Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại công ty TNHH MTV cao su dầu tiếng đến năm 2020 (Trang 41)

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Phịng KD - XNK Cơng ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng

Hình 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên của công ty Cao su Dầu

Tiếng và của Việt Nam trong năm 2013

Các thị trường xuất khẩu chính của Cơng ty được phân bố tương đối đồng đều trong đó thị trường có lượng xuất khẩu nhiều nhất của Cơng ty trong năm 2013 là Đức (chiếm 20,6%), xếp tiếp theo lần lượt là Nhật Bản (17,5%), Hàn Quốc (17,2%), Đài Loan (16,2%), Trung Quốc (8%)… Các thị trường xuất khẩu lớn của Cơng ty được duy trì ổn định và khơng có sự thay đổi đáng kể, trong đó Châu Á vẫn là thị trường dẫn đầu của Công ty khi luôn chiếm tỷ trọng khoảng 60% trong suốt giai đoạn 2010 – 2013.

Các thị trường xuất khẩu lớn của Công ty không tương đồng so với tổng thể thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2013, trong đó xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào 3 thị trường lớn nhất là Trung Quốc (47,5%), Malaysia (21%) và Ấn Độ (8%).

2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng Cao su Dầu Tiếng

Để tìm hiểu và phân tích hiệu quả xuất khẩu cao su tại Công ty Cao su Dầu Tiếng, luận văn đưa ra nhận định và đánh giá dựa trên phương diện là tài chính và phi tài chính, trong đó phương diện phi tài chính bao gồm khách hàng, quá trình kinh doanh

xuất khẩu nội tại và học tập – tăng trưởng. Đồng thời, luận văn kết hợp với thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi (được trình bày trong phụ lục 4) để xác minh lại tính chính xác, phù hợp của các nhận định và đánh giá đã được đưa ra.

* Cách chọn mẫu để khảo sát:

- Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu theo phương pháp phán đoán)

- Do các vấn đề cần khảo sát của liên quan đến hoạt động xuất khẩu nên đối tượng khảo sát được lựa chọn là tất cả các nhân viên đang làm việc tại Phòng KD – XNK.

* Cách thiết kế bảng câu hỏi:

- Nội dung bảng câu hỏi: nhằm khảo sát các vấn đề về hoạt động xuất khẩu cao su tại Công ty Dầu Tiếng theo những chỉ tiêu liên quan đã được đề cập theo hai phương diện tài chính và phi tài chính trong chương I.

- Các câu hỏi được sử dụng là dạng câu hỏi đóng và các thơng tin cần thu thập được đo lường bằng thang đo Likert.

- Bảng câu hỏi sau khi thiết kế xong sẽ tiến hành tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý Phòng KD – XNK để điều chỉnh và tiến hành phỏng vấn thử để có được bảng câu hỏi hoàn chỉnh cuối cùng.

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý dữ liệu thu thập được từ khảo sát. Kết quả của bảng khảo sát đã được tổng hợp và trình bày trong phụ lục 5 và 6.

2.2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu về mặt tài chính

a/ Chỉ tiêu lợi nhuận

Dựa trên các số liệu kết quả kinh doanh xuất khẩu cao su hàng năm từ phịng KD – XNK và phịng Tài chính Kế tốn, luận văn đã tính tốn chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu cao su trong giai đoạn 2010 – 2013 (được trình bày trong bảng 2.10).

Bảng 2.10: Kết quả xuất khẩu cao su của Công ty Cao su Dầu Tiếng, 2010 – 2013 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Thực hiện So với KH (%) Thực hiện So với KH (%) Thực hiện So với KH (%) Thực hiện So với KH (%) Doanh thu XK 2.301,2 128,8 3.105,3 123,1 2.087,7 98,5 1.650,8 104,1 Chi phí XK 1.418,5 1.989,1 1.208,6 1.360,6 Lợi nhuận XK 882,7 158,9 1.116,2 125,9 879,1 152,0 290,2 100,8 Tăng/giảm (%)

so với năm trước 26,5 -21,2 -67,0

Nguồn: Phịng KD – XNK và Phịng Tài chính Kế tốn Cơng ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng

Hình 2.9: Doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu cao su của Công ty Dầu Tiếng, 2010-2013

