm 2020 (Trang 29 - 31)

1.3.1. Tổng quan về ngành sản xuất cao su thiên nhiên

Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba thế giới về sản lượng khai thác cao su thiên nhiên, đạt gần 949,6 ngàn tấn (theo số liệu từ Tổng cục Thống kê), chiếm tỷ trọng khoảng 7,9% và đứng thứ tư về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới, chiếm 12,4% tổng lượng xuất khẩu của các nước thành viên trong Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC).

Diện tích trồng cao su tại Việt Nam tính đến cuối năm 2013 là 920,5 ngàn ha. Xét về sản lượng khai thác, Việt Nam vẫn xếp sau hai cường quốc là Thái Lan và Indonesia, nhưng xét về năng xuất khai thác thì Việt Nam đã vượt Ấn Độ để dẫn đầu thế giới trong năm 2013.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên nội địa chỉ chiếm khoảng 17 - 18%, còn lại hơn 80% được xuất khẩu dưới dạng cao su nguyên liệu. Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong năm 2013 là Trung Quốc (47,1%), Malaysia (20,8%), Ấn Độ (8%), Hàn Quốc (3,3%), Đài Loan (2,8%), Đức (2,8%), Hoa Kỳ (1,5%)…

Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu cao su thiên nhiên nhiều nhất từ Campuchia, xếp tiếp theo lần lượt là Lào, Thái Lan, Malaysia… Cao su thiên nhiên nhập khẩu từ Lào tăng hơn 3,3 lần so với năm 2012 chủ yếu do diện tích cao su của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào đã bắt đầu được thu hoạch và được nhập vào Việt Nam để tiêu thụ trong nước hoặc tái xuất.

Theo số liệu thống kê, chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam cả về lượng lẫn giá trị là SVR 3L và SVR 10. Trong năm 2013, riêng hai dòng sản phẩm này tương ứng chiếm 43,9% và 22,6% tổng lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam. Riêng chủng loại SVR 20 được thế giới tiêu thụ nhiều nhất để sản xuất lốp xe thì Việt Nam lại giảm sản xuất và xuất khẩu năm 2013 chỉ chiếm 1,4%.

1.3.2. Đặc điểm của ngành sản xuất cao su thiên nhiên

Cây cao su được xem là loại cây cơng nghiệp thân thiện với mơi trường vì sau q trình lấy mủ để sản xuất cao su thiên nhiên và latex thì cuối đời thân cây sẽ được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ từ 22 – 30 độ C, cần mưa nhiều nhưng khơng chịu được sự úng nước và gió. Các nước Châu Á chiếm tới hơn 90% tổng diện tích trồng cao su thiên nhiên thế giới.

Cây cao su bắt đầu được khai thác khi đạt độ tuổi 6 – 7 năm. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn nhưng sau đó sẽ ngừng sinh mủ khi đạt độ tuổi 26 – 30 năm.

Cây cao su chỉ được thu hoạch trong 9 tháng (thường là 9 tháng cuối năm), 3 tháng còn lại khơng thu hoạch mủ vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch cây sẽ chết.

Giá cao su thiên nhiên phụ thuộc vào biến động giá dầu, tăng trưởng của ngành xe hơi do nhu cầu sản xuất săm lốp chiếm hơn 70% mức tiêu thụ cao su toàn cầu. Ngồi ra giá cao su thiên nhiên cịn phụ thuộc vào thời tiết, thiên tai và dịch bệnh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã nêu tổng quan các khái niệm, các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, nội dung chương 1 đã trình bày một số các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong đó, nhóm chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu đánh giá về 3 khía cạnh phi tài chính của mơ hình (BSC) đó là: khách hàng, quá trình kinh doanh nội tại, và học tập – tăng trưởng. Việc bổ sung các chỉ tiêu phi tài chính dựa theo mơ hình Thẻ điểm Cân bằng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu sẽ bổ sung cho cách đánh giá hiệu quả thông thường trước đây mà chủ yếu chỉ dựa vào các chỉ tiêu tài chính.

Cơ sở lý thuyết được trình bày trong chương 1 là căn cứ quan trọng để vận dụng vào đánh giá hiệu quả xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, từ đó đề xuất những giải pháp ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CAO SU Ở CÔNG TY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại công ty TNHH MTV cao su dầu tiếng đến năm 2020 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)