II Đất trồng cây lâu năm Ha 12.160,00 8.950,00 7.760,
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH NSX TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỦ CH
4.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
4.4.1. Đánh giá kết quả
4.4.1.1. Mô hình nuôi giun
Sau 90 ngày thí nghiệm, cả ba thùng xử lý chất hữu cơ dễ phân hủy có trong rác sinh hoạt đều giảm được thể tích ban đầu của rác.
Ở thùng 1 và thùng 2 do có sự tham gia của giun quế vào quá trình xử lý rác hữu cơ nên rác hữu cơ được tiêu thụ nhanh chóng bằng cơ quan tiêu hóa của giun, thùng chứa rác không phát sinh mùi, đồng thời quá trình này tạo ra một lượng chất mùn giàu dinh dưỡng (phân giun), có thể dùng như phân bón để bón cho cây trồng. Ở thùng 3 do không có sự tham gia của giun quế vào quá trình xử lý rác hữu cơ, rác tự phân hủy... do đó thời gian phân hủy lâu, thùng chứa rác phát sinh mùi hôi, thể tích rác giảm chậm.
4.4.1.2. Mô hình ủ phân
Sau 90 ngày ủ, tổng khối lượng rác hữu cơ cho vào chậu ủ là 12 kg; khối lượng chất mùn (phân ủ) tạo thành là 6,4 kg, bằng 53,3% tổng khối lượng rác hữu cơ cho vào ban đầu. Như vậy, thể tích rác đã giảm 46,7% so với ban đầu.
Trong quá trình ủ có phát sinh mùi hôi, nhưng chỉ với một lượng nhỏ. Do chậu ủ được đặt ở vị trí hợp lý (cách xa hướng gió, xa nguồn nước sử dụng, xa không gian sinh hoạt...) nên hầu như không nhận thấy mùi.
Chất mùn (phân ủ) tạo thành có thể sử dụng như phân bón để bón cho cây trồng. Đây là loại phân sạch, thân thiện với môi trường, có thể sử dụng lâu dài, không làm đất bạc màu, có khả năng cải tạo đất.
Qua kết quả thu được, có thể nhận thấy việc ứng dụng 02 mô hình NSX: (1) Mô hình nuôi giun, (2) Mô hình làm phân sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế,
xã hội và môi trường. Vì vậy, việc đề xuất ứng dụng 02 mô hình này vào thực tế tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở.
4.4.2. Khả năng nhân rộng
4.4.2.1. Tính ứng dụng
Mô hình (nuôi giun, ủ phân) là hai mô hình đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi cần phải có chuyên môn và trình độ cao. Đa phần các hộ dân ở vùng nông thôn đã biết đến việc ủ phân và nuôi giun, nên việc hướng dẫn cho nhau rất thuận lợi.
Người dân không tốn nhiều công sức và thời gian trong quá trình thực hiện, không làm ảnh hưởng đến hoạt động lao động sản xuất hàng ngày của người dân.
Quá trình thực hiện đơn giản và hầu như không có phát sinh rủi ro. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện chất lượng môi trường tại hộ dân nói riêng và trong khu vực nói chung, nhờ giảm được mùi hôi thối, nước rỉ rác, mầm bệnh và các tác hại khác do việc tồn trữ rác gây ra.
4.4.2.2. Tính kinh tế
Việc thực hiện 02 mô hình NSX (nuôi giun và ủ phân) tốn rất ít chi phí đầu tư:
- Đối với mô hình nuôi giun: chỉ tốn chi phí ban đầu là chi phí mua giun giống và mua thùng, sọt nuôi giun (nếu gia đình chọn cách nuôi giun bằng thùng, sọt).
- Đối với mô hình làm phân hữu cơ: chỉ tốn chi phí mua vật dụng để chứa phân ủ (nếu gia đình chọn cách ủ phân trong thùng, chậu).
Ngoài những chi phí nêu trên, hầu như các gia đình không cần tốn thêm chi phí đáng kể nào khác. Bên cạnh đó, thực hiện mô hình tốt, khối lượng giun thu hoạch cao, lượng phân ủ đạt chất lượng tốt, có thể tạo thêm thu nhập cho gia đình qua việc bán giun cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi hoặc tận dụng làm thức ăn cho gia cầm tại nhà; sử dụng phân giun, phân ủ để bón cây. Đây là nguồn phân sạch, thân thiện với môi trường, có thể dùng để bón cho các vườn trồng rau an toàn – đang rất phát triển trên địa bàn.
Thêm vào đó, những nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình ủ phân và nuôi giun là những nguyên vật liệu có sẵn trong gia đình (tận dụng được 70 – 80% khối lượng rác là thành phần CHC dễ phân hủy để làm nguyên liệu thực hiện các mô hình). Do đó, việc thực hiện 02 mô hình nuôi giun và ủ phân sẽ giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác.
4.4.2.3. Tính xã hội và nhân văn
Thông qua việc thực hiện 02 mô hình, người dân sẽ dần hình thành thói quen phân loại rác và ý thức bảo vệ môi trường; thể hiện vai trò của mình trong công tác quản lý và xử lý CTRSH tại gia đình, góp phần vào công tác quản lý CTR chung của địa phương, tạo điều kiện cho việc xã hội hóa công tác quản lý và xử lý CTRSH.
Hai mô hình này khi được ứng dụng rộng rãi sẽ trở thành một động lực to lớn, thúc đẩy người dân hưởng ứng phong trào thực hành sản xuất theo NSX.