Nâng cao uy tín thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 85 - 100)

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank

3.3.1.7. Nâng cao uy tín thương hiệu

Agribank hiện đang có vị trí tương đối tốt trên thị trường với thị phần hiện vẫn đang dẫn đầu toàn hệ thống, thương hiệu Agribank được nhiều người biết đến, là thương hiệu số một tại khu vực nông thôn và khá cạnh tranh tại các thành phố lớn. Vì vậy để tiếp tục giữ vững vị thế hiện tại và hướng phát triển hơn nữa trong tương lai, Agribank cần tiếp tục quảng bá thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp Agribank để tiếp tục gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu của Agribank hơn nữa. Agribank cần đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động quảng bá, tiếp thị hình ảnh hiện tại. Tùy từng thị trường, tùy từng nhóm khách hàng và văn hóa vùng miền, trên cơ sở đó mới tiến hành triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp với chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của Agribank:

+ Ở khu vực nơng thơn có thể tài trợ cho các lễ hội văn hóa, các cuộc thi khuyến nông, các festival nông sản…để gây dựng hình ảnh thân thiện “bạn của nhà nơng”, tạo dựng sự tin yêu của người dân với thương hiệu Agribank.

+ Ở khu vực thành thị, có thể tiến hành quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm gắn với các sự kiện cộng đồng, các cuộc thi đấu thể thao, ca nhạc…để quảng bá hơn nữa hình ảnh Agribank đến nhiều tầng lớp dân cư.

Thúc đẩy quảng bá văn hóa doanh nghiệp Agribank hơn nữa với logo, đồng phục, bảng hiệu, trang trí trụ sở đồng bộ tại tất cả các chi nhánh để chỉ cần nhìn vào có thể nhận diện ngay bản sắc Agribank. Trên tất cả, cái quan trọng nhất là nâng cao phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm của đội ngũ cán bộ nhân viên. Đó chính là thứ dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng nhất. Agribank đã có bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ nhưng cần tiến hành kiểm tra thường xuyên việc thực hiện để đảm bảo cán

78

bộ thực hiện đúng và nghiêm túc.

3.3.2. Về phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

+ Chính phủ cần sớm ban hành một khung pháp lý hoàn thiện cho toàn bộ hoạt động kinh tế nói chung và cho hệ thống ngân hàng nói riêng, tránh hiện tượng nhiều luật cùng quy định một vấn đề, các luật không nhất quán và chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn cho việc nắm bắt và thực hiện.

+ Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước, tạo môi trường minh bạch, thơng thống để đẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

+ Tiếp tục thể chế hóa những cam kết với WTO, tiến sát thơng lệ và chuẩn mức quốc tế.

Tăng cường vai trò giám sát của NHNN với hoạt động của NHTM.

+ Tiếp tục nâng cao các yêu cầu về năng lực tài chính của ngân hàng về các chỉ tiêu quy mô vốn tự có, tỷ lệ nợ xấu, các hệ số đảm bảo an tồn, trích lập dự phịng để hệ thống ngân hàng Việt Nam tiệm cận dần với quy mô của các ngân hàng trong khu vực.

+ Kịp thời ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn cụ thể cho các NHTM theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Hiệp ước Basel II và cả việc áp dụng Basel III trong thời gian tới nhằm giúp các NHTM đảm bảo an tồn vốn trong hoạt động kinh doanh và phịng ngừa các rủi ro thị trường, giúp các NHTM có cơ sở xây dựng và triển khai các chiến lược, phương án kinh doanh hiệu quả, nâng cao năng lực canh tranh lành mạnh.

+ Mạnh tay giải quyết tình trạng sở hữu chéo, lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng.

+ Kiểm sốt chặt chẽ các dịng vốn ngắn hạn vào và ra khỏi Việt Nam, tránh tình trạng dịng vốn vào ồ ạt gây hiện tượng tăng trưởng nóng và đảo ngược dịng

79

vốn nhanh gây bất ổn trong thị trường tài chính. Nên hướng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng tăng trưởng và phát triển bền vững.

+ Minh bạch hóa thơng tin của các NHTM, kể cả các NHTMCP chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán và NHTMNN bằng cách cơng bố Báo cáo tài chính và thuyết minh Báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm đúng hạn như áp dụng với công ty trên sàn chứng khoán. Quan trọng hơn thông tin công bố là thông tin thực như các số liệu giám sát của NHNN, tránh tình trạng tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng báo cáo cuối năm 2012 là 4,08% nhưng theo giám sát của NHNN lại trên 8%.

Giải pháp xử lý nợ xấu của các NHTM.

