XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÁC MÔ HÌNH NĂNG SUẤT XANH

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh (Trang 72 - 87)

II Đất trồng cây lâu năm Ha 12.160,00 8.950,00 7.760,

4.1.XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÁC MÔ HÌNH NĂNG SUẤT XANH

ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH NSX TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỦ CH

4.1.XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÁC MÔ HÌNH NĂNG SUẤT XANH

4.1.1. Các giải pháp chung

4.1.1.1. Giải pháp quản lý

- UBND huyện nên ban hành các văn bản qui định việc thực hiện sản xuất theo hướng phát triển bền vững nền nông nghiệp đô thị. Trong đó, qui định việc ứng dụng các mô hình NSX trong sản xuất nông nghiệp, kèm theo qui định rõ mức độ khai thác tài nguyên, quản lý và xử lý chất thải trong sản xuất cho từng loại hình nông nghiệp cụ thể trên địa bàn.

- Thực hiện phối hợp liên ngành giữa phòng Tài nguyên Môi trường, trạm Khuyến nông và phòng Kiểm định Giám sát Chất lượng Sản phẩm (nông phẩm) để kịp thời hợp tác hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, cũng như hỗ trợ đầu ra cho các nông phẩm đạt chất lượng.

- Thành lập các ban quản lý việc thực hành sản xuất theo NSX ở từng cấp đơn vị hành chính như: ấp, xã, huyện; để quản lý chặt chẽ và có sự phối hợp đồng bộ trong quá trình triển khai, thực hiện và kiểm tra việc thực hành NSX. Trong đó, đặc biệt chú trọng ban quản lý ở cấp độ ấp, vì ban quản lý này là lực lượng sâu sát cộng đồng nhất. Ban này có thể gồm từ 4 – 10 thành

viên (tùy theo số lượng hộ dân sản xuất nông nghiệp tại đơn vị), trong đó nên có 01 thành viên là cán bộ NSX chuyên trách; 01 thành viên là cán bộ môi trường cấp xã, huyện; 01 thành viên là cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện; 01 thành viên là người quản lý chuyên trách của ấp, thành viên này phải thường xuyên có mặt tại khu vực; các thành viên còn lại có thể là người dân tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp và được mọi người trong khu vực tín nhiệm. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của ban quản lý này bao gồm:

+ Quản lý chung việc thực hành sản xuất theo NSX của cộng đồng, cụ thể là quản lý việc thực hiện các mô hình NSX tại mỗi hộ dân trong khu vực.

+ Kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện và xử lý các sự cố khi vận hành các mô hình NSX.

+ Phổ biến các thông tin, các văn bản liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt, vấn đề ứng dụng các kỹ thuật mới trong nông nghiệp,... cho người dân.

+ Tiếp nhận và phản hồi với các ban quản lý cấp trên về ý kiến và nguyện vọng của người dân trong quá trình thực hiện NSX. Từ đó, có kế hoạch giải quyết thỏa đáng, tạo điều kiện thuận lợi và tạo niềm tin cho người dân trong quá trình thực hiện.

4.1.1.2. Giải pháp hỗ trợ

- Tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên trách về NSX, trang bị cho họ kiến thức về khái niệm, các nguyên tắc, công cụ, kỹ thuật và phương pháp thực hành NSX. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt giúp cho việc tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng thực hành NSX.

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt.

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về NSX, kết hợp với việc tập huấn và hướng dẫn chi tiết cách thực hành sản xuất theo NSX cho từng loại hình nông nghiệp cụ thể.

- Bước đầu khuyến khích và hỗ trợ vật chất, kỹ thuật cho một vài hộ dân trong từng khu vực, để xây dựng và ứng dụng thí điểm một số mô hình NSX phù hợp với đặc điểm sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp tại mỗi hộ; kết hợp với tổ chức các chuyến quan tham, học tập để các hộ dân khác có điều kiện quan

sát và nhận thấy hiệu quả thực tế của các mô hình NSX; từ đó thúc đẩy việc học tập và thực hiện nhân rộng các mô hình này.

- Tổ chức các hội thi về NSX cho cộng đồng ở mọi lứa tuổi tham gia vào các thời gian định kỳ như: vào cuối mùa thu hoạch, vào cuối năm... để thúc đẩy tinh thần thực hành NSX của cộng đồng.

