Đánh giá chung về hiệu quả xuất khẩu cao su tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại công ty TNHH MTV cao su dầu tiếng đến năm 2020 (Trang 62 - 69)

MTV Cao su Dầu Tiếng

2.2.4.1. Những thành quả đạt đƣợc

Dựa trên những thông tin thu thập được từ các báo cáo về hoạt động xuất khẩu cao su của Công ty Dầu Tiếng giai đoạn 2010 – 2013, kết hợp với việc phân tích và đánh giá hiệu quả xuất khẩu (được trình bày trong mục 2.2.2) cho thấy Cơng ty đã đạt được một số thành quả như sau:

- Công ty Cao su Dầu Tiếng luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu về xuất khẩu cao su thiên nhiên trong các cơng ty thành viên trực thuộc Tập đồn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Lượng cao su xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 đều chiếm trên 80% tổng lượng cao su tiêu thụ trong năm, nhờ đó ln đạt 100% so với kế hoạch của ban lãnh đạo đề ra.

- Trước tình hình dư thừa cao su thiên nhiên trên thế giới do nguồn cung tăng nhanh hơn nhu cầu đã khiến kim ngạch xuất khẩu cao su của Cơng ty đang có xu hướng giảm dần, dù gặp khó khăn nhưng lợi nhuận từ xuất khẩu cao su vẫn đạt từ 100% trở lên so với mục tiêu kế hoạch đề ra hàng năm.

- Thương hiệu Cao su Dầu Tiếng tiếp tục được duy trì là một thương hiệu có danh tiếng và truyền thống lâu đời trong ngành cao su thiên nhiên Việt Nam, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Trong nhiều năm qua, Công ty luôn nằm trong danh sách những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Cơng Thương lựa chọn và công bố.

- Các chủng loại cao su xuất khẩu chính của Cơng ty như SVR CV60, SVR CV50 và SVR 3L đều là những chủng loại đạt chất lượng cao, mang lại giá trị xuất khẩu lớn.

- Khả năng giữ chân các khách hàng truyền thống được thực hiện khá tốt, Công ty Dầu Tiếng chỉ bị mất một vài khách hàng nhỏ trong giai đoạn khảo sát. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty là các quốc gia phát triển như Đức, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Đài Loan. Khách hàng tiêu thụ tại các thị trường này hầu hết đều là khách hàng truyền thống, có mối quan hệ hợp tác ổn định và lâu dài với Công ty.

- Về mức độ thỏa mãn khách hàng, tình trạng khiếu nại và than phiền đã giảm dần từ năm 2010 - 2013. Theo báo cáo tổng hợp từ phòng KD – XNK của Công ty Dầu Tiếng trong năm 2013, các tiêu chí như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, chứng từ, giải quyết khiếu nại được đánh giá ở mức tốt đều vượt trên 74%, cao hơn năm trước đó. Điều này cho thấy Cơng ty đang cố gắng từng bước để gia tăng mức độ hài lịng cho khách hàng, khơng để xảy ra các khiếu nại nghiêm trọng.

- Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của Cơng ty được tổ chức thức hiện một cách chặt chẽ, tất cả các nhân viên đều tuân thủ tốt theo các bước trong quy trình cũng như đáp ứng theo các tiêu chuẩn ISO quốc tế.

- Trong năm 2013, Công ty cũng khơng để xảy ra tình trạng giao hàng trễ hạn, nhờ đó đã đạt được mục tiêu kế hoạch mà lãnh đạo đề ra. Số lượng các đơn hàng bị trả lại trong giai đoạn được khảo sát hầu như rất ít và Cơng ty đang kiểm sốt tốt quy trình giao hàng để hạn chế các hao phí phát sinh.

- Về tình hình nhân sự, trong thời kỳ khảo sát thì số lượng các nhân sự chủ chốt tại Phịng KD – XNK khơng có sự thay đổi nào, chỉ có vài sự thay đổi nhỏ ở các vị trí cấp dưới, do đó góp phần giúp ổn định tình hình nhân sự cho hoạt động xuất khẩu và Công ty giữ chân được những cán bộ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm lâu năm.

- Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo cho cán bộ nhân viên tại phòng KD - XNK ln được Cơng ty quan tâm duy trì. Tất cả nhân viên đều tích cực tham gia các lớp đào tạo do Công ty tổ chức để nâng cao trình độ bản thân và hiệu quả từ cơng tác đào tạo được đánh giá khá tốt.

2.2.4.2. Những hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, Công ty Dầu Tiếng vẫn đang gặp phải một số hạn chế như sau:

- Lượng cao su xuất khẩu của Cơng ty Dầu Tiếng đang có xu hướng giảm nhẹ và thị phần xuất khẩu so với tổng thể thị trường Việt Nam đã giảm đáng kể từ 5,5% xuống còn 3,2% trong giai đoạn 2010 – 2013, kết hợp với tình trạng dư thừa nguồn cung và giá bán giảm đã góp phần tác động khiến lợi nhuận xuất khẩu của Công ty giảm dần kể từ năm 2011. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty cũng đã giảm mạnh trong năm 2013, và kém hiệu quả hơn khi so sánh với công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực là công ty CP Cao su Tây Ninh.