+ NHNN cần đẩy nhanh hơn tiến độ mua nợ xấu của hệ thống NHTM nói chung và Agribank nói riêng. Hiện nay, Agribank đang có dư nợ xấu cịn lớn hơn vốn điều lệ của mình. Chính vì vậy, việc Agribank tiến hành bán nợ xấu cho VAMC không những giúp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Agribank mà còn tránh rủi ro đổ vỡ hệ thống do Agribank là NHTM có tổng tài sản lớn nhất toàn hệ thống.

+ Ngoài cơ chế xử lý nợ xấu giữa VAMC và các NHTM trong nước, Chính phủ và NHNN cũng cần xem xét việc bán nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng cho các tổ chức mua nợ nước ngồi. Đó mới có thể là giải pháp giải quyết triệt để gốc rễ vấn đề. Các tổ chức nước ngồi có kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu, họ cũng có tiềm lực tài chính mạnh để có thể tiếp tục hoàn thành dự án bất động sản. Trên thực tế, các tổ chức mua nợ nước ngồi có sự quan tâm đặc biệt đến thị trường mua bán nợ của Việt Nam và xem đây là thị trường cực kỳ tiềm năng và có thể tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư trong trung và dài hạn. Chính phủ và NHNN nên phân loại các khoản nợ xấu đã mua thành nhiều nhóm khác nhau. Những khoản nợ xấu mà Chính phủ và các tổ chức tín dụng khơng thể tự giải quyết thì rất cần đến nguồn vốn và các kinh nghiệm xử lý nợ từ các tổ chức nước ngoài nhằm giải quyết hiệu quả và triệt để hơn các khoản nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng.

80

+ Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các tổ chức tín dụng khi đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn, Chính phủ cần có một quy hoạch cụ thể việc phát triển từng loại sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương trên cả nước cũng như khả năng tiêu thụ của từng loại sản phẩm nơng nghiệp đó. Dựa trên quy hoạch đó, các tổ chức tín dụng như Agribank sẽ xây dựng được một danh mục tín dụng cụ thể theo từng loại sản phẩm nông nghiệp và từng địa phương. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho vay của Agribank trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như hạn chế các rủi ro phát sinh.

+ Ngồi ra, Chính phủ phải đảm bảo việc cho vay phải đồng bộ với việc phát triển nông thôn. Các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương cần phải quan tâm đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng tốt cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi, hỗ trợ cho người nông dân vật tư đầu vào như hạt giống, phân bón và phát triển các thị trường tiêu thụ sản phẩm do người nơng dân làm ra.

Nếu Chính phủ thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn như trên thì mới giúp nông nghiệp Việt Nam có nền tảng phát triển tốt. Từ đó, việc cho vay của các NHTM như Agribank mới đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững.

Ưu đãi cho Agribank khi phát triển nông nghiệp nơng thơn.

NHNN cần có thêm những biện pháp hỗ trợ thường xuyên đối với những tổ chức tín dụng đầu tư, phát triển mạnh khu vực nông nghiệp, nơng thơn như Agribank: có tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp, tạo cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ từ các dự án tài trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Những hỗ trợ này sẽ giúp Agribank có thể tiếp tục đẩy mạnh cho vay nơng nghiệp, nơng thơn vì phần lớn các NHTM hiện nay vẫn hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực này do kinh doanh lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngồi ra, chi phí cao và tài sản đảm bảo của các hộ nông dân Việt Nam rất hạn chế cũng là những rào cản cho người nông dân tiếp cận với nguồn vốn từ hệ thống NHTM.

81

Cho phép cổ phần hóa Agribank.

Sau khi Agribank thực hiện tái cơ cấu thành cơng với việc nâng cao năng lực tài chính và chuyển hướng phần lớn hoạt động kinh doanh của mình sang lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn thì trong định hướng trung dài hạn, Chính phủ nên xem xét cho Agribank cổ phần hóa và tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài trên cơ sở Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối. Những nhà đầu tư lớn khi mua cổ phần của Agribank phải được Chính phủ và NHNN xem xét cẩn thận, đảm bảo những nhà đầu tư này phải đồng thuận với chiến lược kinh doanh cốt lõi cũng như thị trường mục tiêu mà Agribank theo đuổi.

Việc tiến hành cổ phần hóa này với mục đích là giúp Agribank dần thoát khỏi cơ chế bao cấp từ Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo định hướng trong kinh doanh của Agribank là phục vụ lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn. Ngồi ra, với việc tiến hành cổ phần hóa cũng như tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài sẽ giúp Agribank gia tăng được nguồn vốn trong hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển thêm nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại và đặc biệt là tăng cường cơ chế giám sát, kiểm soát nội bộ trong hoạt động nhằm giúp Agribank cải thiện hơn năng lực cạnh tranh so với các NHTM khác.

