Các sản phẩm dịchvụ viễn thông di động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông di động của công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 34)

2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Dịchvụ Viễn Thông VinaPhone

2.1.3 Các sản phẩm dịchvụ viễn thông di động

VinaPhone cung cấp các dịch vụ gồm: dịch vụ trả trước; trả sau; thuê bao ngày; nhắn tin; trả trước kéo dài; trả trước thời hạn 365 ngày… Hiện tại, VinaPhone là một trong số các doanh nghiệp dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia tăng với khoảng 40 dịch vụ được cung cấp trên nền thoại bao gồm: gọi số tắt, gọi quốc tế, chuyển vùng quốc tế, chuyển vùng trong nước, chuyển tiếp cuộc gọi, chặn cuộc gọi, giữ

cuộc gọi, chờ cuộc gọi, hộp thư thoại, fax data, Funring, cấm hiển thị số, hiển thị số, Datasafe, USSD, EasyTopup... dịch vụ SMS và trên nền SMS bao gồm nhắn tin thông thường, nhắn tin đến các tổng đài 996, 997, 998, 8XXX, 1900XXXX.

Các lợi ích mà VinaPhone mang đến cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ viễn thơng di động:

- Vùng phủ sóng rộng 61/61 tỉnh. - Mạng lưới bán hàng rộng khắp

- Khuyến mại giảm cước ngoài giờ cao điểm. - Hỗ trợ 24/24 giờ.

- Nhiều dịch vụ gia tăng hấp dẫn

- Dịch vụ cơ bản: gồm dịch vụ thoại và nhắn tin truyền thống

- Dịch vụ gia tăng: gồm dịch vụ truy cập Internet, dịch vụ thông tin tổng hợp, dịch

vụ tiện ích, dịch vụ chuyển vùng quốc tế, và dịch vụ khác Dịch vụ truy cập Internet:

Mobile Internet ezCom Opera Mini

- Mobile Internet là dịch vụ giúp khách hàng truy cập Internet trực tiếp từ

điện thoại di động ở bất cứ nơi nào có sóng VinaPhone. Khách hàng có thể sử dụng cá tính năng như :

- Tìm kiếm thơng tin: Đọc tin tức trên các báo điện tử hay tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet…

- Giải trí: Nghe và tải nhạc trên Zing, xem phim thỏa thích hay thưởng thức các Video clip hấp dẫn trên YouTube; Tải và chơi game...

- Kết nối bạn bè: Facebook, Twitter…

- Email & Chat: Nhận và gửi email trên YahooMail, Gmail hay chat với bạn bè trên Yahoo, Ola chat…

vụ ezCom của VinaPhone và các thiết bị hỗ trợ như USB 3G, máy Laptop hoặc iPad có khe cắm SIM.

- Dịch vụ giải trí: gồm các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu giải trí như nghe nhạc trực tuyến, cài đặt dịch vụ nhạc chuông chờ, tải game và ứng dụng, xem tivi trên di động.

- Dịch vụ thông tin tổng hợp: gồm các dịch vụ tiện ích như Infoplus, Livescreen…cung cấp tin tức, truyện cười, cập nhật thơng tin giải trí hàng ngày qua tin nhắn tới máy của khách hàng.

- Dịch vụ tiện ích: gồm các dịch vụ liên quan và hỗ trợ cuộc gọi như dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ chuyển lời nhắn thoại, dịch vụ hộp thư thoại, dịch vụ gọi lại tôi (call me back), dịch vụ chuyển vùng quốc tế và dịch vụ xác định vị trí thuê bao.

- Dịch vụ chuyển vùng quốc tế: cho phép khách hàng giữ liên lạc bằng chính thẻ SIM và số th bao của mình dù đang ở nước ngồi.

- Dịch vụ khác : gồm các dịch vụ GTGT qua đầu số 8xxx, 6xxx, 7xxx và 1900xxxx, các chương trình nhắn tin trúng thưởng Go9696 của VinaPhone, các dịch vụ game miễn phí nhận giải thưởng từ VinaPhone.

- Gói cước: gồm gói cước trả sau gói cước trả trước, các loại gói cước khác

- Gói cước trả sau: phù hợp với khách hàng liên lạc bằng di động thường xuyên trong ngày, với lưu lượng gọi nhiều khách hàng sẽ tiết kiệm được cước phí tới 40%.