- Hàng năm, trong các báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Dầu Tiếng đều đề ra phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế tiếp, tuy nhiên Công ty vẫn chưa đưa ra được một chiến lược kinh doanh cụ thể cho hoạt động kinh doanh nội địa và xuất khẩu, cũng như không xác định sứ mệnh và tầm nhìn của Cơng ty trong lĩnh vực hoạt động.

- Số lượng khách hàng hiện tại của Công ty đa phần đều là những khách hàng truyền thống, số lượng khách hàng mới hầu như rất ít, điều này đã làm cho thị phần của Cơng ty trên thị trường khơng có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2010 - 2013. Đây cũng là lý do có trên 60% các ý kiến được khảo sát cho rằng khả năng thu hút khách hàng của Cơng ty chỉ ở mức trung bình, qua đó cho thấy khả năng mở rộng thị trường của Cơng ty cịn hạn chế, chưa giành được nhiều khách hàng mới trên thị trường.

- Các khiếu nại từ khách hàng nhập khẩu được đánh giá giảm dần qua các năm nhưng Công ty vẫn gặp phải một số vấn đề cần lưu ý như các khiếu nại về chất lượng hàng hóa trong năm 2013 tăng khá cao so với năm trước đó. Bên cạnh đó, vẫn có ý kiến của khách hàng cho rằng thời gian giải quyết các khiếu nại của Cơng ty vẫn cịn chậm, cần được cải thiện.

- Tình hình nhân sự tại phịng KD – XNK của Cơng ty trong thời gian dài khơng có nhiều sự thay đổi, trong đó phần lớn là các nhân viên có trên 10 năm làm việc tại Cơng ty vì vậy có thể sẽ thiếu đi các nhân tố mới.

- Các chi phí đầu tư cho cơng tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tồn Cơng ty có phần sụt giảm trong năm 2013 khi so với năm 2011 (giảm 23%), do vậy chi phí đào tạo cho các cán bộ liên quan trực tiếp đến công tác xuất khẩu cũng bị cắt giảm theo.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

Để kiểm chứng lại những hạn chế đã được trình bày ở phần trên cũng như để tìm hiểu và phân tích sâu hơn về nguyên nhân của những hạn chế, luận văn đã thực hiện phỏng vấn chuyên gia (xem bảng câu hỏi phỏng vấn trong phụ lục 8) đối với các cán bộ quản lý đang là những nhân sự chủ chốt, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý trực tiếp hoạt động xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng. Các cán bộ quản lý được lựa chọn để phỏng vấn chuyên gia trong luận văn này đều là những cán bộ có kinh nghiệm cơng tác, giữ vị trí quan trọng trong Cơng ty và đáp ứng được những tiêu chuẩn chung như: có tối thiểu 5 năm làm làm việc tại Cơng ty, có sự hiểu biết nhất định về hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên, tình hình thị trường trong và ngồi nước cũng như nắm rõ định hướng phát triển của Công ty… Trên cơ sở này, tác giả đã quyết định chọn phỏng vấn 3 cán bộ quản lý, với danh sách được liệt kê trong bảng 2.20

Bắt đầu cuộc phỏng vấn, tác giả sẽ trình bày mục đích của cuộc phỏng vấn và nêu lên thực trạng hiệu quả xuất khẩu cao su cũng như những hạn chế mà Công ty Dầu Tiếng đang gặp phải, qua đó làm cơ sở để các cán bộ quản lý đưa ra nhận định cụ thể về nguyên nhân của những hạn chế.

Bảng 2.20: Danh sách các cán bộ quản lý được phỏng vấn

Cán bộ quản lý Chức vụ Thâm niên cơng tác (năm)

Ơng Nguyễn Thành Được Phó Tổng Giám đốc 13 năm

Ơng Nguyễn Tuấn Khanh Trưởng Phịng KD - XNK 11 năm

Dựa trên việc phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên tại Công ty Cao su Dầu Tiếng, cùng với tổng hợp các nhận định từ các cán bộ quản lý được phỏng vấn (được trình bày trong phụ lục 9), luận văn đã đưa ra nguyên nhân của những hạn chế như sau:

- Do tác động từ nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới đang tăng chậm lại; cùng với tình trạng bệnh trên vườn cây cao su xảy ra nhiều và phần lớn diện tích vườn cây kinh doanh của Công ty Dầu Tiếng đã già cỗi nên năng suất thu hoạch bị sụt giảm, ảnh hưởng đến sản lượng cao su chế biến hàng năm; từ đó đã ảnh hưởng đến lượng cao su xuất khẩu của Công ty. Đồng thời, giá bán cao su đang giảm dần kể từ tháng 02/2011 do cung vượt cầu kết hợp với chi phí nguyên vật liệu đầu vào gia tăng khiến doanh thu và lợi nhuận từ xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng đang biến động theo chiều hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2013.