82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Suy thoái kinh tế kéo dài trong giai đoạn vừa qua đã để lại cho các NHTM những bài học đắt giá trong việc định hướng phát triển theo hướng bền vững. Thách thức trước mắt vẫn cịn rất nhiều nhưng khơng phải là khơng có những cơ hội. Nhận thức được điều đó, Agribank đã xác định lại hướng đi cho mình và cụ thể hóa nó bằng “Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2011 - 2015”.

Từ những định hướng và chiến lược phát triển của Agribank đặt ra trong Đề án tái cơ cấu, tác giả đã đề xuất một vài giải pháp để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank. Những giải pháp đó đều xuất phát từ thực trạng của Agribank trên cơ sở phân tích những cơ hội, thách thức trong tình hình thực tế hiện nay. Đây là nền tảng cơ bản cho việc thực hiện thành công những mục tiêu, định hướng của Agribank trong giai đoạn 2011 - 2015, tạo bước đà cho những sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.

83

PHẦN KẾT LUẬN

Trong môi trường kinh tế thế giới và trong nước đầy biến động như hiện nay, các ngân hàng phải thay đổi toàn diện: tăng cường năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và nâng cao vị thế trên thị trường theo hướng phát triển bền vững hơn trước mọi biến động của thị trường và trước làn sóng tồn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay.

Để giải quyết vấn đề này, từ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được đề cập ở chương 1, chương 2 của luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Agribank, tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của Agribank trong mối tương quan với các ngân hàng khác, nêu lên những vấn đề còn tồn tại và xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những tồn tại đó. Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, ở chương 3 tác giả đã đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank nhằm thực hiện thành cơng q trình tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015 cũng như cho sự phát triển bền vững hơn của Agribank trong tương lai khi hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, với tiềm lực và thành quả tích luỹ từ 26 năm hoạt động, cùng với những định hướng đúng đắn từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cộng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Agribank, tác giả tin rằng Agribank có thể vượt qua những khó khăn trước mắt, tái cơ cấu tồn diện để có thể trở thành một ngân hàng vững mạnh, xứng đáng là một trong những trụ cột của Nhà nước trong công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt là q trình đẩy mạnh hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

Dù đã rất cố gắng để hồn thành tốt nghiên cứu của mình nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn và khả năng hạn hẹp của bản thân nên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý Thầy, Cô và bạn đọc để giúp luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. ACB, 2008 - 2013. Báo cáo thường niên các năm 2008 - 2013. 2. Agribank, 2008 - 2011. Báo cáo thường niên các năm 2008 - 2011.

3. Agribank, 2012. Sơ lược Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2011 - 2015. Hà

Nội: tháng 10 năm 2012.

4. Agribank, 2013. Báo cáo tổng kết năm 2012. Hà Nội: tháng 3 năm 2013. 5. Agribank, 2014. Báo cáo tổng kết năm 2013. Hà Nội: tháng 3 năm 2014. 6. BIDV, 2008 - 2013. Báo cáo thường niên các năm 2008 - 2013.

7. Đặng Hữu Mẫn, 2010. Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam - Thực trạng và những đề xuất cải thiện. Tạp chí khoa học và cơng nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5, trang 194 - 205.

8. EAB, 2008 - 2013. Báo cáo thường niên các năm 2008 - 2013. 9. Eximbank, 2008 - 2013. Báo cáo thường niên các năm 2008 - 2013.

10. Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, 2013. Doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn - Dịch vụ được hài lòng nhất 2013. <http://bsa.org.vn/?

p=view content&id=10325&menufid=11>. [Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2013]. 11. KMPG, 2013. Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013. [pdf]. <http://www.kpmg.com/VN/en/IssuesAndInsights/ArticlesPublications/Documents/ Advisory/Vietnam-Banking-Survey-2013-VN.pdf.>. [Ngày truy cập: 19 tháng 10 năm 2013].

12. MB, 2008 - 2013. Báo cáo thường niên các năm 2008 - 2013.

13. Ngân hàng Nhà nước, 2008 - 2012. Báo cáo thường niên các năm 2008 - 2012. 14. Nhật Nam, 2012. Công bố bảng xếp hạng 32 ngân hàng Việt Nam.

15. Phạm Tấn Mến, 2008. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập. Luận văn

thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Porter, M., 1996. Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

17. Sacombank, 2008 - 2013. Báo cáo thường niên các năm 2008 - 2013 . 18. Techcombank, 2008 - 2013. Báo cáo thường niên các năm 2008 - 2013.

19. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm

2012 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”. Hà Nội: tháng 3 năm 2012.

20. Tô Ngọc Hưng, 2012. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những

bài học cho Việt Nam. <http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/res

earch/taichinhnganhang/2012/20121113.html> [Ngày truy cập: 15 tháng 8 năm 2013].

21. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 85 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)