- Thu thập thông tin về kinh nghiệm thực hành NSX trên thế giới, trong nước và các thành tựu thực hành NSX tại địa phương,... để phổ biến cho người dân qua hệ thống loa phát thanh công cộng hoặc phát hành các ấn phẩm báo chí tại địa phương.

4.1.2. Các giải pháp chi tiết cho từng mô hình NSX

4.1.2.1. Tuyên truyền, phổ biến các mô hình nước sạch

a) Hiện trạng áp dụng mô hình

Hiện nay, việc duy trì mô hình này đang dừng ở mức nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, sản xuất và giới thiệu một số nguồn nước sạch cho cộng đồng như: nước dưới đất, nước mưa. Nhưng nguồn nước từ nước mưa lại không được cộng đồng ưa chuộng. Vì nước mưa chỉ có theo mùa, phải sử dụng vật dụng lưu chứa, việc sử dụng không mang lại nhiều tiện ích như nước dưới đất. Theo đó, nguồn nước sạch đang được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng chính là nước dưới đất, được khai thác từ các giếng khoan và giếng đào tại mỗi hộ gia đình. Khi số lượng dân cư tăng lên cũng đồng nghĩa với tăng số lượng các giếng nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn cần rất nhiều nước để tưới tiêu. Trong khi đó, địa phương lại không có bất cứ một quy định nào giới hạn việc khai thác và sử dụng nước dưới đất. Do đó, chất lượng nước dưới đất đang ngày càng suy giảm, không đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt. Củ Chi nằm ở đầu nguồn các dòng chảy mặt và ngầm, việc khai thác và sử dụng nước dưới đất không theo hạn định sẽ là một trong những nguy cơ gây tổn thất và làm ô nhiễm nguồn tài nguyên nước của thành phố. Nhất là khi tài nguyên nước dưới đất tại thành phố đang có những dấu hiệu cạn kiệt (mực nước tầng Pleistoxen hạ thấp với tốc độ là 0,6m/năm – theo kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN – Bộ TN&MT), ô nhiễm, nhiễm mặn, sụt lún. Đặc biệt, nước dưới đất tại Củ Chi đang bị nhiễm vi sinh (theo kết quả quan trắc của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn TP. HCM). Do đó, việc khai thác và sử dụng

nước dưới đất không theo hạn định sẽ không còn phù hợp với khu vực nông thôn huyện Củ Chi về lâu dài.

b) Cải tiến mô hình

- Giải pháp 1: Xây dựng và phổ biến các văn bản Luật, Nghị định, Quy định về việc khai thác và sử dụng nước dưới đất theo quy mô nhỏ trong phạm vi hộ gia đình, quy định cụ thể về lưu lượng và độ sâu khai thác. Hướng dẫn các hình thức khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước đúng kỹ thuật. Điều tra, khảo sát, đánh giá nguồn tài nguyên nước dưới đất trong khu vực huyện Củ Chi và lập kế hoạch phân vùng khai thác hợp lý. Xây dựng các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

- Giải pháp 2: Khuyến khích người dân sử dụng các giải pháp cấp nước và tự xử lý nước phân tán như:

+ Chứa nước mưa: các hộ gia đình có thể hứng nước mưa và chứa trong các lu, vại, túi cao su mềm... để sử dụng cho ăn uống. Dung tích các dụng cụ lưu chứa tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình.

+ Xử lý bằng biện pháp “lắng” phèn: các hộ gia đình có thể lấy nước giếng, dùng xô, chậu chứa nước để lắng phèn; sau đó làm trong nước bằng phèn chua và khử trùng bằng clorine. Cuối cùng, sử dụng vật dụng lưu chứa thích hợp để dùng cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

+ Sử dụng bộ lọc nước: các hộ gia đình có thể lấy nước giếng, sử dụng bộ lọc nước đơn giản để lọc trong nước, sau đó khử trùng bằng clorine và chứa nước trong các vật dụng thích hợp.