- Gói cước trả trước: sử dụng gói cước này, khách hàng khơng phải ký hợp đồng thuê bao tháng, không phải trả phí hịa mạng, cước thuê bao hàng tháng. Khách hàng sẽ nạp tài khoản và thực hiện trả cước cho từng cuộc gọi, do đó kiểm sốt được cước phí sử dụng và gọi đi quốc tế bất cứ lúc nào. Gói cước trả trước bao gồm các loại: vinaCard, vinaDaily, vinaXtra, vinaText, vina365, Talk EZ, myZone, family…

- Các loại gói cước khác: gói cước có mức ưu đãi theo đối tượng áp dụng như sinh viên, học sinh, gồm các gói cước theo tính năng cộng đồng, BackBerry, Talk24…

Sau khi đăng kí, khách hàng có thể tra cứu thơng tin tài khoản thuê bao trả trước hoặc thời hạn sử dụng và các thông tin liên quan khác. Khách hàng có thể chuyển đổi qua lại giữa hình thức thuê bao trả sau hay trả trước. Ngoài ra, khách hàng cịn có thể thanh tốn cước một cách linh động bằng cách sử dụng thẻ cào trả trước để thanh tốn cước phí cho th bao trả sau.

2.1.4 Tình hình kinh doanh dịch vụ viễn thơng di động

Hình 2.2: Thị phần (th bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động 2G

(Nguồn: Sách Trắng Bộ Thông tin & Truyền thông, 12/2013)

Theo số liệu thống kê ở hình 2.2 cho thấy 3 nhà mạng lớn Viettel, MobileFone, VinaPhone nắm giữ đa số thị phần hiện nay của các loại hình dịch vụ

Hình 2.3: Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động 3G.

(Nguồn: Sách trắng Bộ Thông tin & Truyền thông, 12/2013)

Với số liệu thống kê ở hình 2.3, 3 nhà mạng Viettel, MobilePhone, VinaPhone cũng vẫn đang nắm giữ đa số thị phần hiện nay của các loại hình dịch vụ 3G, số thị phần chia sẻ của từng mạng gần như tương đương nhau. Thị phần của Viettel là 34.73 %, Mobile với 33,19 %, VinaPhone với 29,71 %, thị phần còn lại Vietnamobile với 2,36 %. Như vậy 3 nhà mạng lớn đang có sự so kè với nhau trong việc cung cấp các dịch vụ trên nền tảng công nghệ 3G (dịch vụ Internet di động) mà chưa có sự bức phá rõ rệt. Như vậy cơ hội cho việc phát triển dịch vụ này của 3 nhà mạng là chia đều cho nhau mà chưa có nhà mạng nào nắm giữ lợi thế về thị phần khống chế ở mảng 3G. Nếu so sánh ở góc độ chi phí , thi phần nắm giữ, từ dịch vụ viễn thơng di động thì Viettel đang chịu áp lực nhiều nhất bởi chi phí vận hành cơ sở hạ tầng mạng nhiều hơn 2 nhà mạng còn lại là MobilePhone và VinaPhone.

2.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ viễn thông di động của VinaPhone đánh giá theo các tiêu chuẩn của ngành và theo kết quả khảo sát khách hàng theo các tiêu chuẩn của ngành và theo kết quả khảo sát khách hàng

2.2.1 Đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông di động của các nhà mạng theo

các tiêu chuẩn của ngành

Theo bản công bố chất lượng dịch vụ năm 2013 và gần đây nhất là quý I 2014 của VinaPhone (bảng kết quả đính kèm ở phần phụ lục), nhà mạng này

cũng đã hoàn tất việc đo kiểm chất lượng. Kết quả các chỉ tiêu đo kiểm của công ty đều đạt so với tiêu chuẩn ngành. Trong đó, hầu hết các tiêu chuẩn quan trọng đều gần đạt ngưỡng cao mà một mạng di động cần đạt được. Cụ thể các chỉ tiêu đạt được như sau:

- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ≥ 92%. - Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi ≤ 5%.

- Chất lượng thoại (điểm chất lượng thoại trung bình) ≥ 3,0 điểm. - Độ chính xác ghi cước với Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai ≤ 0,1%.

- Độ chính xác ghi cước với Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai ≤ 0,1%. - Tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước sai ≤ 0,01%.

- Tỷ lệ cuộc gọi bị lập hoá đơn sai ≤ 0.01%. - Độ khả dụng của dịch vụ D ≥ 99,5%.

- Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ (khiếu nại / 100 khách hàng / 3 tháng) ≤ 0,25.

- Hồi âm khiếu nại của khách hàng 100%.

- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng với thời gian cung cấp dịch vụ khách hàng bằng nhân công qua điện thoại: 24h trong ngày.

- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng với tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây ≥ 80%.

lượng dịch vụ viễn thông di động, đứng thứ hai là Viettel, VinaPhone đứng thứ ba, các thứ hạng tiếp theo là VietNamMobile, Gtel.

Từ trước đến nay, chất lượng dịch vụ viễn thơng di động của VinaPhone nói riêng và của các nhà mạng khác nói chung được đánh giá thơng qua các chỉ tiêu kỹ thuật của ngành. Thông qua hoạt động tự đo kiểm của các nhà mạng hoặc theo kết quả đo kiểm của Cục quản lý chất lượng theo định kì hàng q. Cơng tác đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông di động theo cách này giúp cho doanh nghiệp có cơ sở chủ động về mặt kỹ thuật để nhận ra các vấn đề có liên quan đến chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp. Đây cũng là cách mà nhà mạng sử dụng để tự đánh giá chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên có một tồn tại trong thực tế hiện nay là cho dù các nhà mạng công bố kết quả đo kiểm bằng hay vượt các chỉ tiêu kỹ thuật của ngành nhưng tình trạng chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với chi phí khách hàng bỏ ra vẫn xảy ra. Đo đó, các kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ mà các nhà mạng hay các cơ quan chun trách cơng bố cần mang tính khách quan và trung thực hơn nữa. Tránh tình trạng cơng bố kết quả đo kiểm với mục đích tự quảng cáo cho chất lượng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Bởi khách hàng là người thụ hưởng dịch vụ sau cùng và là người đánh giá quan trọng nhất về chất lượng dịch vụ.

Vì những lý do nêu trên, để đánh giá chất lượng dịch vụ một cách chính xác và khách quan hơn nữa, các nhà mạng nên sử dụng đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động qua cảm nhận hài lòng của khách hàng vể chất lượng dịch vụ.

2.2.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông di động theo sự đo lường cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ viễn thông di động tại Việt nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam

Việc đo lường chất lượng dịch vụ viễn thông di động thông qua khảo sát sự cảm nhận từ phía khách hàng sẽ là cơ sở để nhận biết và đánh giá các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ mà nhà mạng cung cấp trên quan điểm từ phía người sử dụng dịch vụ. Từ đó nhận ra những mặt hạn chế để có cơ sở đề xuất các giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông di động, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn, đồng thời củng cố và phát triển vị trí của doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ viễn thông di động.

Với thang đo đề xuất đã trình bày ở phần trên, các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ viễn thông di động bao gồm: Sự tin cậy, Sự đáp ứng, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình, Chất lượng kết nối, Dịch vụ gia tăng.

Phương pháp đánh giá: Đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông di động trên quan điểm của khách hàng bằng cách tiến hành đo lường mức độ thoả mãn về chất lượng của dịch vụ viễn thông di động mà họ đang sử dụng.

2.3 Đo lường chất lượng dịch vụ viễn thông di động

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu

Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông di động Cơ sở lý thuyết chất lượng dịch vụ di động

- Khái niệm, vai trò của chất lượng dịch vụ

- Các mơ hình đo lường chất lượng dịch vụ

- Thang đo chất lượng dịch vụ viễn thông di động

Nhận diện vấn đề nghiên cứu

Cơ sở thực tiễn – thực trạng chất lượng dịch vụ viễn thông di động của VinaPhone

- Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ viễn thông di động của VinaPhone

Kết quả đánh giá thực trạng theo tiêu chuẩn ngành

- Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ viễn thông di động của VinaPhone theo các tiêu chuẩn của ngành

Kết quả nghiên cứu định lượng

Đo chất lượng dịch vụ viễn thông di động

Thang đo

Nghiên cứu định lượng

- Bảng câu hỏi, tiến hành lấy mẫu khảo sát, nhập và phân tích dữ liệu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ viễn thông di động khi sử dụng dịch vụ. Phạm vi khảo sát: khu vực thành phố HCM.

- Chọn mẫu:

Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011), cần sử dụng mẫu có kích thước đủ lớn khi sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), cũng theo tác giả thì tỷ lệ quan sát: biến đo lường trong phân tích EFA là 5:1, tức là một biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.

