CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN
2.2.3.1. Enron và Anderson
Ngày 02/12/2001, Enron đệ đơn xin phá sản sau khi các gian lận kế toán trên BCTC đƣợc tiết lộ. Khi đó Arthur Andersen, cơng ty chịu trách nhiệm kiểm toán đã tiêu hủy hàng ngàn tài liệu quan trọng về Enron. Tại thời điểm đó, Enron có tổng số nợ và bảo lãnh vay là 23 tỷ đơ la, trong đó Citigroup và JP Morgan Chase bị ảnh hƣởng nặng nề nhất, 17.000 nhân viên mất tiền hƣu trí khi giá cổ phiếu giảm xuống đáy, 21.000 việc làm bị mất trên tồn thế giới, 900 cơng ty con phá sản, nhà đầu tƣ có nguy cơ mất tồn bộ giá trị cổ phiếu mà khơng đƣợc bồi hồn, nhiều nhà lãnh đạo Enron bị kết tội. Trong khi đó Anderson cũng bắt đầu lao đao khi phải chi 300 triệu đô la để dàn xếp 60 vụ kiện từ cổ đông và các bên liên quan khác sau khi Enron sụp đổ. Với tội danh ngăn cản tiến trình cơng lý khi hủy sạch tất cả tài liệu của Enron, Anderson buộc phải giao nộp giấy phép hoạt động và chính thức giải thể vào ngày 31/08/2002, kèm theo hàng loạt các hình phạt cả dân sự và hình sự cho các cá nhân.
Liên quan đến mối quan hệ giữa Enron và Anderson thì trong suốt năm 2000, Enron đã trả 52 triệu đơ la cho Anderson trong đó có 25 triệu đơ la phí kiểm tốn và 27 triệu đơ la phí các dịch vụ phi kiểm tốn và là khách hàng lớn thứ 2 của hãng. Thêm vào đó, từ năm 1989 – 2001, tổng cộng có 86 nhân viên Anderson chuyển sang làm việc cho Enron, trong đó có rất nhiều cá nhân giữ vị trí quan trọng trong bộ máy của Enron.
Sự sụp đổ của hai công ty này đã ảnh hƣởng đáng kể đến nghề nghiệp kiểm toán và để phản ứng lại với sự kiện này, đạo luật Sarbanes-Oxley đã ra đời.