- Giải pháp 3: Đề xuất các nguồn cung cấp nước mới, vẫn đảm bảo lưu lượng và chất lượng, lại có thể kiểm soát được lượng nước khai thác và sử dụng, có thể ứng dụng một số mô hình như sau:

+ Mô hình 1: Nâng công suất khai thác của các giếng khoan thuộc quản lý của Công ty DVCI huyện Củ Chi (hiện đang cấp nước cho các công sở và dân cư khu vực thị trấn Củ Chi) và các giếng khoan của cụm công nghiệp Tây Bắc, cụm công nghiệp Tân Quy và khu công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tân Phú Trung, để đảm bảo khai thác và cung cấp đủ nước cho các khu vực dân cư cạnh các cụm công nghiệp này.

+ Mô hình 2: Nâng công suất khai thác, đấu nối đường ống dẫn nước

cấp từ nhà máy nước Tân Hiệp (huyện Hóc Môn) ngược về khu vực huyện Củ Chi cho dân cư khu vực kế cận sử dụng.

- Giải pháp 3: Khuyến khích các hộ dân có sản xuất nông nghiệp, sử dụng nguồn nước mặt từ kênh Đông cho mục đích trồng trọt, bằng cách đào các mương dẫn nước từ kênh nhánh của kênh Đông để dẫn vào địa điểm trồng trọt. Vào mùa mưa, người dân có thể lưu chứa nước mưa, sử dụng nguồn nước này thay cho nước kênh Đông và trữ lại lượng nước kênh Đông để sử dụng vào mùa nắng hoặc phòng khi hồ Dầu Tiếng không xả nước về.

4.1.2.2. Xây dựng trạm cấp nước tập trung

a) Hiện trạng áp dụng mô hình

Mô hình xây dựng trạm cấp nước tập trung (thuộc 07 mô hình NSX như đã nêu ở

Chương 3) được xây dựng tại ấp Mỹ Khánh A với công suất 30m3/ngày (năm 1999). Nước sau khi bơm lên từ giếng khoan 60m được dẫn qua một bộ lọc nước đơn giản gồm cát, sạn, sỏi; sau đó khử trùng bằng clorine và đưa thẳng đến các nhà dân qua hệ thống ống dẫn. Tuy nhiên, sau hơn một năm vận hành, trạm đã bị xuống cấp nghiêm trọng do không được đầu tư tu bổ, cán bộ vận hành trạm không có chuyên môn để xảy ra nhiều hư hỏng và mất mát, nhất là mất nước do bị người dân gian lận, đấu nối đường ống trái phép vào hệ thống ống cấp nước chung. Bên cạnh đó, nguồn nước của trạm còn bị ô nhiễm bởi việc xả nước thải trồng trọt và chăn nuôi tràn lan xung quanh khu vực xây dựng trạm, dẫn đến việc lây nhiễm và làm ô nhiễm dần nguồn nước cấp. Năm 2001, trạm đã ngưng vận hành và bị bỏ hoang cho đến nay.

Hiện nay, tại huyện Củ Chi đã xây dựng nhà máy nước kênh Đông với công suất xử lý 200.000 m3/ngày, có hồ chứa nước 1,25 triệu m3 được cung cấp nước từ hồ Dầu Tiếng dẫn về qua hệ thống kênh Đông. Nhà máy này sẽ dành khoảng 150.000 m3 nước hòa vào mạng cấp nước của nhà máy nước Tân Hiệp để cung cấp nước sạch cho người dân địa phương. Kết quả phân tích mẫu nước tại hồ chứa nước kênh Đông được trình bày trong Phần phụ lục trang ix.

Tuy nhiên, hiện tại nhà máy vẫn chưa thực hiện cấp nước do gặp phải vấn đề về lắp đặt đường ống dẫn nước.

Huyện Củ Chi có nguồn nước mặt dồi dào được cung cấp từ hồ Dầu Tiếng, dẫn về địa phương qua hệ thống kênh Đông. Đây là nguồn nước có khả năng cấp cho sinh hoạt và sản xuất nếu được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Nếu trong thời gian sắp tới nhà máy nước kênh Đông vẫn chưa đi vào hoạt động, chúng ta có thể sử dụng giải pháp cấp nước theo từng cụm dân cư. Hiện nay, mô hình cấp nước đơn giản quy mô 30m3/ngày không còn phù hợp với mật độ và sự phân bố dân cư ở vùng nông thôn huyện Củ Chi. Do đó, chúng ta có thể tiến hành xây dựng các trạm cấp nước tập trung mới, dựa theo quy mô của từng cụm dân cư để tính toán công suất xây dựng cho phù hợp.Thường có các dạng trạm như sau:

- Trạm cấp nước tập trung quy mô lớn cấp cho khoảng 600 hộ/trạm.