Nhờ thuận lợi từ giá cao su thiên nhiên tăng đột biến nên dù lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu giảm so với năm 2010 nhưng lợi nhuận xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng năm 2011 đạt 1.116 tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2010. Sau đó, trước tình hình cung vượt cầu và tăng trưởng kinh tế thế giới trì trệ đã khiến cho giá bán cao su sụt giảm mạnh và kéo dài đến năm 2013 (giảm 41,4% so với năm 2011), trong khi giá thành chỉ giảm 24,6%, dẫn đến lợi nhuận xuất khẩu của Công ty cũng giảm mạnh; cụ thể đến năm 2013 lợi nhuận xuất khẩu chỉ đạt 290 tỷ đồng, giảm 74,0% so với đỉnh điểm vào năm 2011.

Hình 2.10: Giá thành tiêu thụ bình quân và giá bán cao su xuất khẩu của Công ty

Dầu Tiếng, giai đoạn 2010 - 2013

Trong giai đoạn 2010 – 2013, mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu cao su của Công ty Dầu Tiếng đều đạt ở mức tốt. Cụ thể, lợi nhuận từ xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty qua các năm đều vượt trên 100% so với mục tiêu kế hoạch đề ra, trong đó cao nhất là năm 2010 đạt 158,9% kế hoạch. Đến năm 2013, do gặp nhiều yếu tố bất lợi từ thị trường đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên lợi nhuận xuất khẩu đạt được chỉ vừa tròn với mục tiêu kế hoạch là 100,8%.

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát thực tế tại phịng KD – XNK thì doanh thu xuất khẩu cao su từ các khách hàng truyền thống đã biến động giảm dần trong khi doanh thu xuất khẩu từ khách hàng mới lại không cho thấy sự gia tăng đáng kể, do đó đây là một trong những nguyên nhân góp phần khiến kim ngạch và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu cao su của Công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 giảm dần.

Bảng 2.11: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu trong tổng lợi nhuận của Công ty Dầu Tiếng,

giai đoạn 2010 – 2013 (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Lợi nhuận XK 882,7 1.116,2 879,1 290,2

Tổng lợi nhuận 1.185,4 1.917,3 1.552,6 663,9

Tỷ trọng lợi nhuận XK (%) 74,5 58,2 56,6 43,7

Hoạt động sản xuất kinh doanh cao su thiên nhiên là hoạt động chính yếu mang lại nguồn thu cho Công ty Dầu Tiếng, trong đó xuất khẩu đóng vai trị vơ cùng quan trọng khi ban lãnh đạo của Công ty luôn đề ra mục tiêu lượng cao su xuất khẩu phải chiếm trên 80% lượng cao su thiên nhiên tiêu thụ hằng năm, do đó lợi nhuận từ xuất khẩu cao su ln được mong đợi sẽ đóng góp phần lớn vào tổng lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên trong giai đoạn 2010 - 2013 thì tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận xuất khẩu cao su vào tổng lợi nhuận hằng năm của Công ty ngày càng giảm, không như mong đợi của ban lãnh đạo. Cụ thể, trong năm 2010 tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu chiếm đến 74,5% thì đến năm 2013 đã giảm xuống chỉ còn 43,7%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như đã đề cập ở trên là do giá bán cao su của Công ty liên tục giảm kể từ năm 2011 đến 2013 do tình trạng dư thừa khi các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn trên thế giới đều gia tăng sản lượng, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại tăng chậm, do đó góp phần khiến lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu cao su của Công ty bị sụt giảm nhanh trong giai đoạn 2011 - 2013, dẫn đến tỷ trọng trong tổng lợi nhuận tồn Cơng ty cũng giảm theo.

Vì tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cao su, ban lãnh đạo Cơng ty Dầu Tiếng cần phải có những biện pháp hữu hiệu để đối phó với tình trạng giá giảm kết hợp với việc tiết giảm chi phí và mở rộng thị trường tiêu thụ để gia tăng lợi nhuận, góp phần cải thiện hiệu quả xuất khẩu cao su của Công ty.

b/ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:

Hai tỷ số lợi nhuận trên doanh thu và lợi nhuận trên chi phí từ hoạt động xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng sẽ được trình bày trong bảng 2.12. Bên cạnh đó, bảng 2.13 sẽ tổng hợp các số liệu về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trong hai năm 2012 và 2013 của hai cơng ty đối thủ cạnh tranh có quy mơ hoạt động trong ngành cao su thiên nhiên tương đương với Cơng ty Dầu Tiếng đó là Cơng ty CP Cao su Phước Hịa và Cơng ty CP Cao su Tây Ninh để làm căn cứ so sánh cụ thể hơn về chỉ tiêu này.