Mặt khác, do cần thu thập thông tin để tiến hành đánh giá và so sánh chất lượng dịch vụ giữa các nhà mạng hiện đang khai thác dịch vụ viễn thông di động tại thị trường Việt Nam nên cỡ mẫu tối thiểu được chọn trong bài nghiên cứu là 500 mẫu.

- Phương pháp xử lý số liệu:

Số liệu thu thập được sau khi thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ viễn thông di động sẽ được tiến hành phân tích bằng phần mềm phân tích số liệu thống kê SPSS 16.0 (Statistical Package for the Social Sciences version 16.0). Phương pháp xử lý số liệu tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo chất lượng dịch vụ, thống kê giá trị trung bình của các thành phần có trong thang đo để làm cơ sở so sánh sự khác biệt về chất lượng dịch vụ giữa các nhà mạng di động với mục đích cuối cùng của bài nghiên cứu là đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc đánh giá độ tin cậy thang đo dựa vào hệ số tin cậy Cronbach Alpha, các giá trị trung bình có được từ phương pháp thống kê số liệu.

- Thang đo:

Các thang đo trước đây về sản phẩm dịch vụ thường đề cập ở 1 khía cạnh, hoặc thiên về những đặc tính dịch vụ trong mơ hình Parasuraman (1988) hoặc thiên về những đặc tính kỹ thuật, như thang đo chất lượng dịch vụ thông tin di động của tác giả Nguyễn Đức Kỳ (2007). Tuy nhiên, sản phẩm dịch vụ viễn thông di động

bài nghiên cứu mang tính kế thừa và phải có những bổ sung điều chỉnh từ các nghiên cứu đo lường chất lượng dịch vụ trước đây. Thang đo này chủ yếu dựa trên cơ sở tham khảo ở thang đo chất lượng cảm nhận về sản phẩm dịch vụ trong mơ hình Đo lường sự thoả mãn của Parasuraman và các tác giả (1994). Việc điều chỉnh cách phát biểu trong thang đo để phù hợp với lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động sẽ dựa trên cơ sở thang đo chất lượng dịch vụ thông tin di động của Phạm Đức Kỳ và các tác giả (2007).

Trong bài nghiên cứu của mình, để mơ hình phù hợp với lĩnh vực thông tin di động mà cụ thể là dịch vụ thoại, Phạm Đức Kỳ và các tác giả (2007) đã thực hiện việc tóm lược các biến cần đo trong thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman và các tác giả (1988) trên cở sở ứng dụng cho dịch vụ thoại. Tuy nhiên hiện nay, ngoài lĩnh vực thoại và nhắn tin truyền thống, các nhà mạng còn cung cấp cho khách hàng các tiện ích dịch vụ khác như dịch vụ data (các dịch vụ gia tăng) có các đặc tính về sản phẩm dịch vụ khác với dịch vụ thoại. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu định tính để điều chỉnh lại thang đo, cần có sự bổ sung lại các biến cần đo có trong mơ hình gốc của Parasuraman và các tác giả (1994) và tiến hành đo lường độ tin cậy của thang đo đã hiệu chỉnh này.

Thang đo sơ bộ sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm với: (1) hồn tồn khơng đồng ý ... và (5) hoàn toàn đồng ý. Thang đo bao gồm 7 thành phần:

(1). Sự tin cậy (2). Sự đáp ứng (3). Năng lực phục vụ (4). Sự đồng cảm

(5). Phượng tiện hữu hình (6). Chất lượng kết nối (7). Dịch vụ gia tăng

- Thang đo thành phần tin cậy gồm 5 biến quan sát đo lường mức độ tín nhiệm nhà mạng khi thực hiện dịch vụ viễn thông di động theo các cam kết đã đề ra.

- Thang đo thành phần đáp ứng gồm 3 biến quan sát đo lường khả năng sẵn sàng thực hiện dịch vụ viễn thông di động kịp thời và đúng thời hạn.

- Thang đo thành phần năng lực phục vụ gồm 5 biến quan sát đo lường khả năng chuyên môn, thái độ lịch sự của các nhân viên, giao dịch viên trong quá trình cung cấp dịch vụ

- Thang đo thành phần đồng cảm gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ quan tâm của các nhân viên, giao dịch viên đến lợi ích và nhu cầu của khách hàng. - Thang đo thành phần phương tiện hữu hình gồm 5 biến quan sát đo lường khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà mạng và trang phục của giao dịch viên.

- Thang đo thành phần chất lượng kết nối gồm 4 biến quan sát đo lường khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông di động của công ty dịch vụ viễn thông vinaphone (Trang 34)