- Trạm cấp nước tập trung quy mô vừa cấp cho khoảng 250 hộ/trạm.

- Trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ cấp cho khoảng 100 hộ/trạm.

Tuy nhiên, để xây dựng trạm cấp nước và đưa vào vận hành hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của người dân về lâu dài, địa phương cần phải:

- Thu hút các nguồn vốn đầu tư hiệu quả cho việc xây dựng, vận hành trạm và các hạng mục công trình kèm theo như: các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn từ các thành phần kinh tế (nguồn vốn tư nhân), vốn hỗ trợ của quốc tế và vốn đóng góp của nhân dân.

- Xã hội hóa công tác đầu tư, xây dựng, vận hành trạm cấp nước; tạo điều kiện cho người dân có thể trực tiếp tham gia vào các khâu từ lập kế hoạch, xây dựng, vận hành trạm… để người dân có ý thức trong việc giữ gìn nguồn tài nguyên chung, sử dụng nước tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh cho nguồn nước.

- Đào tạo và tập huấn cán bộ có chuyên môn để vận hành và xử lý các sự cố trong lúc vận hành trạm.

- Tuyên truyền, vận động người dân quản lý tốt nước thải trong sinh hoạt, sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi) để không làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp.

- Vận động người dân chấp nhận chi trả lệ phí khi sử dụng dịch vụ nước cấp tại khu vực.

4.1.2.3. Xây dựng hệ thống kênh mương tiêu thoát nước thải

Hệ thống mương tiêu thoát nước thải được xây dựng trong chương trình NSX tại ấp Mỹ Khánh B hiện vẫn đang được mở rộng với tổng diện dích 144 km (Theo số liệu

thống kê của UBND xã Thái Mỹ năm 2011). Các mương, rãnh thoát nước chủ yếu

bằng đất (không đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nước) được đào dọc theo ven hai bên các tuyến đường chính; các khu vực còn lại không có mương thoát nước, nước thải từ các hộ dân được cho tự thấm.

Thêm vào đó, nước thải từ sinh hoạt, sản xuất, nhất là các hộ chăn nuôi, có hàm lượng BOD, COD, Nitơ, Phospho cao và chứa nhiều vi khuẩn E.coli, Coliform phân, chất hoạt động bề mặt… không được xử lý cục bộ tại mỗi hộ gia đình trước khi thải ra mương thoát nước chung, nước thu được từ các mương thoát nước cũng không được xử lý tập trung trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước trong khu vực.

b) Cải tiến mô hình

- Giải pháp 1: Bêtông hóa hoặc đặt cống cho các mương thoát nước bằng đất để đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nước.

- Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống mương thoát nước đến từng khu vực dân cư.

- Giải pháp 3: Tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi, do quy mô các cụm dân cư không lớn, điều kiện chung về cơ sở hạ tầng không đảm bảo, không có ngân sách để đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung... nên chúng ta có thể áp dụng mô hình xử lý nước thải cục bộ tại mỗi hộ gia đình. Sau đó, nước thải được dẫn ra hệ thống thoát nước chung và thải thẳng ra nguồn tiếp nhận; cụ thể như sau:

+ Nước thải sinh hoạt: áp dụng mô hình bể tự hoại cải tiến với vách ngăn mỏng dòng hướng lên – Baffled Septic Tank (Bast) để xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm cả nước đen (nước thải từ nhà vệ sinh) và nước xám (nước rửa, giặt, tắm), cho phép đạt hiệu suất xử lý theo COD và BOD5 trung bình từ 70 – 85% và theo SS là 70 – 90% (Theo giáo trình Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến – Chủ biên PGS. TS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Việt Anh – Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2009) với chất

lượng đầu ra ổn định mặc dù sự dao động về lưu lượng và nồng độ

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh (Trang 72 - 87)