HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG NĂNG SUẤT XANH TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỦ CH

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh (Trang 59 - 72)

II Đất trồng cây lâu năm Ha 12.160,00 8.950,00 7.760,

3.2.HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG NĂNG SUẤT XANH TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỦ CH

THÔN HUYỆN CỦ CHI

Qua chương trình điểm NSX giai đoạn 1, 07 mô hình NSX đã được ứng dụng để giải quyết các vấn đề bất cập tồn tại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư khu vực nông thôn ấp Mỹ Khánh B – xã Thái Mỹ – huyện Củ Chi. Các mô hình NSX được triển khai và thực hiện từ tháng 7/1998 – tháng 6/1999 và được mở rộng đến năm 2001. Từ đó đến nay, một số mô hình NSX vẫn được duy trì và nhân rộng, số khác không còn được duy trì hoặc duy trì với mức độ rất thấp vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

3.3.1. Các mô hình Năng suất xanh tại ấp Mỹ Khánh B

3.3.1.1. Tuyên truyền, phổ biến các mô hình nước sạch

Tổ chức một buổi đào tạo, nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch, kết hợp với đưa ra các mối nguy hại về việc sử dụng nước bẩn. Khuyến khích người dân sử dụng các mô hình nước sạch như: nước giếng, nước máy.

Hướng dẫn người dân kỹ thuật khoan giếng ở nhiều độ sâu khác nhau để tìm nguồn nước sạch.

Cung cấp phèn lọc nước và hướng dẫn cho người dân cách lắng lọc nước bằng phèn.

b) Kết quả

85% hộ dân đã bắt đầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt từ các nguồn nước chính như: nước giếng, nước máy.

45% hộ dân đã biết cách sử dụng phèn lắng lọc nước. c) Duy trì

Hiện tại, mô hình này đang được duy trì rất tốt, cho đến nay 95% hộ dân trong xã đã có ý thức sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Nguồn cung cấp nước chính là từ các giếng khoan tại nhà. Các dịch bệnh lây nhiễm do sử dụng nước bẩn hầu như không còn hiện hữu tại địa phương.

3.3.1.2. Xây dựng trạm cấp nước tập trung

a) Quá trình thực hiện

Thực hiện khảo sát, nghiên cứu thực địa và tham vấn cộng đồng để lựa chọn địa điểm xây dựng trạm cấp nước là ấp Mỹ Khánh A – xã Thái Mỹ.

Xây dựng một trạm cấp nước với công suất 30m3/ngày gồm một giếng khoan ở độ sâu 60m và một bộ lọc nước đơn giản. Nước được bơm lên theo giờ cố định trong ngày và dẫn qua bộ lọc gồm cát, sạn, sỏi. Sau đó, nước được khử trùng bằng clorine và đưa thẳng đến nhà dân qua hệ thống ống dẫn.

Hình 3.2 – Trạm cấp nước đơn giản 30m3/ngày

b) Kết quả

Khoảng 30 – 40 hộ dân thuộc hai ấp Mỹ Khánh A, B được cung cấp nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo Quyết định 505/BYT – QĐ của Bộ Y tế. Hộ dân tự chi trả chi phí sử dụng nước với mức giá khoảng 2.000 đồng/m3.

c) Duy trì

Trạm cấp nước này đã ngưng hoạt động từ năm 2000 do:

- Phí nước thu được từ hộ dân không đủ chi trả các khoản phí tổn cho việc vận hành trạm, chủ yếu là phí tổn về điện năng.

- Tại một số hộ còn xảy ra tình trạng gian lận trong sử dụng nước.

- Ban quản lý trạm không có đủ trình độ chuyên môn để khắc phục các sự cố xảy ra trong lúc vận hành trạm cũng như quản lý tổn thất về nước do gian lận gây ra.

Tuy nhiên, từ kỹ thuật khoan nước ngầm qui mô hộ gia đình được triển khai năm 1998, một số đơn vị kỹ thuật đã kế thừa được và thực hiện nhân rộng mô hình giếng khoan này tại hầu hết các nhà dân chưa sử dụng giếng nước trước năm 1998.

Hiện nay, tỷ lệ hộ dân có sử dụng giếng khoan trên toàn xã là 95% (Theo số liệu thống kê của UBND xã Thái Mỹ).

