1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.
Để tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM, chiến lược trung hạn của Trung Quốc là phát triển các thể chế tài chính lành mạnh khơng bị tổn thương bởi làn sóng cạnh tranh nước ngồi. Các biện pháp cụ thể được đưa ra:
+ Tăng cường vai trò độc lập trong việc thanh tra, giám sát các NHTM. Trung Quốc bắt đầu giám sát các ngân hàng theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế.
+ Năm 1998, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành 270 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn, nâng tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu trung bình của các ngân hàng này từ 4,4% lên 8% đúng theo Luật Ngân hàng Thương mại Trung Quốc.
+ Giảm thiểu sự can thiệp về chính trị trong việc phân bổ tín dụng của hệ thống ngân hàng nhằm tạo ra hiệu quả tín dụng tối đa. Xóa bỏ cơ chế tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước. Thay vào đó Trung Quốc thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách.
+ Tiến hành xử lý các khoản nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, làm sạch bảng cân đối kế tốn của các NHTM nhằm nâng cao chất lượng tài sản. Năm 1999, thành lập 4 công ty quản lý tài sản được Chính phủ tài trợ (Asset Management Corporation - AMC) nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 NHTMNN từ trước năm 1996 với tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ (169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999. Các khoản nợ xấu được
21
chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTMNN cho 4 AMC tương ứng được thực hiện trong suốt 2 năm 1999 - 2000 và trách nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.
+ Bán hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém, tách các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi bảng cân đối kế tốn của NHTM.
+ Đóng cửa các chi nhánh làm ăn thua lỗ của các NHTMNN. Nâng cao chất lượng nhân sự ngân hàng bằng cách tinh giảm khoảng 73% lãnh đạo, mời chuyên gia nước ngoài tham gia quản trị điều hành, giảm biên chế với cán bộ có trình độ thấp (chỉ riêng năm 2004, các ngân hàng Trung Quốc đã tinh giảm 45.000 người)
+ Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTMNN bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngồi có chọn lọc và niêm yết ra cơng chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTMNN này.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
1.4.2.1. Về phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
Chính phủ cần sớm ban hành một khung pháp lý hoàn thiện cho hệ thống ngân hàng. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác giám sát để bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng, nhanh chóng áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế trong quản trị ngân hàng, đặc biệt là trong cách phân loại nợ xấu, cách tính hệ số an toàn vốn.
Mạnh tay giải quyết tình trạng sở hữu chéo, lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng.
Áp dụng cơ chế lãi suất theo tín hiệu thị trường để tạo mơi trường cạnh tranh cơng bằng, mang tính thị trường để tăng cường năng lực cạnh tranh bình đẳng cho các NHTM trong q trình tự do hóa theo một lộ trình có kiểm sốt. Tuy nhiên với các ngân hàng có lãi suất huy động hoặc cho vay cao bất thường, cần có sự giám sát đặc biệt để đảm bảo mọi hoạt động của ngân hàng đó là lành mạnh.
22
Tiếp tục nâng cao các yêu cầu về năng lực tài chính của ngân hàng: quy mơ vốn tự có, tỷ lệ nợ xấu, các hệ số đảm bảo an toàn…để hệ thống ngân hàng Việt Nam tiệm cận dần với quy mô của các ngân hàng trong khu vực. Các ngân hàng nào không đáp ứng được yêu cầu sẽ mạnh tay bắt buộc phải sáp nhập hoặc giải thể.
Minh bạch hóa thơng tin của các NHTM, kể cả các NHTMCP chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán và NHTMNN bằng cách cơng bố Báo cáo tài chính và thuyết minh Báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm đúng hạn như áp dụng với cơng ty trên sàn chứng khốn. Quan trọng hơn là thông tin công bố là thông tin thực như các số liệu giám sát của NHNN, tránh tình trạng tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng báo cáo cuối năm 2012 là 4,08% nhưng theo giám sát của NHNN lại trên 8%.
Chính phủ tiếp tục hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính cho NHTMNN như tăng vốn cho các NHTMNN để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế, xử lý nợ xấu của các NHTMNN, minh bạch hóa hồn tồn tình hình tài chính, mời các chun gia nước ngồi tham gia quản trị điều hành, sàng lọc một cách toàn diện để tinh giảm nhân viên khơng có trình độ, tuyển chọn đầu vào gắt gao và minh bạch, không áp đặt mệnh lệnh hành chính trong quyết định cho vay của các NHTMNN.
1.4.2.2. Về phía các NHTM
Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ để chiếm lĩnh thị phần, tăng lợi nhuận. Các sản phẩm dịch vụ này phải được thực hiện thành một chiến lược kiên quyết, triệt để, trên cơ sở xem xét các thế mạnh cũng như điểm yếu của các NHTM trong nước trong tương quan so sánh với ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, tạo được sự tin tưởng và lịng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng để tạo cơ sở cho ngân hàng đưa ra những sản phẩm mới đến với khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.
Việc phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của ngân hàng nước ngồi nhưng NHTM trong nước có thể tận dụng lợi thế đi trước và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hóa xã hội của quốc gia để nhanh chóng phát triển các dịch vụ này như một thế mạnh cạnh tranh. Đặc biệt, các NHTM cần hợp tác với
23
nhau trong việc giới thiệu, quảng bá tính tiện ích của các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ hiện đại để mở rộng thu dịch vụ trước khi ngân hàng nước ngồi bành trướng, chiếm lĩnh thị phần.
Tích cực tìm kiếm đối tác nước ngồi có uy tín, có năng lực tài chính vững mạnh để hợp tác nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tiếp thu công nghệ hiện đại, học hỏi cách thức tổ chức bộ máy vận hành hiệu quả và phong cách quản trị điều hành của ngân hàng hiện đại.
Tập trung lành mạnh hóa năng lực tài chính theo hướng phát triển bền vững: tăng quy mô vốn, tập trung xử lý nợ xấu. Đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản trị điều hành, nghiên cứu mở rộng mạng lưới thị phần một cách hiệu quả để nhanh chóng tạo lợi thế nhất định trước làn sóng tồn cầu hóa hiện nay, đặc biệt khi từ năm 2011, Việt Nam đã gỡ bỏ các rào cản với ngân hàng nước ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên một cách khái quát về đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM và năng lực cạnh tranh của NHTM, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cũng như những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM dựa trên chính những đặc điểm đó.
Những cơ sở lý luận này là tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của Agribank trong chương 2, và dựa trên những phân tích đó để đưa ra một số đề xuất
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM