HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG NSX TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh (Trang 28 - 35)

1.8.1. Hiện trạng áp dụng Năng suất xanh trên Thế Giới

Năng suất xanh được áp dụng lần đầu tiên trên Thế Giới thông qua Dự án điểm NSX kéo dài từ năm 1995 đến năm 1998, ban đầu tập trung thực hiện thí điểm tại các nước thành viên của Tổ chức Năng suất Châu Á như: Đài Loan (thực hiện trong ngành in, mạ điện, da giầy, kim khí), Hồng Kông (thực hiện trong ngành công nghiệp mạ kim loại), Thái Lan (thực hiện trong ngành công nghiệp mạ điện, công nghiệp đồ hộp thực phẩm), Malaysia (thực hiện tại trang trại rau quả), Philippin (thực hiện tại trang trại chăn nuôi gia cầm), Singapore (thực hiện trong ngành sản xuất và lắp ráp máy chính xác)... Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp trên Thế Giới đã ứng dụng những mô hình NSX phổ biến như sau:

Bảng 1.2 – Các mô hình NSX được áp dụng tại các doanh nghiệp trên Thế Giới

CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT CÁC MÔ HÌNH NSX

- Thái độ làm việc của công nhân tham gia sản xuất chưa tích cực, năng suất làm việc thấp.

- Công nhân có nhận thức thấp về NSX, thiếu kinh nghiệm trong việc thực hành các mô hình NSX tại doanh nghiệp.

- Thiết lập các quy định sản xuất tại doanh nghiệp, phân rõ các chế độ thưởng phạt để khích lệ hoặc răn đe công nhân.

- Tổ chức các khóa đào tạo, cung cấp kiến thức cơ bản về NSX cho công nhân, để công nhân chủ động

và tự tin trong quá trình áp dụng NSX tại doanh nghiệp.

- Thiết bị sản xuất vận hành không hiệu quả, gây lỗi trên dây chuyền, tạo ra nhiều sản phẩm lỗi, làm tăng chi phí nguyên vật liệu và chi phí xử lý sản phẩm thải bỏ.

- Thiết bị cũ, tiêu tốn nhiều năng lượng.

- Thay đổi thiết bị mới, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và sản lượng của doanh nghiệp, vận hành hiệu quả, có chi phí phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.

- Sản phẩm kém chất lượng, tiềm tàng nhiều yếu tố gây bất lợi cho sức khỏe con người trong quá trình sử dụng.

- Sản phẩm khi thải bỏ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

- Việc khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất gây ra tác động đến môi trường, suy giảm nguồn tài nguyên.

- Thay đổi nguyên vật liệu/ hóa chất thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo các tính năng và đặc tính của sản phẩm với chi phí bằng hoặc thấp hơn nguyên vật liệu/ hóa chất cũ.

- Quy trình sản xuất thải bỏ nhiều chất thải ở các dạng rắn, lỏng, khí.

- Doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường của Chính Phủ.

- Công nhân trực tiếp vận hành các khâu trong quy trình sản xuất thường mắc các bệnh lý nghề nghiệp. Năng suất lao động không cao.

- Tuyên truyền vận động công nhân sản xuất kiểm soát tốt ở từng khâu của quy trình sản xuất để khắc phục rò rỉ, sự cố xảy ra trong lúc vận hành và xử lý các chất thải tại từng khâu khi chúng vừa phát sinh, kết hợp song song với xử lý cuối đường ống đối với những dạng thải đặc biệt chỉ kiểm soát được ở cuối quy trình.

- Trang bị đầy đủ quần áo, phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân.

- Quy trình sản xuất không hợp lý (thời gian chờ quá lâu), hao tốn nhiều thời

- Thay đổi trình tự vận hành của quy trình.

gian và năng lượng sử dụng, tạo ra ít sản phẩm.

- Doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn trong quá trình thực hiện NSX.

- Giới thiệu các nguồn hỗ trợ tài chính trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp có hướng thay đổi hình thức sản xuất theo cách thân thiện với môi trường.

(Nguồn: Tổng hợp từ “Green Productivity Manual” và “Achieving Higher Productivity Through Green Productivity” Asian Productivity Organization)

Kế thừa các thành tựu đạt được, Dự án điểm NSX đã mở rộng lĩnh vực ứng dụng từ công nghiệp, dịch vụ đến nông nghiệp. Hiện nay, NSX đã được áp dụng cho rất nhiều doanh nghiệp tại 17 nước thành viên của APO: Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Indonesia, Iran, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Nhật Bản, Pakistan, Fiji, Philippines, Singapore, Thái Lan, Srilanka với nhiều quy mô, loại hình sản xuất khác nhau, đã đem lại những thành công đáng kể, giúp các doanh nghiệp, tổ chức nâng cao hiệu quả sản xuất mà vẫn bảo vệ môi trường.