3.3.1.3. Xây dựng hệ thống kênh mương tiêu thoát nước thải

a) Quá trình thực hiện

Đào thủ công 02 hệ thống mương hở dọc hai bên tuyến đường chính của ấp Mỹ Khánh B – xã Thái Mỹ, trải dài khoảng 3km từ đầu đến cuối ấp với độ sâu 0,8m. Đây là hệ thống rãnh thoát nước bằng đất không được bêtông hay đặt cống.

Hình 3.3 – Mương hở được đào năm 1999

b) Kết quả

Hệ thống mương hở đã giúp tiêu thoát nước thải ứ đọng cục bộ của các hộ gia đình và thoát nước vào mùa mưa. Nhờ đó giúp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn phát sinh trong nước thải ứ đọng, bên cạnh đó còn góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của các hộ dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Duy trì

Từ sau năm 2000, hệ thống mương tiêu thoát nước thải được mở rộng hàng năm nhờ nguồn vốn của UBND xã Thái Mỹ. Hiện tại, tổng số km rãnh thoát nước trong

thôn xóm của xã là 144km (Theo số liệu thống kê của UBND xã Thái Mỹ). Tuy nhiên, chủ yếu là rãnh thoát nước bằng đất làm dọc theo ven hai bên các tuyến đường chính trong xã, chưa được tráng kín bằng bêtông hay đặt cống, không đạt yêu cầu tiêu thoát nước.

3.3.1.4. Hướng dẫn việc thu gom và phân loại chất thải rắn

a) Quá trình thực hiện

Tiến hành xác định khối lượng rác phát sinh trong một ngày của ấp Mỹ Khánh B bằng cách lấy mẫu rác thải của 20 – 30 hộ dân, nén rác bằng búa tạ, sau đó tiến hành cân rác để xác định khối lượng rác trung bình của một gia đình trong một ngày và tính khối lượng rác trung bình của toàn ấp phát sinh trong một ngày. Đây là cơ sở để xác định biện pháp quản lý và xử lý phù hợp với khối lượng và tính chất của rác phát sinh. Nhờ biện pháp này người dân đã nhiệt tình ủng hộ việc phân loại và xử lý rác tại hộ gia đình.

Tổ chức 01 buổi tập huấn về phương pháp phân loại và xử lý rác tại nhà. Theo đó, rác được phân loại thành 03 thành phần cơ bản và xử lý theo cách:

- Thành phần hữu cơ: làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, ủ phân;

- Thành phần có khả năng tái chế: thu gom và bán cho các vựa thu mua ve chai;

- Thành phần còn lại đem chôn lấp tại vườn nhà.

Tuyên truyền vận động người dân thực hiện phân loại rác qua các buổi họp ấp hàng tuần.

Xây dựng 04 hố ủ rác thải với dung tích 1m3/hố để ủ tập trung rác thải cho 30 – 40 hộ dân. Đây cũng là nguồn cung cấp phân hữu cơ sạch cho trồng trọt.

b) Kết quả

Khoảng 80% hộ gia đình đã thực hiện phân loại và xử lý rác tại nhà, không vứt rác bừa bãi trong vườn nhà, xuống ao và tại các bãi đất trống.

Đợt ủ rác đầu tiên, 04 hố ủ rác tạo thành gần 40kg phân bón sạch phục vụ trồng trọt. c) Duy trì

Hiện nay, tại địa phương, việc phân loại rác gần như không còn được thực hiện. Do có đội thu gom rác thuộc Công ty Dịch vụ Công ích huyện Củ Chi đến thu gom nên các hộ dân giao toàn bộ rác cho đội thu gom mà không tự phân loại như trước đây. Tuy nhiên, tỷ lệ CTR được thu gom và xử lý của xã chỉ đạt 10% (Theo số liệu thống

kê của UBND xã Thái Mỹ). 90% CTR còn lại bị đốt hoặc vứt bỏ bừa bãi trong vườn nhà, xuống ao và quanh các bãi đất trống. Việc xử lý rác tại các hộ gia đình cũng không còn được thực hiện do biện pháp xử lý bằng chôn lấp tại nhà không còn phù hợp với điều kiện sống và chính sách quản lý CTR chung của UBND Huyện Củ Chi.