Bảng 2.12: Tỷ suất lợi nhuận XK trên doanh thu XK và chi phí XK của Cơng ty

Dầu Tiếng, giai đoạn 2010 – 2013 (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Doanh thu XK 2.301,2 3.105,3 2.087,7 1.650,8 Chi phí XK 1.418,5 1.989,1 1.208,6 1.360,6 Lợi nhuận XK 882,7 1.116,2 879,1 290,2

Lợi nhuận/Doanh thu 0,38 0,36 0,42 0,18

Lợi nhuận/Chi phí 0,62 0,56 0,73 0,21

Nguồn: Phịng KD – XNK và Phịng Tài chính Kế tốn Cơng ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng

Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận XK trên doanh thu XK và chi phí XK của Cơng ty CP

Cao su Phước Hịa và Cơng ty CP Cao su Tây Ninh trong năm 2012 và 2013

Chỉ tiêu 2012 2013 Cơng ty CP CS Phƣớc Hịa Cơng ty CP CS Tây Ninh Cơng ty CP CS Phƣớc Hịa Cơng ty CP CS Tây Ninh

Lợi nhuận/Doanh thu 0,26 0,26 0,13 0,24

Lợi nhuận/Chi phí 0,36 0,35 0,15 0,32

Nguồn: Phịng KD – XNK và Phịng Tài chính Kế tốn Cơng ty CP Cao su Phước Hịa và Tây Ninh

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng trong hai năm 2010, 2011 tương đối ổn định, lần lượt là 0,38 và 0,36. Trong năm 2012, tỷ suất lợi nhuận đã tăng nhẹ so với năm 2011 đạt 0,42. Nhưng đến năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã giảm mạnh chỉ cịn 0,18 cho thấy tỷ trọng chi phí trong doanh thu xuất khẩu năm 2013 tăng khá cao so với các năm trước. Dựa trên báo cáo tổng kết của Cơng ty trong năm 2013 thì ngun nhân chính khiến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2013 giảm mạnh là do giá nhiều loại vật tư, phân bón, nguyên liệu liên tục tăng đã làm tăng giá thành sản phẩm cao su, dẫn đến chi phí cho hoạt động xuất khẩu cũng tăng lên, kết hợp với doanh thu xuất khẩu sụt giảm.

Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu xuấu khẩu trong năm 2012 của Công ty Dầu Tiếng (0,42) ở mức tốt khi so sánh tương quan với hai công ty Cao su

Phước Hòa (0,26) và Tây Ninh (0,26), cho thấy một đồng doanh thu xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với hai công ty đối thủ. Tuy nhiên, đến năm 2013 do gặp nhiều yếu tố bất lợi như chi phí nguyên vật liệu tăng và giá bán giảm nên chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Cơng ty giảm chỉ cịn 0,18, dù vẫn cao hơn so với cơng ty Phước Hịa (0,13) nhưng thua kém khi so với công ty Tây Ninh (0,24). Do đó, trong thời gian tới Công ty cần chú trọng thực hiện tốt hơn nữa công tác quản trị chi phí để góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

 Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí từ hoạt động xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng cũng biến động tương tự như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Trong năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên đạt 0,53, giảm nhẹ so với 0,62 trong năm 2010. Sang năm 2012, tỷ số này tăng lên thành 0,73 cho thấy khả năng sử dụng chi phí đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn phân tích; nhưng sau đó tỷ số này đã giảm mạnh chỉ còn 0,21 trong năm 2013 do chịu tác động từ các yếu tố bất lợi như đã đề cập ở trên, dù cao hơn so với cơng ty Phước Hịa (0,15) nhưng thấp hơn công ty Tây Ninh (0,32).

c/ Hiệu suất sử dụng chi phí:

Dựa trên số liệu từ doanh thu và chi phí từ hoạt động xuất khẩu cao su của Cơng ty Dầu Tiếng, luận văn đã tính tốn chỉ số hiệu suất sử dụng chi phí trong xuất khẩu và được trình bày trong bảng 2.14. Tương tự như phần trên, chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng chi phí của cơng ty Phước Hịa và Tây Ninh trong năm 2012 và 2013 sẽ được tổng hợp ở bảng 2.15 để làm căn cứ so sánh.

Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng chi phí trong hoạt động xuất khẩu cao su của Công ty

Dầu Tiếng, giai đoạn 2010 – 2013 (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Doanh thu XK 2.301,2 3.105,3 2.087,7 1.650,8 Chi phí XK 1.418,5 1.989,1 1.208,6 1.360,6 Doanh thu/Chi phí 1,62 1,56 1,73 1,21

Bảng 2.15: Hiệu suất sử dụng chi phí trong hoạt động xuất khẩu cao su của của Công

ty CP Cao su Phước Hịa và Cơng ty CP Cao su Tây Ninh trong năm 2012 và 2013

Chỉ tiêu 2012 2013 Công ty CP CS Phƣớc Hịa Cơng ty CP CS Tây Ninh Công ty CP CS Phƣớc Hịa Cơng ty CP CS Tây Ninh Doanh thu/Chi phí 1,36 1,35 1,15 1,32

Nguồn: Phòng KD – XNK và Phịng Tài chính Kế tốn Cơng ty CP Cao su Phước Hòa và Tây Ninh

Chỉ số về hiệu suất sử dụng chi phí trong hoạt động xuất khẩu của Cơng ty cũng biến động tăng giảm liên tục trong giai đoạn 2010 – 2013. Trong năm 2011, hiệu suất sử dụng chi phí giảm so với năm trước đạt 1,56 cho thấy cứ mỗi một đồng chi phí mà Cơng ty bỏ ra vào hoạt động xuất khẩu thì mang lại 1,56 đồng doanh thu. Đến năm 2012, hiệu suất sử dụng chi phí tăng lên thành 1,73 nhưng sau đó giảm trở lại cịn 1,21 trong năm 2013. Nhìn chung, trong năm 2012 hiệu suất sử dụng chi phí của Công ty Dầu Tiếng đạt được đều cao hơn khi so sánh trực tiếp với hai công ty cạnh tranh là cơng ty Phước Hịa và Tây Ninh, cho thấy trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Cơng ty là khá tốt; nhưng trong năm 2013 thì hiệu suất sử dụng chi phí của Cơng ty đạt được lại thấp hơn khi so sánh với công ty Tây Ninh (1,32) dù vẫn cao hơn cơng ty Phước Hịa (1,15).

* Đánh giá chung về phƣơng diện tài chính:

Trong giai đoạn 2011- 2013, giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới bắt đầu sụt giảm mạnh do nguồn cung cao su dư thừa cùng với nhu cầu tiêu thụ tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản tăng trưởng chậm lại đã góp phần khiến doanh thu và lợi nhuận của Công ty Dầu Tiếng sụt giảm mạnh, dẫn đến tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận xuất khẩu cao su trong tổng lợi nhuận tồn Cơng ty cũng giảm dần theo. Mặc dù vậy, chỉ tiêu về lợi nhuận của Công ty thực hiện được vẫn luôn đạt từ 100% trở lên so với mục tiêu kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra.

có cùng quy mơ trong ngành là cơng ty CP Cao su Phước Hịa và công ty CP Cao su Tây Ninh, cho thấy hiệu quả đạt được từ xuất khẩu cao su trong năm 2012 là khá tốt. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Cơng ty lại giảm thấp hơn so với cơng ty Tây Ninh, do đó Cơng ty Dầu Tiếng cần có kế hoạch để chủ động đối phó với tình trạng giá bán giảm kết hợp với thực hiện tốt cơng tác quản trị chi phí để góp phần cải thiện hiệu quả xuất khẩu cao su của Công ty trong thời gian tới.

2.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu về phƣơng diện phi tài chính

a/ Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu về phƣơng diện khách hàng

Công ty Cao su Dầu Tiếng là một doanh nghiệp có quy mơ hoạt động xuất khẩu cao su lớn trong nước, có mối quan hệ với các đối tác nước ngoài tại nhiều châu lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại công ty TNHH MTV cao su dầu tiếng đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)