1.8.2. Hiện trạng áp dụng Năng suất xanh tại Việt Nam

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 18 của APO vào ngày 01/01/1996 mà đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Trung tâm Năng suất Việt Nam – Vietnam Productivity Centre (VPC) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đơn vị đầu mối tổ chức các hoạt động và tham gia thực hiện các chương trình, dự án của APO tại Việt Nam. Năm 1998, NSX được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam cũng thông qua Dự án điểm NSX của APO. Qua đó, Trung tâm Năng suất Việt Nam đã thực hiện Chương trình điểm Năng suất xanh – Green Productivity Demonstration Program (GPDP) với sự hỗ trợ của APO. Chương trình này nằm trong “Dự án Năng suất xanh tại cộng đồng” được thực hiện và phát triển qua ba giai đoạn: GPDP năm 1998 – 1999, GPDP năm 1999 – 2000, GPDP năm 2000 – 2003 tại 81 làng thuộc 21 tỉnh thành: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Cần Thơ, Vĩnh Long, Vũng Tàu, Bến Tre, Cà Mau và Hồ Chí Minh. Đây là các địa phương đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam với các đặc điểm khác nhau như: miền núi, đồng bằng, miền trung du, làng nghề, ven biển, đô thị và dân tộc thiểu số.

Trên Thế Giới, NSX được áp dụng trong các nhà máy, công ty, trang trại. Tại Việt Nam, lần đầu tiên NSX được áp dụng cho cộng đồng dân cư vùng nông thôn với mục tiêu chính là tăng năng suất nông nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội mà vẫn duy trì bảo vệ môi trường. Do đó, Dự án NSX của Việt Nam hoàn toàn khác biệt về tính chất cũng như địa điểm áp dụng so với Dự án NSX tại các nước khác. Từ Bảng 1.1 (trang 13) và Bảng 1.3 (bên dưới), chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt của các công cụ được sử dụng trong từng bước thực hiện NSX tại các nước trên Thế Giới và tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.3 – Các công cụ Năng suất xanh được áp dụng tại Việt Nam

BƯỚC NHIỆM VỤ CÔNG CỤ

Bước 1

Bắt đầu

- Thành lập nhóm NSX.

- Khảo sát, thu thập thông tin.

- Huy động trí tuệ tập thể

- Chuẩn đối sánh

- Phiếu hỏi (Phiếu kiểm tra)

- Sơ đồ dòng chảy Bước 2 Lập kế hoạch - Xác định vấn đề và các nguyên nhân. - Thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu. - Huy động trí tuệ tập thể - Biểu đồ Xương cá - Bản đồ Sinh thái

- Phân tích điểm tới hạn

- Cân bằng nguyên vật liệu

Bước 3 Ðưa ra và đánh giá các giải pháp NSX - Ðề xuất các giải pháp.

- Ðánh giá lựa chọn giải pháp.

- Lên kế hoạch thực hiện.

- Huy động trí tuệ tập thể

- Phân tích chi phí lợi ích

- Bản đồ Sinh thái - Biểu đồ Pareto Bước 4 Thực hiện các giải pháp NSX - Thực thi các giải pháp đã được lựa chọn.

- Tiến hành đào tạo.

- Phân tích nhu cầu đào tạo

- Ma trận trách nhiệm - Biểu đồ Mạng nhện Bước 5 Giám sát và đánh giá - Giám sát, đánh giá kết quả.

- Xem xét lại của lãnh đạo.

- Bản đồ Sinh thái

- Ðánh giá hiệu quả giải pháp

- Phân tích nguyên nhân gây lỗi

Bước 6

Duy trì NSX

- Kết hợp các thay đổi.

- Xác định các khía cạnh mới cần cải tiến.

- Các công cụ được lặp lại ở đây, khi mà các hoạt động quay trở lại từ bước 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong suốt thời gian thực hiện Dự án, nhiều mô hình NSX đã được ứng dụng hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, cụ thể là sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư vùng nông thôn Việt Nam.

Bảng 1.4 – Các mô hình Năng suất xanh được áp dụng tại cộng đồng Việt Nam CÁC VẤN ĐỀ CẦN

GIẢI QUYẾT CÁC MÔ HÌNH NĂNG SUẤT XANH

Ô nhiễm chất thải của động vật

Xây dựng các chuồng nuôi lợn hợp vệ sinh. Xây dựng các cơ sở nuôi bò tập trung. Xây dựng các hầm Biogas.

Xây dựng các túi ủ khí Biogas bằng nilon. Mô hình ủ phân Compost.

Ô nhiễm chất thải của người

Xây dựng các nhà xí hợp vệ sinh tại hộ gia đình. Xây dựng các nhà xí công cộng.