3.3.1.5. Áp dụng công nghệ hầm Biogas cho chăn nuôi

a) Quá trình thực hiện

Thành lập và đào tạo một đội chuyên xây dựng hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức. Xây dựng thí điểm 01 hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức tại nhà ông Trần Văn Chứa với dung tích 8m3, xử lý chất thải chăn nuôi cho 30 con heo với kinh phí 1 triệu đồng/m3 (50% kinh phí do chương trình tài trợ và 50% kinh phí do gia đình tự chi trả).

Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga tổ chức hướng dẫn kỹ thuật xây hầm Biogas kiểu vuông và xây dựng thí điểm 01 hầm.

Hình 3.4 – Hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức xây dựng năm 1999

Xây dựng được 02 hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức (do chương trình NSX hỗ trợ 50% kinh phí) và 02 hầm Biogas kiểu vuông (do Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga hỗ trợ kinh phí).

Các hầm đều xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, không gây mùi hôi, cung cấp khí gas sử dụng cho sinh hoạt – đây là nguồn năng lượng sạch thân thiện với môi trường, giúp người dân giảm chi phí cho nấu nướng. Bên cạnh đó, lượng phân lắng từ hầm Biogas là nguồn phân tốt để bón cho cây trồng.

Chuyển giao công nghệ xây dựng hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức cho đội NSX tại địa phương để tiếp tục nhân rộng mô hình này. Kết quả: xây dựng thêm được 03 hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức và hướng dẫn lại kỹ thuật xây dựng cho các địa phương khác như: Bình Chánh, Hóc Môn, Phú Yên, Vĩnh Long…

c) Duy trì

Đây là mô hình được duy trì và phát triển tốt nhất. Do địa phương là nơi thí điểm xây dựng hầm Biogas Thái Lan – Đức đầu tiên của cả nước nên đã có nhiều tổ chức khoa học đến nghiên cứu và học tập kỹ thuật xây dựng và vận hành hầm; song song đó các tổ chức cũng đề xuất nhiều kiểu hầm mới như kiểu đặt túi Biogas bằng chất dẻo... với chi phí thấp hơn. Nhưng qua kinh nghiệm sử dụng lâu năm, người dân nhận thấy hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức là bền và vận hành hiệu quả nhất (02 hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức xây dựng năm 1999 đến nay vẫn còn sử dụng tốt, 02 hầm Biogas kiểu vuông của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đến nay không còn được sử dụng). Do đó, khoảng 50% các hộ dân có tổ chức chăn nuôi trên địa bàn xã (quy mô từ 15 con heo hoặc 06 con bò trở lên) đã xây dựng hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức, 20% xây dựng hầm Biogas kiểu vuông và kiểu túi khí (vì không đủ kinh phí xây dựng hầm Biogas kiểu Thái Lan – Đức) tăng số lượng hầm Biogas từ 04 hầm (năm 1999) lên 150 – 200 hầm trên toàn xã (năm 2011) (Theo số liệu thống kê của UBND xã Thái Mỹ).

3.3.1.6. Áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

a) Quá trình thực hiện

Tổ chức một buổi tập huấn về phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp – Integrated pest management (IPM) cho người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuyến khích người dân sử dụng các kỹ thuật IPM đã có như:

+ Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày; giúp cây trồng phát triển thuận lợi, sâu rầy không kịp tích lũy đủ số lượng gây hại nặng... giúp giảm sử dụng thuốc hoá học; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.

+ Cày xới đất và làm vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi gieo trồng.

+ Luân canh cây trồng để tránh nguồn bệnh tích lũy từ vụ này sang vụ khác.

+ Gieo trồng với mật độ hợp lý.

+ Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết.

+ Sử dụng phân bón hợp lý. Sử dụng phân bón hữu cơ (lượng phân lấy từ hầm ủ Biogas hoặc phân ủ từ rác thải hữu cơ dễ phân hủy).

- Kỹ thuật thủ công: Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, đào hang bắt chuột…

- Kỹ thuật sinh học:

+ Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích (kẻ thù tự nhiên của dịch hại) phát triển, nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại.

+ Ưu tiên sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học (Các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích, an toàn với sức khỏe con người và môi trường).

- Kỹ thuật hóa học:

+ Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV.

+ Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: tác hại của dịch hại cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt tới số lượng nhất định, gọi là ngưỡng kinh tế. Do vậy, chỉ sử dụng thuốc đối với sâu hại khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng kinh tế.

+ Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.

+ Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: đúng chủng loại, đúng liều lượng và nồng độ, đúng thời điểm (đúng lúc), đúng kỹ thuật (đúng cách).

Khuyến khích người dân sử dụng chế phẩm sinh học để diệt sâu rầy thay cho các loại thuốc hóa học. Hướng dẫn người dân cách làm chế phẩm sinh học theo công thức:

- Gừng (1kg)

- Củ riềng (1kg)

- Ngải cứu (1kg)

- Tỏi (1kg)

Băm nhỏ từng thành phần và trộn đều 04 thành phần với nhau, bỏ hỗn hợp đã trộn vào bình thủy tinh 06 lít sao cho hỗn hợp chiếm khoảng 2/3 thể tích bình và đổ rượu vào ngang bằng với lớp hỗn hợp, ngâm hỗn hợp trong 20 ngày. 20 ngày sau thấy phần xác nổi lên là dung dịch có thể sử dụng được. Chiết lấy 01 lít chế phẩm ngâm được pha với 1000 lít nước để sử dụng phun xịt sâu rầy. Chế phẩm này có thể xịt cho lúa, hoa màu để diệt các loại sâu hại, riệp sáp, sâu úng lá, rầy nâu…

Giới thiệu và cung cấp giống bắp lai mới có khả năng kháng sâu rầy cao cho người dân. Giới thiệu một số công ty nước ngoài (đa số tại Thái Lan) đến thu mua sản phẩm bắp lai của người dân.

Hình 3.5 – Đồng ruộng áp dụng kỹ thuật IPM từ năm 1999 đến nay

b) Kết quả

Kỹ thuật IPM được thực hành trên 6.000 m2 lúa. Sau khi được đào tạo và ứng dụng thử nghiệm kỹ thuật này, người dân đã tự tin vào khả năng thực hành kỹ thuật IPM của họ.

Tổ chức các đội kiểm tra định kỳ và hướng dẫn người dân thực hiện đúng kỹ thuật IPM.

Người dân thu được nhiều lợi nhuận từ việc trồng và bán bắp lai. Qua đó, đời sống của nông dân cũng được cải thiện rõ rệt.

c) Duy trì

Hiện nay, mô hình này hầu như không còn được duy trì, số ít duy trì chỉ dừng ở mức áp dụng các kỹ thuật cơ bản nhất trong hệ thống kỹ thuật IPM như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sử dụng giống gieo trồng có năng suất và khả năng kháng sâu rầy cao.

+ Cầy xới đất, làm vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi gieo trồng và định kỳ trong thời gian gieo trồng.

Bên cạnh đó, chế phẩm sinh học (theo công thức nêu trên) cho tác dụng chậm, sâu rầy chết từ từ, không chết ngay lập tức như khi dùng loại thuốc hóa học. Do đó, người dân cảm thấy việc sử dụng chế phẩm sinh học thay thế là không hiệu quả và người dân đã ngưng sử dụng loại chế phẩm này.

Đa số người dân vẫn muốn giữ lối canh tác theo kiểu lạc hậu, làm theo kinh nghiệm tương truyền, ngại đổi mới.

3.3.1.7. Thành lập tổ hợp tác sản xuất mây tre đan

a) Quá trình thực hiện

Giới thiệu các sản phẩm mây tre đan của địa phương đến thị trường trong và ngoài nước bằng cách gửi các thông tin và hình ảnh của sản phẩm lên các website uy tín. Vận động người dân hợp tác thành lập tổ hợp tác mây tre đan tại ấp Mỹ Khánh B, tạo nguồn lao động ổn định để vươn đến thực hiện các hợp đồng sản xuất với số lượng lớn.

Hỗ trợ kinh phí cho người dân trồng thêm tre trúc phục vụ làm nghề. Bên cạnh đó, còn giúp tăng thêm vẻ mỹ quan, nguồn không khí trong lành cho thôn xóm.

b) Kết quả

Thành lập được 01 tổ hợp tác gồm 80 thành viên và 06 cơ sở quy mô hộ gia đình, chuyên sản xuất sản phẩm mây tre đan theo hợp đồng; lao động là các thợ lành nghề tại địa phương và nhiều nơi khác đến.Kết quả: Hàng tháng có hơn 10.000 sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh (Trang 59 - 72)