Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại công ty TNHH MTV cao su dầu tiếng đến năm 2020 (Trang 81 - 84)

3.3.1. Đối với quản lý nhà nƣớc

* Về công tác quy hoạch phát triển cây cao su

Trong nhiều năm qua, do công tác quy hoạch trồng cao su chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉ chú ý phát triển theo chiều rộng nên đã bố trí một số diện tích cây cao su khơng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su, giảm sản lượng mủ khai thác, gây hậu quả không tốt đến sản xuất cũng như mở rộng thị trường.

Ngoài ra, vườn cây cao su chưa được thâm canh đúng quy trình ngay từ đầu đã dẫn tới việc kéo dài thời gian dự kiến cơ bản, số cây đủ tiêu chuẩn cho mủ đạt tỷ lệ thấp. Chính điều đó đã địi hỏi Chính phủ phải có các văn bản chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển cây cao su một cách rõ ràng, chính xác.

* Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến

Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho cơng nghệ chế biến. Bên cạnh đó, cần tăng cường xây dựng các phịng thí nghiệm cao su do Nhà nước quản lý để đảm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi cây cao su cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế thì cơng tác mở rộng thị trường sẽ đạt hiệu quả hơn.

* Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu cao su

Kinh nghiệm một số nước thành công trong lĩnh vực xuất khẩu cao su cho thấy cần phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. Để xúc tiến xuất khẩu cao su, Chính phủ cần tập trung thực hiện các hoạt động như:

- Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường đối với ngành hàng cao su ở từng khu vực thị trường.

- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngành cao su thiên nhiên. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền… tới người sản xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài, ổn định và phù hợp với nhu cầu khách hàng.

- Cung cấp các thông tin về những ưu thế của sản phẩm cao su thiên nhiên trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ về sản phẩm cao su của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nước.

- Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu và thơng tin thị trường vì thực hiện tốt cơng tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội thị trường. Nhưng để thực hiện tốt cơng tác này, một mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương và Bộ quản lý chuyên ngành. Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán ký kết thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp những hướng xuất khẩu mới có hiệu quả hơn.

- Phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành cao su thiên nhiên Việt Nam, có chính sách đầu tư và nâng cao chất lượng cho hàng xuất khẩu.

* Hồn thiện các chính sách để khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp xuất khẩu cao su

- Hoàn chỉnh khuôn khổ pháp luật theo nền kinh tế thị trường và đổi mới các chính sách xuất nhập khẩu để khuyến khích hoạt động xuất khẩu cao su.

- Chính phủ cần ban hành các chính sách quản lý ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD so với đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu.

- Chú trọng đến công tác quản lý các hoạt động xuất khẩu, từng bước bãi bỏ các thủ tục không cần thiết để tiền kiệm thời gian, tiền của, công sức cho các doanh nghiệp. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống Hải quan điện tử, hạn chế các lỗi phát sinh để khơng làm ảnh hưởng đến quy trình hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Nhà nước cần ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn, cắt giảm các thủ tục hành chính trở ngại về thuế. Hỗ trợ lãi suất vay vốn và tín dụng đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên, giảm chi phí thực hiện xuất khẩu như phí cầu cảng, kho bãi…

3.3.2. Đối với Hiệp hội Cao su Việt Nam

Trong thời gian qua, ngành cao su Việt Nam ở trong tình trạng khơng có sự quản lý thống nhất của một cơ quan chức năng nào nên hiện tượng phát triển sản xuất và mua bán các sản phẩm cao su diễn ra khá phổ biến, làm giảm hiệu quả xuất khẩu cao su. Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu cao su chủ yếu trên thế giới cho thấy, cần một tổ chức có chức năng quản lý thống nhất tồn ngành và tổ chức này thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết, phổ biến chính sách của nhà nước đối với ngành cao su.

Do vậy, để nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội và phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn trong việc rà sốt lại chiến lược và quy hoạch phát triển, theo dõi và giám sát việc thực hiện quy hoạch đất trồng cao su, góp phần thực hiện tốt mục tiêu nâng cao giá trị và điều chỉnh hợp lý cơ cấu các mặt hàng cao su xuất khẩu.

- Thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại trong Chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia, tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia ngành cao su thiên nhiên Việt Nam.

- Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường, cần tập trung vào các thông tin và dự báo chiến lược về tình hình thị trường và giá cả cao su trên thế giới để các doanh nghiệp có các giải pháp chiến lược cho phù hợp

- Tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, xuất khẩu cao su Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại công ty TNHH MTV cao su dầu tiếng đến năm 2020 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)