Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán báo cáo tài chính tại việt nam (Trang 28 - 29)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN

2.1.2.3. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240

Chuẩn mực này đề cập đến trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện các gian lận và sai sót. Đoạn 5 của chuẩn mực này cũng nêu rõ “Khi thực hiện kiểm toán theo

các VSA, KTV chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có cịn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Do những hạn chế vốn có của kiểm tốn, nên có rủi ro khơng thể tránh khỏi là KTV không phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các VSA”.

Để đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý, KTV phải duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp trong suốt q trình kiểm tốn, phải cân nhắc khả năng Ban Giám đốc có thể khống chế kiểm soát và phải nhận thức đƣợc thực tế là các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện nhầm lẫn một cách hiệu quả có thể khơng hiệu quả trong việc phát hiện gian lận.

Trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, KTV và DNKT phải:  Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian

lận;

 Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp về các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã đƣợc đánh giá, thông qua việc thiết kế và thực hiện những biện pháp xử lý thích hợp;

 Có biện pháp xử lý thích hợp đối với gian lận đã đƣợc xác định hoặc có nghi vấn trong q trình kiểm tốn.

Trong một số trƣờng hợp cụ thể, KTV có thể xem xét các tình huống sau:

Khi kết quả của một sai sót do gian lận hoặc nghi ngờ có gian lận, nếu gặp phải tình huống dẫn đến yêu cầu xem xét lại khả năng tiếp tục thực hiện công việc kiểm tốn thì KTV phải:

(a) Xác định trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý áp dụng trong tình huống đó, bao gồm trách nhiệm phải báo cáo với đối tƣợng đã chỉ định thực hiện cuộc kiểm toán hoặc báo cáo với các cơ quan quản lý có thẩm quyền (nếu có);

(b) Cân nhắc việc rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu pháp luật hoặc các quy định liên quan cho phép;

Khi KTV xác định đƣợc hành vi gian lận hoặc thu thập đƣợc thơng tin cho thấy có thể có hành vi gian lận thì KTV phải kịp thời trao đổi các vấn đề này với cấp quản lý thích hợp của đơn vị nhằm thơng báo với những ngƣời có trách nhiệm chính trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của họ.

Khi xác định đƣợc hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận thì kiểm tốn viên phải xác định trách nhiệm báo cáo về hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận đó với bên thứ ba (nếu có). Mặc dù trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng có thể khơng cho phép kiểm toán viên thực hiện việc báo cáo đó nhƣng trong một số trƣờng hợp, trách nhiệm pháp lý của kiểm tốn viên có thể cao hơn trách nhiệm bảo mật đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán báo cáo tài chính tại việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)