1.3.1. Ma trận SWOT.
Ma trận SWOT là công cụ thường được sử dụng nhất khi doanh nghiệp muốn đánh giá năng lực cạnh tranh của mình. SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Phân tích SWOT là việc đánh giá các thông tin được sắp xếp theo một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, đó là ma trận 2 hàng, 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats.
Ma trận SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp thơng qua việc phân tích tình hình nội bộ của doanh nghiệp (điểm mạnh, điểm yếu) và các yếu tố từ môi trường bên ngồi có thể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp (cơ hội, thách thức).
Ưu điểm: Ma trận SWOT giúp dễ dàng phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như những cơ hội, thách thức từ mơi trường bên ngồi do nó được sắp xếp đơn giản, dễ hiểu, dễ nhận biết.
Nhược điểm: Ma trận SWOT sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược,
điều này làm cho nhiều thơng tin có thể bị gị ép vào vị trí khơng phù hợp với bản chất vấn đề, nhiều đề mục có thể bị trung hịa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích. Ngồi ra, phân tích SWOT khơng định lượng được các tiêu chí nên trong q trình đánh giá ngồi việc dùng SWOT còn phải kết hợp sử dụng các công cụ khác để hoạch định chiến lược.
19
Ma trận hình ảnh cạnh tranh được thiết kế nhằm đưa ra những đánh giá so sánh bản thân doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty trong ngành. Qua đó nó cho doanh nghiệp nhìn nhận được cụ thể những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục.
Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 5 bước: + Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 - 20 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.
+ Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1,0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Tổng điểm của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. Tầm quan trọng của các yếu tố được xây dựng dựa trên cơ sở điều tra, khảo sát từ các nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng.
+ Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 điểm cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn), trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu. Đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại từng yếu tố so với các đối thủ trong ngành.
+ Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.
+ Bước 5: Tính tổng điểm cho tồn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy đây là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cuối cùng, so sánh tổng số điểm của bản thân doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ưu điểm: Khác với các phương pháp khác là so sánh trực tiếp từng yếu tố riêng biệt để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ mà thiếu đi tầm
20
nhìn tổng quát, phương pháp này khắc phục nhược điểm đó bằng cách giúp doanh nghiệp so sánh, đánh giá tổng quát tất cả các mặt của năng lực cạnh tranh.
Nhược điểm: Vấn đề đặt ra của phương pháp này là cần xây dựng thang đo
và thang điểm hợp lý cho mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và điểm số phân loại phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại từng yếu tố.