CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
2.2.4. Nguyên nhân hình thành
Mặc dù đồng thuận về sự tồn tại của AEG nhƣng vẫn có những bất đồng về nguyên nhân hình thành trong hầu hết các nghiên cứu tùy thuộc vào bối cảnh, cấp độ phát triển của các tổ chức nghề nghiệp và vai trị của nghề kiểm tốn trong cộng đồng, mức độ độc lập của KTV và trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện các sai sót và gian lận và mức độ hữu hiệu của khâu truyền thông cho công chúng.
Theo Shaikh và Talha (2003), AEG do những nguyên nhân sau: (i) Bản chất mơ hồ của kiểm toán;
(ii) Sự thiếu hiểu biết, ngây thơ và những mong đợi bất hợp lý từ những ngƣời không phải là KTV;
(iii) Việc đánh giá hồi tố hoạt động kiểm toán và sự phát triển trách nhiệm kiểm toán tạo ra độ trễ thời gian để đối phó với những thay đổi mong đợi;
(iv) Những cuộc khủng hoảng tài chính của các công ty dẫn đến những kỳ vọng mới;
(v) Hội nghề nghiệp cố gắng kiểm soát phƣơng hƣớng và kết quả tranh luận về AEG.
Trong nghiên cứu của Haniffa và Hudaid (2007) khẳng định rằng nguyên nhân của AEG liên quan đến vai trò và trách nhiệm của KTV là do thiếu chuẩn mực. Lee, Ali và Gloeck (2009) thì cho rằng nguyên nhân AEG tại Malaysia là kết quả của (i) những mong đợi bất hợp lý từ sự kết hợp của những nhân tố nhƣ sự nhầm tƣởng và thiếu hiểu biết của ngƣời sử dụng về vai trị và trách nhiệm của KTV, thiếu giải thích về mục tiêu của cuộc kiểm toán và những mong đợi quá mức của một bộ phận ngƣời sử dụng về hoạt động kiểm tốn; (ii) một bộ phân KTV cịn thiếu năng lực do một số nhân tố nhƣ q trình chỉ định KTV, phí kiểm tốn thấp, sự cạnh tranh nguồn lực nhân
sự, sự gia nhập vào tổ chức nghề nghiệp và việc đánh giá hồi tố của KTV; (iii) thiếu văn bản pháp luật. Mahadevaswany và Sahehi (2008) cho rẳng đó là do sự khác biệt nhận thức về vai trò và trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận kế toán. Cùng chung quan điểm, Hayers, Schilder, Dassen và Wallage phát hiện khoảng cách này xuất phát từ những trách nhiệm sau của KTV:
- Đƣa ra ý kiến về tính trung thực của BCTC;
- Đƣa ra ý kiến về khả năng hoạt động liên tục của công ty; - Đƣa ra ý kiến về hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty; - Đƣa ra ý kiến về việc xảy ra gian lận;
- Đƣa ra ý kiến về việc xảy ra hành vi trái pháp luật;
Nếu nhƣ một số nghiên cứu trƣớc đó tập trung nhiều vào mong đợi bất hợp lý của công chúng về NNKT thì các nghiên cứu về sau lại chú ý nhiều hơn hoạt động kiểm toán và xem đây là nguyên nhân tiềm năng của khoảng cách kỳ vọng (Sidani và Olayan 2007).