- Hiện tại Công ty chưa đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh trong nước và xuất khẩu, lý do một phần là vì Cơng ty hoạt động chủ yếu theo sự chỉ đạo của công ty mẹ là Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam, các mục tiêu kế hoạch kinh doanh chịu sự chi phối của Tập đoàn và thực hiện công việc kinh doanh xuất khẩu dựa trên kinh nghiệm sẵn có và phương hướng nhiệm vụ trong ngắn hạn.

- Trong hoạt động xuất khẩu cao su, Cơng ty Dầu Tiếng khơng có nhiều khách hàng mới trong giai đoạn 2010 – 2013 vì chưa đầu tư xây dựng phịng marketing, do đó Cơng ty gặp nhiều hạn chế trong việc phát triển thị trường xuất khẩu, thiếu các chương trình quảng bá sản phẩm và thương hiệu để chủ động trong việc tìm kiếm thêm các khách hàng mới. Hiện tại, khách hàng mới của Cơng ty tự tìm đến dựa vào danh tiếng sẵn có trên thị trường Việt Nam hoặc được cơng ty mẹ Tập đồn giới thiệu đến.

- Dù công tác quản lý chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu được Công ty Dầu Tiếng thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, tuy nhiên Công ty vẫn gặp một số hạn chế như máy móc thiết bị thiếu cải tiến, một số cán bộ quản lý chất lượng có trình độ tay nghề chưa cao, chất lượng mủ thu mua từ tiểu điền để làm nguyên liệu đầu vào

chưa đồng đều… đã ảnh hưởng đến chất lượng của một số lô hàng xuất khẩu, dẫn đến các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm tăng cao trong năm 2013. Vì vậy Cơng ty cần khắc phục các hạn chế này để gia tăng sự hài lịng cho khách hàng. Ngồi ra, mặc dù có quy mơ hoạt động xuất khẩu dẫn đầu Tập đồn, có mối quan hệ nhiều đối tác tại các nước phát triển nhưng Công ty Dầu Tiếng chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng để tiếp nhận các phản hồi từ khách hàng; các hoạt động này đều do phòng KD – XNK đảm nhận và làm đầu mối. Vì vậy, cũng ảnh hưởng đến thời gian tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

- Theo ý kiến đánh giá thì hiện tại các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại phòng KD – XNK chỉ ở mức trung bình, nguyên nhân một phần là do tình hình kinh doanh khơng thuận lợi trong năm 2013 dẫn đến nguồn kinh phí cho cơng tác đào tạo của tồn Cơng ty bị cắt giảm, ảnh hưởng đến số lượng các lớp đào tạo được tổ chức.

2.2.4.3. Những thuận lợi và khó khăn

a/ Thuận lợi

- Ngành cao su được Chính phủ xác định là một trong những ngành tập trung phát triển mạnh và nhận được nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, với quy hoạch phát triển theo các vùng, miền có thế mạnh như Đơng Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, Duyên Hải Nam Trung Bộ.

- Chi phí sản xuất trong ngành cao su tại Việt Nam thấp cũng là yếu tố hỗ trợ sự phát triển của ngành nói chung và của Cơng ty Dầu Tiếng nói riêng.

- Các ngành sản xuất lốp xe, ô tô, xe máy, máy bay, găng tay, máy móc… ngày càng phát triển và nhu cầu sử dụng cao su để làm nguyên liệu đầu vào vẫn đang tiếp tục gia tăng.

- Tính đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã giảm thuế xuất khẩu với tất cả các chủng loại cao su thiên nhiên xuống 0%. Điều này đã giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi giá giảm mạnh, tạo điều kiện đa dạng hóa các chủng loại cao su xuất khẩu.

b/ Khó khăn

- Ngành cao su trong nước đang gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích gieo trồng tại những vùng trồng cao su truyền thống.

- Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su ngày càng gay gắt về cả chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm cao su xuất khẩu, một điểm mà ngành cao su Việt Nam vẫn còn hạn chế.

- Giá cao su thế giới vẫn ở mức thấp sau thời gian liên tiếp sụt giảm từ đầu năm 2011 đến năm 2013, đây là kết quả từ việc nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu vẫn tăng trưởng khá ổn định trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng chậm lại do suy giảm kinh tế toàn cầu. Thực tế này khiến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng hạn chế hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, đồng thời phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013.

Luận văn đã phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu cao su của Công ty Dầu Tiếng trong giai đoạn 2010 – 2013 theo hai phương diện tài chính và phi tài chính. Các chỉ tiêu đánh giá về phương diện tài chính được phân tích dựa trên số liệu từ các báo cáo về kinh doanh xuất khẩu của Công ty, trong khi các chỉ tiêu đánh giá về phương diện phi tài chính được phân tích dựa trên những thông tin thu thập về những vấn đề liên quan và kết hợp với khảo sát các cán bộ nhân viên tại phịng KD – XNK.

Thơng qua đó, luận văn đã phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su của Công ty Dầu Tiếng trong chương 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại công ty TNHH MTV cao su dầu tiếng đến năm 2020 (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)