Xây dựng các nhà xí kết hợp với hầm Biogas.

Thiếu nước sạch

Cải thiện hệ thống giếng nước.

Lắp đặt hệ thống lọc – xử lý nước đơn giản. Xây dựng trạm cấp nước tập trung.

Xây dựng bể thu gom nước mưa.

Xử lý nước bằng keo tụ và lọc vi sinh (để loại bỏ vi sinh vật).

Hệ thống xử lý nước bằng keo tụ, khử trùng hoặc hệ thống lọc bằng cát, sỏi, than hoạt tính.

Ô nhiễm nước thải Lắp đặt mô hình xử lý nước thải tại mỗi hộ gia đình. Xây dựng hệ thống bảo vệ và thoát nước xung quanh các giếng chung.

Cải thiện hệ thống thoát nước.

Sử dụng không hợp lý thuốc trừ sâu và

phân bón hóa học

Tổ chức các khóa đào tạo sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học hợp lý.

Hướng dẫn trồng lúa năng suất cao với khả năng kháng sâu bệnh cao.

Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp – Integrated Pest Management (IPM) trên lúa và rau. Áp dụng các chế phẩm sinh học thay cho phân bón hóa học.

Hướng dẫn sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu đối với cây ăn quả.

Áp dụng “rau an toàn” giới hạn về phân bón hóa học thông qua việc áp dụng thuốc trừ sâu và phân bón sinh học.

Áp dụng kỹ thuật canh tác tự nhiên.

Áp dụng bảng màu thực vật để kiểm soát việc sử dụng phân bón hóa học.

Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

Thiết lập các quy định về bảo vệ môi trường. Thiết lập hệ thống phân loại chất thải rắn. Thiết lập hệ thống thu gom chất thải rắn. Xây dựng các thùng rác công cộng. Phát động các chiến dịch làm sạch.

Xây dựng các thùng lưu chứa chai lọ thuốc bảo vệ thực vật.

Cải thiện đường giao thông nông thôn để vận chuyển chất thải rắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng các bãi chôn lấp.

hiệu quả nhiên liệu cho nấu nướng

Thu nhập thấp

Trồng nấm. Nuôi giun.

Nuôi chim bồ câu. Nuôi ếch.

Nuôi heo.

Nuôi ong ở qui mô hộ gia đình. Thay đổi giống bò nuôi.

Xây dựng lò nung cải tiến cho chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá, trồng lúa kết hợp với nuôi tôm.

Cải thiện vườn và trồng cây kinh tế cao.

Phát triển ngành nghề truyền thống trong địa phương. Trồng cây cam với khả năng kháng sâu bệnh cao. Trồng ngô có năng suất cao.

Giảm diện tích che phủ rừng

Trồng cây gây rừng.

Trồng cây để ngăn chặn xói mòn cát. Không đủ cơ sở

hạ tầng nông thôn Xây dựng đường bê tông nông thôn.

(Nguồn: Tổng hợp từ “Green Productivity and Integrated Community Development – The Vietnam Experience 1998 – 2003” – Asian Productivity Organization)

1.8.3. Một số khác biệt khi thực hiện NSX tại Việt Nam và tại các nước trên Thế Giới

Do khác nhau về tính chất, địa điểm, đối tượng áp dụng nên Dự án NSX tại các nước trên Thế Giới (áp dụng cho các nhà máy, công ty, trang trại) và Dự án NSX tại Việt Nam (áp dụng cho cộng đồng dân cư vùng nông thôn) có những khác biệt cụ thể như sau:

1.8.3.1. Giống nhau

- Quá trình thực hiện NSX trên Thế Giới và tại Việt Nam đều tuân thủ theo các nguyên tắc được phát triển trong phương pháp luận NSX.

- Quá trình thực hiện đều trải qua 6 bước với 13 nhiệm vụ.

- Quá trình thực hiện sử dụng tích hợp nhiều công cụ và kỹ thuật NSX. 1.8.3.2. Khác nhau

- Các công cụ và kỹ thuật NSX do APO phát triển ban đầu tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp. Vì vậy, các công cụ và kỹ thuật này đa phần phù hợp với quá trình thực hiện NSX trên Thế Giới (ở các nhà máy, công ty…) nhưng không phù hợp với quá trình thực hiện NSX tại Việt Nam (ở cộng đồng dân cư). Do đó, dẫn đến việc sử dụng một vài công cụ khác nhau trong các bước thực hiện NSX trên Thế giới và tại Việt Nam.

- Các mô hình NSX được áp dụng trên Thế Giới và tại Việt Nam là khác nhau, do quá trình thực hiện tập trung vào các đối tượng khác nhau như: quy trình công nghệ sản xuất đối với các nước trên Thế Giới và cộng đồng dân cư đối với Việt Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh (Trang 28 - 35)